Đề tài sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường

sáng kiến kinh nghiệm bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.49 KB, 9 trang )

Sáng kiến:Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trờng
Hoàng Văn Phợng - Trờng trung học cơ sở Đồng Vơng
Phần I: Mở đầu
I- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây về tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc
độ tăng trởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nớc ta phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ
thuật, công nghệ phát triển giúp ngời lao động thủ công thay thế bằng những máy móc.
Năng suất lao động tăng nâng mức sống con ngời ngày càng cao, mức sống của nhân
dân ngày càng đợc cải thiện rõ rệt. Nhng bên cạnh kết quả thu đợc cũng không ít tác hại
riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ảnh hởng môi trờng ngày một
cao và đã trở thành nạn ô nhiễm.
Kinh tế tăng trởng xã hội phát triển dân số nhanh, sinh hoạt của con ngời đa dạng
phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.
Môi trờng trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. ở đây tôi chỉ muốn đề cập
đến hai loại chất thải đó là:
Chất thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt hầu nh cha sử lý gây nạn ô nhiễm môi
trờng. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con ngời càng cao. Chính vì nhu cầu đó
con ngời vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác
tàn phá thiên nhiên nh chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn
nớc ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trờng sinh thái biến đổi tài nguyên
thêm cạn kiệt.
Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trờng dẫn tới tốc độ trong thiên nhiên
ảnh hởng rất nhiều đến sức khỏe, có nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện.
Đứng trớc tình trạng này, con ngời phải có biện pháp làm trong sạch môi trờng
sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con ngời trong giai đoạn mới ở nớc ta là phát triển con ngời
toàn diện Cao trí tuệ, c ờng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức. Chính vì thế nhà trờng cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trờng, nó có vai
trò quan trọng bởi vì lực lợng thanh, thiếu niên là lực lợng nòng cốt, là tơng lai của đất
nớc chiếm với lực lợng khá đông trong xã hội vào khoảng 1/3 nhân loại.
Chúng ta phải giáo dục việc bảo vệ môi trờng với toàn thể học sinh vì lực lợng này
rất năng động, nó có hai mặt:


Xấu:Tự tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trờng mất cân bằng sinh thái.
Tốt: Nếu nhận thức của mỗi thành viên có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực lợng
tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con
ngời.
1
Sáng kiến:Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trờng
Hoàng Văn Phợng - Trờng trung học cơ sở Đồng Vơng
Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công
bố luật bảo vệ môi trờng(Báo Hà Bắc ngày 16/8/1994) nhà trờng là cơ quan giáo dục có
vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực. Cho học sinh nên nhận rõ trách nhiệm
của mình đóng góp bảo vệ môi trờng. Đó chính là thực hiện tốt chính sách của Nhà nớc
và nhiệm vụ năm học 2006-2007. Nhằm góp phần tiếng nói chung trong quá trình đào
tạo thế hệ trẻ. Tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ
môi trờng ở trờng trung học cơ sở Đồng Vơng .
II- Mục đích nghiên cứu:
Để làm tốt về quản lý bảo vệ môi trờng ở trờng THCS.
Về nội dung: Kinh nghiệm giáo dục môi trờng của nhà trờng
Địa điểm nghiên cứu: Trờng THCS Đồng Vơng.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Nhiệm vụ một:
Sơ lợc về một số vấn đề lý luận chung về môi trờng và công tác quản lý giáo dục
bảo vệ môi trờng(kết quả công việc đã làm).
2. Nhiệm vụ hai:
Phân tích đánh giá kinh nghiệm quản lý(vì sao làm đợc) việc bảo vệ môi trờng.
3. Nhiệm vụ ba:
Các ý kiến đề xuất.
IV-Phơng pháp nghiên cứu:
Kinh nghiệm quản lý của bản thân trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Trao đổi với các bộ phận môi trờng
Nghiên cứu chỉ thị các cấp


Đọc tài liệu.
V-Đóng góp của đề tài:
Nâng dần nhận thức và giáo dục ý thức tự giác cha cao, nhận thức còn hạn chế. Để
nâng dần nhận thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trờng trong nhà trờng, gia
đình và xã hội để có môi trờng xanh- sạch- đẹp .
Phần II: Nội dung
Chơng I
2
Sáng kiến:Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trờng
Hoàng Văn Phợng - Trờng trung học cơ sở Đồng Vơng
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I- Cơ sở lý luận
1- Môi tr ờng là gì?
Là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Trong đó các yếu tố sau:
Yếu tố vô cơ
Yếu tố hữu cơ
Yếu tố vật lý
2- Giáo dục bảo vệ môi tr ờng là gì?
Là tổng hợp các biện pháp nhằm quản lý duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao
hiệu quả môi trờng tự nhiên, giúp con ngời và thiên nhiên có sự hài hòa phù hợp.
II- cơ sở thực tế:
Môi trờng và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng.
Muốn bảo vệ môi trờng và phát triển bền vững mỗi công dân cần có nhận thức đúng đắn
và biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trờng.
Khi những vấn đề trên cha trở thành bức xúc, trong chúng ta tồn tại một số suy nghĩ
cha thật đúng về vấn đề này.
Trớc hết, cho con ngời là chúa tể của muôn loài. Con ngời có thể thống trị, chế ngự
muôn loài trên trái đất. Thái độ của con ngời với muôn loài không phải là thái độ bè bạn,


