Để phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học người viết cần những gì

I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC:

Tìm hiểu ví dụ.

Bạn đang xem: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học

Đọc bài văn Sgk/146,147.

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn?

Có thể chia làm 4 đoạn:

– Đoạn 1: “Từ đầu đến … tối mờ mờ”. Cảm nghĩ về 2 câu đầu.

– Đoạn 2: “Có lúc tôi … gọi nhện”. Cảm nghĩ về 2 câu tiếp theo.

– Đoạn 3: “Tiếp theo … vô cùng”. Cảm nghĩ về 2 câu tiếp theo.

– Đoạn 4: “Phần còn lại”. Cảm nghĩ về 2 câu cuối.

Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? à (Vì nhớ mà buồn )

 “Đêm qua ra đứng bờ aoTrông các cá lặn trông sao sao mờBuồn trông con nhện chăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.”

Tác giả cảm nhận như thế nào về hai câu đầu? Ở đây người viết đã dùng cách nào?

-Tưởng tượng: Bóng một người đâu đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

Tác giả đã phát biểu điều gì ở bốn câu thơ tiếp theo? Để phát biểu điều đó, nhà văn đã làm gì?

 – Nhà văn đã tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của người trong bài ca dao. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc (liên tưởng).

– Tác giả tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng (tưởng tượng).

Qua sự liên tưởng, tưởng tượng của tác giả giúp chúng ta hình dung tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài ca dao này thế nào?

– Dường như đang chờ đợi một cái gì đó. Đó có thể là tâm trạng nhớ quê đến da diết, nao lòng với giọng điệu dìu dặt, thiết tha.

“Đêm đêm … đã ba năm tròn” được phát biểu như thế nào? Ở đây, nhà văn sử dụng yếu tố nào để phát biểu cảm nghĩ?

– Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang – Chức Nữ và tưởng tượng về một người đứng trên sông mà nhớ thương (tưởng tượng, suy ngẫm).

Ở hai câu cuối, nhà văn cảm nhận như thế nào?

– Nêu lên cảm nhận chung, ấn tượng chung tác phẩm để lại.

Xem thêm: Review Đánh Giá Acer Aspire E15 Giá Tốt, Máy Tính Laptop Acer Giá Rẻ, Trả Góp 0%

Từ những vấn đề đã phân tích trên, em hãy cho biết để làm một bài văn biểu cảm về TPVH cần phải có những yêu cầu gì?

 – Đọc kĩ tác phẩm văn học.

– Hình thành cảm xúc về những chi tiết trong tác phẩm.

– Phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về tác phẩm đó (nội dung, hình thức).

Đối với bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có cần phải tuân thủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài không? Chỉ ra nội dung các phần của bài văn biểu cảm?

 Cần phải tuân thủ 3 phần.

– Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.

– Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

– Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

=> Đọc ghi nhớ Sgk/147.

II. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của HCM?

– Em có cảm nghĩ gì về bài thơ này?

– Hãy kể và tả lại những gì đã làm em có những cảm nghĩ trên?

* Hs: Trình bày, nhận xét.

* Gv: Nhận xét, bổ sung, …

Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài “ … về quê”?

– Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

– Cảm xúc chủ đạo: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?

Đọc bài “Cảm nghĩ về một bài ca dao” của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

a) Bài văn viết về bài ca dao nào?

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ  của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Gợi ý:

a) Bài viết của Nguyên Hồng viết về bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao (bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân xưa).

b) Tác giả đã phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng một con người cụ thể đội khăn, mặc áo dài. Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương. Tác giả hình dung ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà (trong điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ) – nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi.  Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.

2. Cách làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

a) Tóm tắt các ý chính của bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao. Nhận xét về bố cục, cách triển khai ý của bài văn.

Gợi ý: Bài văn được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hệ thống ý được triển khai theo 4 phần tương ứng với 4 cặp lục bát của bài ca dao. Cảm nghĩ về hai câu đầu, cũng là mở đầu cho bài văn, là những liên tưởng về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài ca dao, người viết hình dung ra một người đàn ông “đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng,…”. Cảm nghĩ về hai câu tiếp, người viết trình bày cảm nhận của mình về cảnh tượng ngóng trông, trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cảm nghĩ về hai câu tiếp là những liên tưởng, suy ngẫm về hình ảnh sông Ngân Hà với tình cảnh Ngưu Lang – Chức Nữ. Phần cuối của bài văn là những cảm nghĩ về hai câu kết của bài ca dao với hình ảnh sông Tào Khê, chốt lại bài văn ở cảm xúc vì nhớ mà buồn.

b) Ngoài những yêu cầu chung của một bài văn biểu cảm, khi làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, chúng ta phải lưu ý điều gì?

