Đề tài nghiên cứu khoa học và mục tiêu

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Việc trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận đôi khi gây khó khăn cho các bạn sinh viên vì không biết cách dẫn dắt vấn đề, hoặc đi sai hướng của vấn đề. Sau đây, Luận Văn 24 sẽ hướng dẫn bạn cách thức nêu lên mục đích nghiên cứu của tiểu luận một cách chi tiết và súc tích nhất, giúp bạn dễ hiểu và áp dụng tốt vào bài tiểu luận của mình.

Đề tài nghiên cứu khoa học và mục tiêu

1. Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận là gì?

  • Hiểu một cách đơn giản, mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận chính là cái đích mà đề tài hướng đến. Nó chính là lý do xuyên suốt, là cơ sở mà bạn chọn đề tài tiểu luận để nghiên cứu.
  • Trong phần mục đích này, bạn cần nêu được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề mà bạn định nghiên cứu.
  • Để trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận hay, súc tích và thuyết phục bạn cần biết cách đặt vấn đề cho bài luận. Các bài tiểu luận có thể được giới thiệu mục đích nghiên cứu bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo tính liên quan chặt chẽ đến vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu.
  • Bên cạnh đó, để thực hiện việc nghiên cứu và cho ra kết quả chính xác, bạn cần khoanh vùng phạm vi nghiên cứu để vẽ ra những hướng đi cụ thể cho phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận. 
  • Phần dưới đây sẽ nói rõ hơn vì sao phải đặt vấn đề và khoanh vùng nghiên cứu, cũng như hướng dẫn chi tiết cách thực hiện như thế nào là chính xác, nhằm giúp bạn dễ dàng viết được một mở đầu tiểu luận đầy thuyết phục.
  • Ngoài mục đích nghiên cứu đề tài, bạn cũng nên tham khảo thêm cách viết lời cam đoan trong tiểu luận và lời cảm ơn trong tiểu luận để sản phẩm bài viết được chỉnh chu nhất trước khi nộp cho giáo viên hướng dẫn.

2. Hướng dẫn cách đặt vấn đề cho bài tiểu luận

  • Việc đặt vấn đề cho bài tiểu luận cần thực hiện một cách tự nhiên và thuyết phục qua các dẫn chứng về bối cảnh hoặc những kết quả hiện có
  • Việc dẫn chứng này chủ yếu để truyền cảm hứng cho người đọc nhận thấy tầm quan trọng của một vấn đề nào đó. Qua đây, bạn sẽ móc nối đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu. 
  • Trong phần này, bạn cần nêu lên được tính cấp thiết của đề tài tiểu luận. Đề tài được chọn dù thuộc lĩnh vực nào thì đều phải mang tính cần thiết đối với lĩnh vực đó. Có như vậy, bài luận mới có giá trị nghiên cứu và có đủ sức hấp dẫn đối với người đọc.
  • Thêm vào đó, bạn phải chỉ ra được các ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Công việc nghiên cứu của bạn sẽ là vô nghĩa nếu như không đóng góp được gì cho khoa học và thực tiễn.
  • Do đó, điều này rất quan trọng và bắt buộc phải được thể hiện trong phần đặt vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc rằng vấn đề bạn chọn là hữu ích.
Đề tài nghiên cứu khoa học và mục tiêu

Như vậy, phần đặt vấn đề trong tiểu luận cần bao trùm được 4 nội dung sau đây:

  • Tóm tắt tình hình chung (Mô tả và phân tích thực trạng)
  • Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
  • Sự cần thiết, tầm quan trọng của nghiên cứu
  • Đề xuất biện pháp

Sau cùng, với những sự cấp thiết, cũng như những hứa hẹn đóng góp cho khoa học và thực tiễn của đề tài thì mục đích, mục tiêu của đề tài phải được xác định rõ ràng.

Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được các phần này bằng mẫu ví dụ dưới đây.