cùng chung sống mà là khai thác, bóc lột, bắt muôn loài phục vụ cho đời sống của
mình nh bắt động vật để chơi, để ăn thịt, dùng một số bộ phận của động vật để làm
thuốc, làm đồ dùng(mật gấu, cao hổ cốt, cao khỉ, dày da ) dùng động vật thay cho sức
kéo v.v
Con ngời cho rằng tài nguyên của trái đất là vô tận, có thể thả sức khai thác phục vụ
lợi ích của mình mà không lo cạn kiệt(tài nguyên mỏ, rừng, biển ), không cần phải để
dành cho thế hệ sau.
Con ngời hoàn toàn có khả năng chinh phục thiên nhiên. Đặc biệt khi khoa học kỹ
thuật phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, ngời ta chỉ
nghĩ đến sự tiện lợi(xe máy, ô tô ) đến năng suất, chất l ợng sản phẩm mà ít nghĩ đến
ảnh hởng của nó tới môi trờng sống: Khói bụi nhà máy xả ra gây ô nhiễm không khí,
chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp làm ô
nhiễm nguồn nớc sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt các sinh vật v.v
3
Sáng kiến:Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trờng
Hoàng Văn Phợng - Trờng trung học cơ sở Đồng Vơng
Con ngời tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm cho dù môi trờng ô nhiễm ra sao, tài
nguyên thiên nhiên còn hay hết, coi đó là việc của xã hội, của ngời khác. Nguy hại hơn,
những suy nghĩ trên không phải của một số ít ngời, lại cũng không phải chỉ ở một quốc
gia nào mà ở số đông ngời, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, cần hiểu lại vấn
đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trờng và tài nguyên thiên nhiên
là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không, những vấn đề trên sẽ ảnh hởng trực tiếp
đến cuộc sống của con ngời trong hiện tại và cả tơng lai nữa.
Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trờng nơi đang sống. Hạn chế thải chất độc hại
ra môi trờng ảnh hởng đến nguồn nớc uống, sinh hoạt.
Bảo vệ nguồn tài nguyên, thiên nhiên từ đó nhận thức đợc mối quan hệ, tơng hỗ
giữa kinh tế- chính trị- văn hóa- môi trờng.
Hiểu biết một cách đầy đủ về sự tác động của con ngời với môi trờng.
Chơng II
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm quản lý


giáo dục bảo vệ môi trờng ở trờng học.
1-Thực trạng của nhà tr ờng trong những năm qua.
Vị trí nhà trờng:Trờng nằm vị trí xen kẽ với nhà dân, là nơi tập trung đông ngời, xa
chợ, số lợng cây xanh đảm bảo cho bóng mát và môi trờng. Diện tích của nhà trờng là
9560 m2.
Số lợng học sinh của nhà trờng 380 em. Số lớp: 12 lớp. Khu vực nhà trờng đóng
công tác vệ sinh môi trờng của nhân dân địa phơng xung quanh có ý thức khá tốt, học
sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trờng và cảnh quan s phạm.
Thuận lợi:
Đứng dới góc độ làm quản lý thì công tác giáo dục bảo vệ môi trờng, trờng học có
nhiều thuận lợi về trình độ dân trí có sự hiểu biết về môi trờng.
Chơng trình xanh- sạch- đẹp trờng lớp đã đợc đa vào nhà trờng nh các dự án
GDMT, VIE98, 018 của Bộ GD&ĐT phát động. Ngoài việc khai thác các nội dung
GDMT trong các môn học nh: Văn- tiếng việt; sinh học; địa lý; giáo dục công dân. Do
các giáo viên trên lớp thực hiện bên cạnh đó nhà trờng luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi
trờng bằng các công việc hàng ngày, nh trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh,
vệ sinh trờng lớp.Những nội dung đó đã đợc nhà trờng đa vào danh mục thi đua của từng
lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn:
4
Sáng kiến:Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trờng
Hoàng Văn Phợng - Trờng trung học cơ sở Đồng Vơng
Diện tích quy hoạch sân chơi cha đợc phù hợp, trồng cây xanh cha đảm bảo.
Đồ dùng dạy học của môn giáo dục môi trờng hầu nh không có, việc dạy chủ yếu là
dạy chay, học chay
Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trờng
của chúng ta gặp nhiều gian nan khác. Đó chính là bài toán giáo viên đào tạo về nghành
này hoặc trong chơng trình học chuyên nghiệp đa việc học giáo dục môi trờng cũng chỉ
sơ lợc mang tính chất thông báo.


Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trờng
cũng đã có nhng cha có biện pháp sử lý kịp thời và có hiệu quả.
2- Những công việc đã làm
Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục môi trờng trong trờng học.Nhà tr-
ờng đã làm đợc những việc nh sau:
a- Tác động môi trờng:
a.1- Môi trờng không khí:
+ Sân trờng:
Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học, hàng ngày học sinh có
tổ chức chăm sóc, vun sới khu vực mình phụ trách(bồn hoa cây cảnh). Trong quá trình
chăm sóc cây tuyệt đối các lớp không sử dụng phân hữu cơ tơi, sử dụng phân hoai mục.
Hàng tuần chào cờ, bên cạnh biểu dơng những lớp, những học sinh có thành tích
giữ gìn vệ sinh trờng lớp sạch sẽ, ý thức bảo vệ cây, bảo vệ môi trờng tốt, còn có hình
thức phê bình các cá nhân, các lớp cha thực hiện tốt. Vận động phụ huynh học sinh tặng
cây cảnh cho nhà trờng; vận động chi đội, chi đoàn phát động phong trào thi đua tạo
quang cảnh môi trờng trong nhà trờng.
Nhà trờng tạo bể nớc vệ sinh cho học sinh trong quá trình vệ sinh trờng lớp, có
thùng đựng rác, có hố đổ rác cho học sinh.
+ Khu lớp học:
Mỗi lớp có một chậu cảnh để tạo không gian xanh trong mỗi lớp và cũng tạo ý
thức bảo quản cho học sinh; mỗi lớp có một bồn hoa trớc cửa, trong mỗi lớp đều thực
hiện tốt công tác vệ sinh chung có quy ớc rõ ràng.
Mỗi lớp đều có ý thức giáo dục học sinh trong vệ sinh hàng ngày đổ rác thải đúng
nơi quy định.
+ Tác động của cây xanh
Tạo đợc môi trờng xanh- sạch- đẹp.Tạo đợc không khí thoáng mát, có bóng râm,
cản bụi do tác dụng của xe cơ giới, tạo lợng ô xy cho con ngời
5