Gợi ý: Đối tượng biểu cảm là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học là một đối tượng mang tính nghệ thuật, biểu cảm về đối tượng này cần lưu ý các phương diện cảnh, người trong tác phẩm; tình cảm, số phận của con người được thể hiện trong tác phẩm; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; tư tưởng của tác phẩm. Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm,… về các phương diện ấy của tác phẩm.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong những bài thơ đã được học trong chương trình Ngữ văn 7.

Gợi ý: Trước khi vết bài, cần lập được dàn ý. Ví dụ về bài Cảnh khuya chẳng hạn.

a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.

b) Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

– Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

– Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ (tiếng suối như tiếng hát).

– Vẻ đẹp trừ tình của trăng.

– Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng.

c) Kết bài: Phát biểu ấn tượng chung về tác phẩm.

2. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Gợi ý: có thể xây dựng dàn ý như sau:

a) Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b) Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

– Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

– Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng).

– Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).

– Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

– Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

Chinh sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ.

c) Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương.


Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
  • soan bai cach lam bai van bieu cam ve tac pham van hoc
  • ,

    Làm kiểu bài tập làm văn này học sinh phải chú ý mấy điểm sau: - Phát biểu cảm nghĩ thật của mình, nghĩa là những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn mình khi thưởng thức các tác phẩm văn nghệ nào đó, chứ không phải cảm nghĩ của người khác mà mình nghe được. Những cảm nghĩ đó một mặt bắt nguồn từ nội dung, hình tượng trong tác phẩm, mặt khác liên quan tới niềm quan tâm suy nghĩ của chính mình. - Những cảm nghĩ của người làm bài phải dựa chắc vào nội dung tác phẩm, trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm. Vì vậy, bài làm cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình. - Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với tác phẩm, người làm bài nên phát huy tưởng tượng, liên tưởng, liên hệ với thực tế thì bài làm mới hay. - Bài viết phải có thứ tự, mạch lạc, lời văn phát biểu cảm nghĩ phải vừa chính xác, vừa gợi cảm mới thích hợp. 

    Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ

     

    1. Đọc thuộc bài văn (hoặc nghiền ngẫm kĩ lưỡng tác phẩm được thưởng thức), từ “cảm” mà sinh ra “nghĩ”.

     - Điều kiện tiên quyết để làm bài phát biểu cảm nghĩ là phải thuộc tác phẩm, hiểu tác phẩm trong từng chi tiết. Điều thứ hai là hình thành ấn tượng về tác phẩm ấy. Nếu không thuộc, không hiểu, lại không có ấn tượng, cảm xúc gì về tác phẩm thì làm sao viết ra bài cảm nghĩ được?! - Về cảm, người ta có thể cảm xúc về một vài chi tiết quan trọng, tiêu biểu. Chẳng hạn đọc truyện con Rồng cháu Tiên người ta có thể cảm xúc sâu nhất về cái bọc trăm trứng, và suy nghĩ xoay quanh cái bọc trăm trứng ấy, hoặc cuộc gặp gỡ Rồng Tiên hay lòng thương dân của Long Quân. - Từ cảm đến nghĩ là một trình tự tự nhiên. Học sinh có thể bộc lộ niềm thích thú, ngạc nhiên về một chi tiết nào đó của tác phẩm, và từ đó mà đưa ra những suy nghĩ của mình. 

    2. Liên hệ thực tế, hướng cảm nghĩ về với cuộc sống

    Để cho hài văn phát biểu cảm nghĩ tránh được chung chung và có ý nghĩa thiết thực, chân thực, người làm bài nên cho ý liên hệ thực tế. Đây là một việc khó nhất là đối với học sinh lớp 6, kiến thức về đời sống thực tế chưa nhiều, ở đây chỉ nêu ra như một yêu cầu của kiểu bài để mong học: sinh chú ý. 

    3. Vừa thuật vừa phát biểu ý kiến, cảm nghĩ


    Đối vói loại bài này bố cục giản dị nhất là học sinh vừa kể lại các chi tiết, tình tiết, vừa phát biểu cảm nghĩ. Cách làm này là tự nhiên nhất, vừa không bỏ sót các chi tiết đáng chú ý của tác phẩm, vừa kịp thời phát hiểu ý nghĩ của mình.

    Video liên quan

    Chủ đề