Ví dụ đề tài: Tính hiệu quả của việc áp dụng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang trong phòng chống sự lây lan của chủng mới virus Corona ở Việt Nam.

Dưới sự bùng nổ của đại dịch Covid -19, cả thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế chưa từng có. Khi những nỗ lực tìm vac-xin của các nhà khoa học vẫn chưa đạt kết quả khả quan, việc tìm ra những giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus là vô cùng cần thiết. Giãn cách xã hội và đeo khẩu trang hiện là những giải pháp phòng chống sự lan nhanh của đại dịch được áp dụng trên nhiều quốc qua nhưng lại đang vướng phải nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của nó tại Mỹ. Và vẫn còn rất ít những nghiên cứu về vấn đề này. (Phần này đã nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề)

Những nghiên cứu về tính hiệu quả của giãn cách xã hội và đeo khẩu trang sẽ giải thích được vì sao phải áp dụng những biện pháp này một cách khoa học, qua đó củng cố niềm tin của mọi người khi áp dụng chúng trong thực tiễn (Phần này đã nêu lên những đóng góp thuộc khoa học và thực tiễn của vấn đề).

Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu xem việc áp dụng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang có tác dụng như thế nào đối với việc phòng chống sự lan nhanh của chủng mới virus Corona gây bệnh Sars-Cov 2 (Đây chính là mục tiêu của bài nghiên cứu).

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận

Sau khi đã nêu lên được sự cần thiết, những đóng góp cho khoa học và thực tiễn, cũng như mục tiêu của đề tài tiểu luận, bạn cần xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài tiểu luận.

Với tính chất của một bài tiểu luận, bạn không thể nghiên cứu ở một phạm vi quá rộng bởi những hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực. Vì ngay cả các nghiên cứu khoa học chuyên sâu cũng luôn giới hạn trong một phạm vi nhất định.

Bạn hãy khoanh vùng để chọn mẫu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Phạm vi của một bài tiểu luận có thể chỉ gói gọn trong việc tham khảo và tổng hợp cơ sở lý thuyết, hoặc bạn có thể thực hiện khảo sát, phỏng vấn trong phạm vi một trường học, một thành phố, một vùng miền, hay một quốc gia nào đó.

Đề tài nghiên cứu khoa học và mục tiêu

Có thể bạn quan tâm: Cách viết và top mẫu bài tiểu luận đường lối cách mạng của Đảng

Hy vọng những chia sẻ của bài viết này sẽ giúp các bạn trình bày thật tốt phần mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận. Qua đó, thể hiện được sự nhiệt huyết của bạn trong công việc nghiên cứu của chính mình và đạt điểm số tối đa cho bài luận của mình.

Nếu bạn có những thắc mắc về cách trình bày mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận,hoặc cần đến sự trợ giúp từ dịch vụ thuê làm tiểu luận xin vui lòng liên hệ với Luận Văn 24 qua email: hoặc số hotline: 098.855.24.24 để được giải đáp sớm nhất.

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Mục tiêu học tập:

Sau khi nghiên cứu phần này, học viên có khả năng:

- Khẳng định các lí do để viết mục tiêu cho một nghiên cứu

- Xác định và mô tả sự khác biệt giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc hiệu

- Xác định đặc tính của mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cho nghiên cứu của bạn ở một hình thức phù hợp.

Đề tài nghiên cứu khoa học và mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu nhằm tóm tắt những gì sẽ đạt được sau khi hoàn thành nghiên cứu. Thông thường người ta chia mục tiêu làm mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc hiệu. 

Mục tiêu tổng quát là những điều đạt được một cách chung nhất, còn mục tiêu đặc hiệu bao gồm các phần nhỏ hơn và có liên hệ với nhau và với mục tiêu tổng quát một cách hợp lí. Trong mục tiêu đặc hiệu sẽ cụ thể những điều sẽ làm trong nghiên cứu, làm ở đâu và với mục đích gì.