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.76 KB, 27 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế
văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả
mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng
về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện
qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước,
hạn hán lũ lụt xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả giá cho tình
trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho
tình trạng ô nhiễm càng ra tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ
môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la,
trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường
thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên; đất, nước, không khí, ánh sáng tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý,
sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội
bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau
tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số
cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải đang xâm
nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà
nước và bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều kiện cho công tác
giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng. Ngày 21 tháng 4 năm 2006 Vụ Giáo dục mầm non đã có công văn


hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT về việc: “Tăng cường công tác giáo dục
bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn “2005 -2010”. Công văn đã đề ra
nhiệm vụ cho các các cơ sở giáo dục Mầm non tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ
môi trường từ đó trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp
với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm
đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì?
Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt – xấu đối với môi
trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ
gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình
ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho
trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra một số
biện pháp “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non”
Phạm vi và đối tượng áp dụng
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm
non tôi đang công tác. Đề tài này có thể áp dụng với tất cả các trường mầm non .
Mục tiêu nghiên cứu của SKKN
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường
mầm non.
Phương pháp nghiên cứu.
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo có liên
quan đến đề tài).
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Sơ lược điểm mới về vấn đề nghiên cứu


Môi trường là vấn đề nóng bỏng được đem ra bàn luận trên nhiều phương tiện
thông tin đại chúng của nhiều quốc gia. Bảo vệ môi trường không riêng của một quốc gia
mà là việc của cả thế giới từng cá nhân, tập thể. Việc áp dụng lồng ghép GDBVMT đòi
hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gây quá tải, tận dụng
nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biến những dụng cụ dạy và học đơn giản nhưng
mang tính khoa học và sáng tạo để trẻ thực hành và trải nghiệm một cách thoải mái và
không gưỡng ép. Đồng thời kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng
môi trường trong sạch.
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1: Cơ sở khoa học, lý luận của SKKN.
Môi trường trong trường mầm non bao gồm các khối phòng nhóm lớp theo các độ
tuổi, phòng chức năng, sân chơi, cây xanh, con vật, nguồn nước và hệ thống thoát
nước Giáo viên có thể tổ chức hoạt động một cách nhẹ nhàng mà lại phù hợp với tình
hình thực tế.
Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết và cấp
bách bắt đầu từ thế hệ mầm non, tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường ( GDBVMT)
không thể đặt ra thành một môn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong các môn học của
chương trình giáo dục mầm non. Bởi vậy năm học 2010- 2011 Sở Giáo Dục và Đào tạo
đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ 5 tuổi. Và đến nay năm học 2012 – 2013 bộ giáo án minh hoạ giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, khai thác. Không chỉ
vậy năm học này vấn đề tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cũng được
áp dụng lồng ghép và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức khác
nhau đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ: “ Chơi mà học, học bằng chơi”.
2.2. Điều tra thực trạng.
Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục môi trường cho trẻ. Trong quá
trình soạn giảng chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết
dạy và hoạt động giáo dục.
Đa số trẻ của trường tôi là nông thôn rất ham chơi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường sân
trường, lớp nhiểu trẻ còn đáp vỏ sữa, vỏ bim bim Hay nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cách


vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết
cả lớn vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh,
rửa tay chưa biết khoá vòi nước lại
Phụ huynh chưa thực sự quan tâm do mải làm kinh tế nên ít quan tâm đến con em mình
tôi nhìn thấy nhiều phụ huynh do vội vàng đưa con đi học nên nhiều khi đi xe máy lấm
bết bụi đường, nổ máy phóng thẳng vào sân trường tới cửa lớp gác chân xe (vẫn ngồi trên
xe lấy miệng cắn xoẹt túi bim bim và cầm hộp sữa đang hút chít chít lại và đáp hộp sữa
xuống sân trường rồi phóng xe đi thẳng). Đặc biệt môi trường xung quanh trường lớp vẫn
còn bẩn, do trường học lại gần các khu dân cư cho nên còn có tình trạng mất vệ sinh môi
trường công cộng như: Nước thải để chảy tràn nan gây ứ đọng, vứt và để rác sang bên
cạnh trường
Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục môi trường chưa được đầu tư nhiều như: Thùng
rác chưa có đủ và đúng quy cách, tủ giá kệ đựng đồ chơi đã hỏng
Qua khảo sát thực trạng về kiến thức, hành vi bảo vệ môi trường ở trường lớp tôi đầu
năm học 2012 - 2013 với số trẻ 39/39 tôi thấy kết quả trên trẻ như sau:
Đầu năm

học
Nội dung điều tra Tốt % Khá % TB %
Ý thức BVMT của
trẻ
10 26 20 43 9 31
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và
làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở
cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình và cả tương
lai của con em mình sau này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các
đồng nghiệp cùng tham khảo.
2.3. Những biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT trong các chủ đề:
Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác


nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo
hình mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ
quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi với trẻ để trẻ
nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng – hành động không
đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và
ngoài lớp học. Ví dụ:
* Chủ đề: Trường mầm non thân yêu của bé: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức
về chủ đề, tôi còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa
bẻ cành cây xung quanh trường lớp
Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ chọn những hành vi đúng - sai”. Cô làm tranh vẽ về
việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa
bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ
chơi Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các
vòng và yêu cầu đội khoanh tròn các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi
sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng.
Kết quả: tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi và có ý thức về BVMT
như : Cùng cô sắp xếp đồ chơi, làm đồ chơi trang trí lớp, làu chùi bàn ghế, trồng thêm
cây xanh góc thiên nhiên.
* Chủ đề : Bản thân bé: Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ
sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen
tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường Nhận biết ký hiệu
thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác và biết tranh một số vật dụng, nơi
nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ
Giờ học khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực
hành trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt
( không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch ). Giáo dục trẻ
biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận không cho tay bẩn vào tai, không dùng que
ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai biết đội
mũ ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và không ăn những thức ăn
quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và


đánh răng
Hay tiết hoạt động âm nhạc bài hát “ Cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời
nước ngoài: (Jang Young Song) tôi còn GDBVMT cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài
hát:
Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì?( Phải phân loại rác) Bài
hát nên khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức
sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được.
Kết quả : Trẻ đã biết có hành vi đúng sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, tự
làm một số công việc đơn giản hang ngày : vệ sinh cá nhân, trực nhật
*Chủ đề : Gia đình thân yêu của bé : Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường
xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình.
Biêt quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác
đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi có ý thức về những điều nên làm như: khoá
vòi nước không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng
Tiết KPKH: “ Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Trẻ biết một số đồ
dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ
lạnh, siêu điện Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách
vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay
nguy hiểm khác.Cô đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? ( Tắt đèn, tắt tivi,
quạt )
Kết quả : Trẻ có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, có ý thức về những điều nên làm như :
Tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng , đồ chơi đúng nơi quy đinh, khoá nước khi rửa
tay xong.
* Chủ đề : Thế giới thực vật : Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây ích lợi
của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô
nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người.
Đề tài : Cây xanh quanh bé tôi đã dùng biện pháp sau: Tôi cho trẻ chuẩn bị đồ dùng
bằng vỏ hộp sữa chua hay vỏ mì tôm tôi cho trẻ làm thí nghiệm“ Trồng cây „ Trẻ được tự
tay gieo trồng và mục đích của tôi là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hàng ngày quan sát


chăm sóc để trẻ biết thứ tự phát triển của cây.
Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè về các loài cây để trẻ biết được ích lợi của cây
đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết chăm sóc bảo vệ cây xanh.( không bứt
lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa ). Bên cạnh đó tôi mở rộng tìm những video
về những cây thực vật sống trong lòng Đại Dương biển, đảo cho trẻ tìm hiểu và cung cấp
cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven
biển và các loại tảo, rong biển quá mức
Kết quả :Trẻ biết được sự phát triển của cây xanh,tận dụng các nguồn nhuyên liệu từ
thiên nhiên làm một số đồ chơi: con trâu, chong chong, đồng hồ Trẻ biết mối quan hệ
cây xanh với môi trường sống, biết rừng là nơi có nhiều cây, giúp chắn gió, ngăn lũ là nơi
sinh sống của nhiều loại động thực vật.
* Chủ đề thế giới động vật : Ngoài việc tôi cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích
lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người. tôi còn giáo dục trẻ yêu
quí các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ
những con vật gần gũi.
VD: Trong chủ đề nhánh : Bé biết gì về một số động vật sống dưới nước” tôi cho trẻ
cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau ( bình nước sạch và bình
nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó. Tôi còn mở rộng về một số
động vật đang sống trong lòng Đại Dương như cá thu, tôm, cua để trẻ biết thêm về thế
giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người Cô nhấn
mạnh trong tự nhiên có rất nhiều con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình dáng và
môi trường sống khác nhau chúng đều cần được chăm sóc và bảo vệ.
Kết quả : Trẻ biết yêu quý các loại động vật ,biết chăm sóc bảo vệ động vật quý hiểm và
tránh những động vật hưng dữ.
* Trong chủ đề giao thông: Tôi giúp trẻ hiểu được:
- Một số đồ dùng nguy hiểm, một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi
tham gia giao thông
- Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
Trẻ phải nắm được phương tiện giao thông thải ra khói bụi: ô tô, xe máy, tàu
hỏa…thả khói vào không khí.


Biện pháp:
Tôi cho trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi
trường
Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người
ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe không đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên
vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lòng đường hình ảnh người đi xe
máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm Sau đó cho trẻ gạch nối những hành
động đúng – sai khi tham gia giao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ
môi trường, lựa chọn những lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi
trường
*Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa đến
trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm
môi trường Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại
của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn lắp
Kết quả: Chỉ trong một thời gian ngắn trẻ đã có thói quen đeo khẩu trang, đội mũ bảo
hiểm và nhắc bố mẹ để xe ngoài cổng trường khi đến lớp.
* Trong chủ đề “ Một số hiện tượng tự nhiên” Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên:
gió, mây,mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt, núi lửa Qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của
nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh
xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm bệnh tật cho con người tác hại của một số hiện
tượng tự nhiên mang lại.
Trong đề tài “ Sự kỳ diệu của không khí”. Tôi cung cấp trẻ biết được đặc điểm không
khí không màu, không mùi, không vị, không khí có ở đâu, biết một số tác dụng đơn giản
của không khí cũng như một số yếu tố gây ô nhiễm không khí và giáo dục cho trẻ có một
số ý thức trong bảo vệ môi trường không khí. Tôi cho trẻ xem video và làm một số thí
nghiệm với không khí: Bắt không khí, các hình ảnh đung than bếp, ô tô nhả khói
Kết quả: Trẻ lớp tôi đã có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về bảo vệ môi
trường ( biết nhắc nhở bố, chú, người đến trường không được hút thuốc và biết tránh xa
người hút thuốc, biết thu gom rác thải
Như vậy việc lồng ghép GDBVMT cho trẻ thông qua các chủ đề khác như ở chủ đề:


nghề nghiệp, quê hương đất nước, trường tiểu học quả thật rất phong phú, đa dạng khi
chúng ta biết lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm sóc
cho bản thân, về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ
dùng luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi
trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả.
2.3.2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác.
Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi
Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi
phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi
trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung quanh khu vực của lớp mình tôi
hướng cho trẻ đóng vai bác sĩ phòng khám đa khoa( khám chữa bệnh cho mọi người, chú
ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế ) Rồi cho trẻ đóng vai cảnh sát giao
thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai
đường, bán hàng rong giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường
- Trò chơi gia đình: Phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn
gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, quét màng nhện trước
khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải sống tiết kiệm
- Trò chơi nấu ăn: tập làm món ăn đơn giản chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn lắp hợp lý
- Góc nghệ thuật: Múa hát những bài hát theo chủ đề, tạo những nguyên vật liệu thiên
nhiên và phế liệu, dùng xong cất đúng nơi qui định
- Góc thiên nhiên: Bác làm vườn chăm sóc vườn cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô,
trồng cây, gieo hạt, chơi với cát nước( chơi xong phải rửa tay, chân bằng xà phòng lau )
Kết quả : Trẻ phấn khởi vui vẻ được tham gia hoạt động và đã thực hành rất tốt các vai
của người bảo vệ môi trường.
Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ:
Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lí,
trẻ được vui vẻ và thoải mái như :
Tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy khay ( đựng cơm thừa,
cơm rơi vãi và 1 khay để khăn ướt lau miệng ). Sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng


theo qui trình 7 bước.( cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện)
Trong khi ăn cô nhắc trẻ ăn ngon miệng, nhai kỹ, ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che
miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn.
Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ đi đánh răng,
lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước
chảy liên tục khi đánh răng.
Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi
xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần áo
và để đúng nơi quy định.
Kết quả : Trẻ có ý thức gọn gàng, ngăn nắp và có ý thức xây dựng bao vệ môi
trường chung.
Thông qua hoạt động đi dạo đi thăm.
Trẻ được quan sát trực tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh xung quanh trường, lớp
để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
Tôi cho trẻ được đi thăm quan môi trường trong lớp học của những lớp học khác, khu
vực quanh trường và thăm quan nghĩa trang liệt sĩ, uỷ ban nhân dân (UBND)
phường Yêu cầu trẻ nhận xét về vệ sinh môi trường ở tại nơi đó và tìm ra cách khắc
phục bảo vệ môi trường. VD: Trong buổi đi dạo đi thăm nghĩa trang liệt sĩ cô đặt câu hỏi
tại sao cây trong nghĩa trang lại cằn cỗi và nhiều cỏ dại mọc trùm lên nhiều khu mộ của
các anh hùng liệt sĩ vậy? Trẻ phải biết được tại khu vực này cây không được chăm sóc,
mọi người không quan tâm nên chỉ có cỏ dại mọc lên. Từ đó tôi tổ chức cho trẻ nhổ cỏ,
tưới nước cho cây, lau chùi các bia mộ làm cho môi trường nghĩa trang thêm sạch sẽ và
khang trang. Tôi cho trẻ quan sát hoạt động lao động của người lớn đang trồng và chăm
sóc cây cối, con vật, làm sạch môi trường xung quanh.
Kết quả: Trẻ hứng thú có những việc làm thiết thực với môi trường.
Thông qua hoạt động lao động ( ngoại khoá).
Tôi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và
vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối bện con vật, bện kèn, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa
tăng cô, tặng mẹ Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi để xếp hoa, quả.Thông qua đó tôi giáo dục
trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo.


Thường vào các buổi thứ 6 cuối tuần tôi cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh
quanh trường lớp như :
+ Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường ( nhặt giấy vun, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa,
thu gom lá bỏ vào thùng rác)
+ Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp.
+ Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định
Kết quả : Hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau
bảo vệ môi trường.
Thông qua hoạt động nêu gương.
Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để tôi thực hiện nhiệm vụ
GDBVMT cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một
cách hiệu quả nhất.Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp
cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi,
biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô
hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn Trong
những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày trẻ
lao động giúp cô. Tôi đã tuyên dương trẻ, khích lệ trẻ kịp thời và cho trẻ được cắm cờ.
Vào những buổi nêu gương tôi thường xuyên cho trẻ kể những việc làm tốt mà trẻ đã làm
trong ngày và được cắm cờ, trong đó tôi rất trú trọng đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường bằng cách tuyên dương, khen ngợi những trẻ đã làm giúp cô như nhặt lá rụng,
quét lớp, trải thảm, cất gối, tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân
Kết quả : Trẻ hứng thú say mê tích cực rõ rệt hơn với việc BVMT
Thông qua hoạt động lễ hội và giáo dục mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường.Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích
cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ ,giữ gìn môi trường và các địa danh nơi
diễn ra lễ hội. Nội dung được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiêu hình thức
như theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời hay thăm quan. Ví dụ
ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán cô phát động phong trào “Tết trồng cây”, cô cùng trẻ sưu
tầm cây xanh, cây cảnh về trồng và cùng tổ chức tưới và chăm sóc cây.


Ngoài ra tôi vận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ : Giờ ngủ dậy, giờ chơi tự do, thậm
chí cả những lúc trẻ đi vệ sinh tôi cũng hướng dẫn trẻ cách rửa tay, rửa mặt và chải tóc
Kết quả : Trẻ lớp tôi có thói quen vệ sinh rất tốt cũng như giữ gìn nét đẹp của phong
tục, tập quán của dân tộc.
2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác
giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực
tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng
lớn.Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất
dễ bị nhàm chán, chất lượng trẻ chắc chắn sẽ không cao. Chính vì vậy mà tôi luôn tìm tòi
học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint và trong năm học 2012 -2013 này chúng tôi
cũng đã được cài phần mềm giáo án điện tử trong đó là kho tàng những tư liệu, tài liệu có
hình ảnh âm thanh hiệu ứng rất đẹp về các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giải trí trong
đó có cả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. VD: Góc giải trí có các trò chơi nhận thức,
Góc khám phá
Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp tôi hứng thú, say mê trên màn
hình, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự
ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng.
Ngoài những biện pháp trên tôi luôn sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và tôi sử
dụng trên đĩa hình đưa vào máy vi tính và vào những giờ đón, trả trẻ tôi thường mở trên
máy vi tính cho trẻ xem như những hình ảnh như :Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai,
dịch cúm gia cầm, đốt rừng lấy củi. Rồi những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế
bừa bãi, tắm cùng với trâu…bên cạnh đó tôi sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục
treo ở góc tuyên truyền như :Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới vòi nước,
rửa mặt sạch sẽ hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét rác đổ vào thùng, bé
tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe máy bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm qua những hình
ảnh đó tôi có thể tiến hành ứng dụng dạy trẻ trên tiết học hoặc trong các hoạt động để
khắc sâu kiến thức giáo dục môi trường cho trẻ.
2.3.4. Công tác phối kết hợp cùng phụ huynh.
Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên tôi bởi vì không những phụ