Thí dụ:

Nếu chúng ta có vấn đề nghiên cứu là mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại huyện CT. Và sau khi phân tích vấn đề nghiên cứu chúng ta nhận thấy để giải quyết các vấn đề trên cần phải tìm hiểu các lí do khiến mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại huyện CT ta sẽ thiết lập mục tiêu tổng quát như sau:

- Xác định các lí do của mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại huyện A Nhằm đặt được mục tiêu tổng quát kể trên, chúng ta phải hoàn thành các công việc sau. 

Xem thêm: Phương pháp thu thập số liệu

Bài 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bài 2 Ðại cương về thống kê và thống kê mô tả

Các công việc này được gọi là mục tiêu đặc hiệu:

  • Xác định mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em ở huyện CT trong các năm 2000 và 2001 so với chỉ tiêu đặt ra
  • Xác định có sự liên hệ giữa việc sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em với mùa trong năm, loại hình phòng khám
  • Xác định các yếu tố dịch vụ của phòng khám ảnh hưởng đến tính hấp đẫn đối với bà mẹ
  • Xác định các yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em.
  • Kiến nghị các giải pháp để cải thiện sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện và các kiến nghị phối hợp với các ban ngành.
  • Như đã trình bày ở trên, trong các nghiên cứu ứng dụng, nên có mục tiêu xác định quy mô của vấn đề và có các mục tiêu nhằm xây dựng kế hoạch ứng dụng kết quả của nghiên cứu.

Khi tiến hành nghiên cứu cần phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu nhằm giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết để giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc thiết kế nghiên cứu bằng cách tổ chức mục tiêu nghiên cứu thành các phần hay các giai đoạn xác định.

Xem thêm: 

Mục tiêu nghiên cứu tốt cần phải đạt được các yêu cầu sau:

- Phải bao gồm các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu theo một trình tự hợp lí và mạch lạc.

- Ðược hành văn rõ ràng, cụ thể chỉ rõ điều sẽ làm, làm ở đâu, trong thời gian nào và với mục đích gì

- Mục tiêu phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả thi.

- Mục tiêu phải bắt đầu bằng các từ hành động cụ thể và có thể đánh giá mức độ đạt được như: xác định, so sánh, kiểm chứng, tính toán, mô tả

Giả thuyết nghiên cứu là một mệnh đề khẳng định quan hệ giữa một hay nhiều yếu tố với vấn đề nghiên cứu. Thí dụ "sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp nhất trong thời gian thu hoạch" là một giả thuyết nghiên cứu bởi vì nó khẳng định rằng trong thời gian thu hoạch  thì mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em sẽ thấp.

Việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thể được xem là một mục tiêu nghiên cứu bởi vì nó sẽ giúp cho giải quyết vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu thường được sử dụng để kiểm tra một lí giải đã có và thường được sử dụng trong các nghiên cứu y sinh học nhưng thường không phù hợp đối với nghiên cứu hệ thống y tế.

Cần phân biệt tên đề tài nghiên cứu với vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là sự khác biệt giữa hiện tại và điều mong đợi trong khi tên đề tài nghiên cứu lại tập trung và phương pháp giải quyết vấn đề vì vậy tên đề tài nghiên cứu thường liên quan chặt chẽ với mục tiêu nghiên cứu.

Tuy nhiên khác với mục tiêu nghiên cứu, thường bắt đầu bằng một động từ hành động, tên đề tài nghiên cứu thường là một ngữ danh từ (nên được gọi là tên). Tên đề tài nghiên cứu nên ngắn gọn, bởi vì nó chiếm chỗ trong mục lục của tờ báo hay trong MEDLINE, nhưng phải chứa nhiều thông tin. Bởi vì hiện nay do sự phổ biến của việc tìm kiếm bài báo trên Internet, tên đề tài nên chứa những từ khoá (keyword) của bài báo. Phần từ khoá của bài báo hiện nay không phải là phần bắt buộc vì vậy việc xây dựng tên đề tài nghiên cứu một cách hợp lí là cực kì quan trong.