huynh rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác
cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp
Tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay
bằng cách:
+ Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh
+ Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép.
+ Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ
môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi
người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước gấp quần áo để vào
tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh
nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi
+ Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường,
khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu Đặc biệt
trong năm học vừa qua phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ một ngày công để cắt cỏ, lau chùi
cửa, lan can ,dọn rác xung quanh khu vực trường lớp kết hợp cùng giáo viên chúng tôi
trồng rau, trồng chuối cho khu vực vườn trường, nhiều phụ huynh đã ủng hộ rau giống,
ủng hộ cát, đá trắng để tôi làm bể cát cho trẻ được thực hành chơi với cát, nước Điều
đó đã khẳng định rằng công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đã có sự đồng
thuận và đạt kết quả cao.
2.4. Kết quả đạt được.
Dựa trên những nghiên cứu và các biện pháp tôi đã thu lại được kết quả:
2.4.1.Về phía trẻ:
Đa số trẻ có ý thức cá nhân, ý thức tập thể bảo vệ môi trường.
Trẻ có kỹ năng sống, trẻ nói năng, ứng xử, giao tiếp với mọi người thân thiện, có ý thức
với mọi hành vi BVMT. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, một
cách hào hứng, tự nguyện.Trẻ yêu thích hứng thú mong muốn được làm những công việc
phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát.Trẻ
có ý thức vệ sinh môi trường chung: không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ, không bẻ
cây, hái hoa, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt rác vệ sinh sân trường, đi vệ sinh


đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước…Trẻ đã tự ý thức về hành vi của mình:Tự
rửa tay trước khi ăn cơm, lau miệng khi ăn xong…đã biết nhắc nhở bạn không vứt rác
bừa bãi…
Trẻ có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu quý chăm sóc
bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi nơi, yêu quý chăm sóc bảo
vệ vật nuôi gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi bị
bụi bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây cùng các cô giáo trong trường.
Trẻ có những thói quen hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử.
Đã phát huy tính tích cực của trẻ khi trẻ được trải nghiệm với môi trường tự nhiên cũng
như môi trường xã hội.
Trẻ đã biết động viên bố mẹ cùng tham gia như: nhắc bố mẹ không đi xe máy, xe
đạp vào sân trường làm bụi bẩn sân trường, nhắc bố mẹ thu gom phế liệu, đóng góp tranh
ảnh để làm đồ dùng, đồ chơi trang trí góc tuyên truyền. Trẻ tự phát triển ngôn ngữ mạch
lạc, rõ ràng lưu loát đủ câu trong khi giao tiếp, khi đàm thoại.Tự có hành vi thái độ mong
muốn được bảo vệ môi trường một cách rõ rệt.
2.4.2. Về phía phụ huynh:
Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình có ý thức bảo vệ môi
trường, không những ở trường mà còn cả ở trong gia đình cho nên đã đóng góp tranh ảnh
có nội dung về môi trường, tranh ảnh, hình ảnh các hoạt động của con người về môi
trường rồi đến các học liệu, vật liệu như: hạt rau, củ giống, rau, củ quả, bóng bay, nến,
cát, sỏi để cho giáo viên và học sinh trải nghiệm trồng, chăm sóc cây. Bản thân các bậc
phụ huynh cũng ý thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc bảo vệ môi trường
trong và ngoài trường mầm non Cụ thể: ủng hộ cây xanh, tham gia lao động dọn cỏ, dọn
vệ sinh trường, vệ sinh đường làng khu dân cư.
2.5. So sánh đối chứng.
Qua thực hiện một số biện pháp nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
lớp tôi từ đầu năm đến nay đã đã thu lại được những kết quả như sau:
Đầu Năm
học
2012 - 2013


Nội dung điều tra Tốt % Khá % TB %
Ý thức BVMT của trẻ 10 26 17 43 12 31
Tháng
2/2013
Ý thức BVMT của trẻ 25 64 11 28 3 8
2.6. Bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu và áp dụng biện pháp trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy
như sau:
-Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và
môi trường đối với sự phát triển của trẻ.Vì thể đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường, mọi lúc mọi nơi không ngại khó, khổ, ngại bẩn
- Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để áp dụng nội
dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp.
- Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh học sinh gia đình và nhà trường để giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Tích cự sưu tầm tranh đẹp, hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường.
-Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện rử sưu tầm băng hình chất lượng
cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động.
- Lập kế hoạch tham mưu với ban giám hiệu tổ chuyên môn dự giờ đóng góp xây dựng ý
kiến.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận chung.
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của đất nước. Chăm sóc giáo
dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc. Bởi vậy các nhà nghiên cứu khoa
học đều thống nhất rằng: Giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay
từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc
sống xung quanh. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi
trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng giáo viên phải luôn gương mẫu cho


trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn trẻ kiên trì không được đốt cháy giai đoạn. Trên
cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu
của con người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường. Từ đó biết cách sống tích cực với
môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Đặc biệt qua giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn để nhắc nhở người lớn và đánh thức ở họ biết bảo vệ
môi trường sống cho trẻ em cũng như bảo vệ cho một môi trường sống an toàn, sạch sẽ,
lành mạnh và phong phú. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là vấn đề quan trọng
và vô cùng cần thiết.
3.2. Những vấn đề gợi mở cần tiếp tục nghiên cứu.
Những vấn đề được nghiên cứu giáo dục bảo vệ môi trường đã được thực hiện đến với
trẻ một cách gần gũi và thuận lợi. Nhưng bên cạnh đó vấn đề tôi tiếp tục nghiên cứu để
giáo dục trẻ đó là :
- Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường trẻ ở tại khu dân cư vì có rất nhiều tình trạng rác
thải bừa bãi
- Vần đề lồng ghép môi trường biển hải đảo vì hiện nay môi trường biển cũng đang là vấn
đề nóng bỏng và cấp thiết cần tập trung nghiên cứu và áp dụng giáo dục trẻ.Từ đó trẻ có
tình yêu, tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương Việt Nam.
3. 3. Một số khuyến nghị và đề xuất
*Đối với giáo viên.
Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp cùng các bậc phụ huynh cũng
như nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường như: sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thước bảo
vệ thực vật, khi sử dụng xong phải có túi đựng và thu gom chai lọ để đúng nơi quy định.
Phát động phong trào trồng cây xanh, tạo môi trường xanh – sạch- đẹp cho trường lớp.
Giáo viên cần tăng cường sưu tầm tranh ảnh, tài liệu để trẻ được trải nghiệm và
khám phá.
Thường xuyên giáo viên phải khơi thông cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ gốc cây, mái
hiên, trần nhà do ban giám hiệu giao và bố trí lớp học khoa học, gọn gàng phù hợp với
chủ đề.
*Đối với nhà trường.
Để phục vụ tốt cho việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non thì nhà


trường nên có những hình thức tuyên truyền với phụ huynh một cách có hiệu quả như: tổ
chức các buổi lao động tập thể, dùng các bản tin, thông báo để cung cấp kiến thức cho họ.
Ngoài ra nhà trường cũng nên đầu tư và nâng cấp các loại trang thiết bị cơ sở vật chất,
thùng đựng rác
Xử lý tốt các nguồn nước thải, nhà vệ sinh.
Trồng vườn rau sạch giúp bé tìm hiểu các loại rau, củ, quả, đồng thời còn cung cấp
thực phẩm tươi, sạch cho nhà bếp.
*Đối với địa phương
Quan tâm sâu sắc hơn nữa đến ngành học mầm non.
Tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, các buổi họp giao ban với trưởng các ban
ngành đoàn thể và tìm ra những giải pháp tốt nhất tránh tình trạng gây ô nhiễm đồng thời
có biện pháp xử lý và phân loại rác thải kịp thời.
*Đối với ngành giáo dục.
Mở các lớp tập huấn, chuyên đề cho giáo viên rèn luyện thêm các kỹ năng về giáo
dục bảo vệ môi trường. Mở các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên
tìm hiểu và tăng thêm kiến thức.
Đầu tư thêm kinh phi cho ngành học mầm non và hỗ trợ thêm các trang thiết bị có
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Đĩa DVD, tập san về nạn phá rừng, sóng
thần, rác thải, khí thải, khói bụi
Phát động phong trào sáng tác thơ ca, truyện kể, trò chơi ,câu đố hội thi, hội
giảng có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và thành công. Nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu xót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa
học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

Top 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Bảo Vệ Môi Trường Mầm Non Ấn Tượng Nhất

Trang chủ » Tài Liệu Sáng Kiến Kinh Nghiệm » Top 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Bảo Vệ Môi Trường Mầm Non Ấn Tượng Nhất

  • 15/10/2021
  • Download

    Xem online

    Tóm tắt nội dung tài liệu

    1. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 I/. ĐẶT VẤN ĐỀ : Đã từ lâu, việc phát động Môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn là chủ trương của Thành phố, Quận nói chung đã đi vào nề nếp hàng năm. Đây cũng là mục tiêu của trường chuyên biệt BÌNH MINH trong nhiều năm qua, nhằm tạo điều kiện tốt để tăng cường xây dựng môi trường sư phạm khang trang sạch đẹp, đồng thời củng cố việc xây dựng “Trường ra trường – lớp ra lớp”. Và nay còn hơn thế nữa, Chúng tôi muốn xây dựng nhà trường là một môi trường văn hóa ngày càng tiện nghi hơn, mang đến cho mọi người ở đây một không khí trong lành, tăng thêm sức khỏe; tạo điều kiện cho việc giảng dạy của giáo viên , học tập của học sinh ngày càng hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả hơn. Từ năm học 2003 – 2004, được Ban giám hiệu nhà trường phân công cho tôi là tổ trưởng tổ Bảo vệ, kiêm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cây kiểng, và đảm bảo an toàn cơ sở vật chất và môi trường . Lúc đ ầu, khi được giao nhiệm vụ, tôi rất lo lắng vì việc chăm sóc cây xanh, cây kiểng, tôi chưa làm bao giờ và chưa có kinh nghiệm. Nhưng có một điểm rất thuận lợi là b ản thân tôi rất thích cây cảnh. Phải làm như thế nào để nhà trường mình có được môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn như các cơ quan, trường bạn? Câu hỏi này cứ xoay quanh đầu và đốc thúc tôi trong quá trình làm nhiệm vụ. II/. Đ ẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG: - Trường Chuyên biệt BÌNH MINH chúng tôi nằm trên đường Nguyễn Thái Học, thuộc phường Tân Thành, Quận Tân Phú. Trường đ ược khánh thành vào tháng 7/2001. - Trường khang trang, sân bãi vừa đủ với số học sinh trường, có số cây kiểng và cây xanh tương đối, không có cây to bóng mát, giàn leo, các hành lang trên lầu chưa có cây xanh nên sân trường và các dãy hành lang lớp học còn nắng nhiều. Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ ở các lớp Mầm non chưa thực hiện tốt đ ược. - Cán bộ quản lý và một vài giáo viên cũng rất quan tâm đến môi trường xanh. - Học sinh trường hầu hết là các cháu chậm phát triển trí tuệ nên việc giáo dục về giữ gìn chăm sóc bảo vệ cây xanh cũng thật khó khăn. III/. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :  Bước 1 : Nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính của các loại cây trường đã có. Kê xếp bày trí cho phù hợp, tạo cảnh quan đẹp, dễ chăm sóc và tiện việc giáo dục trẻ. 1/ Nghiên cứu tìm hiểu đặc tính của từng loại cây trường đã có: -1-
    2. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 Bản thân theo dõi quá trình phát triển của từng loại cây trường hiện có. Thông qua kinh nghiệm thực tế, bạn bè, sách báo – tài liệu, Tôi đã hiểu được phần nào đặc tính của các loại cây. Có cây chịu nước, phải tưới nhiều như các cây Cau, cây Vạn Thiên Thanh, Thiết Mộc Lan, cây hoa Nhài, …. Có cây không chịu nước, chịu sống khô hạn, tưới ít như cây hoa Sứ, cây Kim phát tài, Hoa Trang, …. Có cây chịu nắng như cây hoa Mai, Cây hoa Trang, cây hoa Sứ, … những cây này tôi đều bố trí ở sân có nắng như trước cổng trường, sảnh mặt tiền lầu 1, cũng có cây sống trong chỗ râm mát như cây Thủy trúc, Bạch Môn, Vạn Thiên Thanh … để nơi râm, mát, ít nắng như sân trong, các hành lang, cầu thang. Riêng đối với câu cau Sâm Banh, chúng rất chịu nắng, gió và phải tưới nước thật nhiều, nắng càng nhiều thì b ụng cây cau Sâm Banh càng lớn, càng đ ẹp. 2/. Kê xếp bày trí cho phù hợp, tạo cảnh quan đẹp, dễ chăm sóc và tiện việc giáo dục trẻ. Sau khi biết được đặc tính của từng loại cây, các cây dễ chăm sóc có chiều cao và to vừa phải như cây V ạn Thiên Thanh, Thủy trúc, Ngũ gia b ì, Lá màu, Đinh Lăng, Trầu bà Thái…. Chúng tôi xếp trên các hành lang cầu thang. Để an toàn đối với trẻ, chúng tôi dùng kẽm cột chặt vào các lan can, dưới các chậu cảnh đều có đĩa kê để giữ vệ sinh, khi tưới cây nước không rỉ chảy dơ hành lang, cầu thang. Một điều mà chúng tôi cũng phải lưu ý, những chậu cây này chỉ tưới nước vừa đủ, không để nước dư đọng ở đĩa, dễ sinh lăng quăng, muỗi, không an toàn cho sức khỏe trẻ. Các cây chịu nắng, cây ăn quả, chúng tôi xắp xếp trên sảnh lớn mặt tiền lầu 1, trước phòng Vi tính. Nơi đây là một góc Thiên nhiên. Các cây chịu râm mát, chúng tôi sắp xếp dọc hai bên sân trong và chọn những cây có dáng đẹp, phù hợp, chúng tôi xếp trước cửa trường và hồ bơi, nơi mà từ ngoài cửa trường nhìn trực diện vào trường. Khi nhìn vào trường, phụ huynh và khách thấy ngay vẻ đẹp của trường, có môi trường xanh, tươi mát, thoáng, sạch, an toàn…. Và cảm thấy hài lòng, vui vẻ, có dấu ấn về trường. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn phải kiểm tra lại các chậu cây có hiện tượng: Cây không phát triển, hoặc yếu dần, hoặc có thể mang đến nguy hiểm, không đảm bảo vệ sinh, Chúng tôi đều có kế hoạch chuyển đổi vị trí hoặc có chế độ chăm sóc đặc biệt.  Bước 2 : Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân giống cây cảnh. + H àng ngày, chúng tôi thường tưới cây 2 lần: vào buổi sáng sớm từ 5giờ30 đến 6giờ30, giúp cây tiếp xúc ánh nắng, quang hợp tốt; và buổi chiều từ 17 giờ đến 18 giờ, giúp cây hấp thụ chất đạm, phát triển rễ, nuôi cây tốt. Công việc này chúng tôi thống nhất giữa hai bảo vệ thực hiện và có được sự hỗ trợ của giáo viên đối với các chậu cảnh ở hành lang, cầu thang trước cửa hoặc gần lớp. + Hàng tuần, chúng tôi vệ sinh, hái lá vàng, cắt tỉa bỏ những cành yếu để cây mọc ra những nhánh mới khỏe và tốt hơn; lặt bỏ cỏ dại mọc quanh gốc. -2-
    3. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 + Hai tuần, chúng tôi lại bón phân đạm, bánh dầu một lần. Khi phát hiện cây bị sâu rầy thì phải phun thuốc ngay. Đối với cây Thiên Tuế, thường rất dễ bị dạng sâu ăn lá, chúng tôi phải phun thuốc ngừa khi cây mới đâm chồi thì các lá non m ới còn và có thể phát triển được. Thường khi phun thuốc trừ sâu rầy vào chiều thứ bảy để không ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh. + Tùy theo từng loại cây: một quý, 6 tháng hoặc1 năm. Khi nhìn thấy cây phát triển chậm, nhiều lá vàng và rụng nhiều, cây x ơ xác. Lúc đó, chúng tôi phải thay toàn bộ đất, bón phân bò khô, trộn với tro chấu, bánh dầu. Ví dụ như - Các cây cau trồng trong chậu, một năm rễ mọc đầy chậu, không còn thấy đất, chúng tôi phải bỏ ra ngoài, cắt tỉa bỏ bớt rễ phụ, sau đó thay đất mới và bón phân. - Đối với cây hoa Mai, sau tết, tháng giêng, chúng tôi cắt tỉa bỏ tất cả những cuống hoa đã tàn và một số cành để giữ dáng cây Mai cho năm sau. Sau đó vét bớt một lớp đất cũ xung quanh từ 5 đến 7 cm và sâu từ 20 – 30 cm, thêm đất mới và bón phân. Kho ảng tháng bảy, tháng tám ta, chúng tôi bón thêm phân lần nữa để nuôi cây khỏe mạnh chuẩn bị cho hoa tết. Trước tết nửa tháng, chúng tôi ngắt lá và theo dõi sự phát triển của cây và có chế độ chăm sóc cho phù hợp. - Đối với các loại củ cho hoa, chúng tôi chăm sóc cây thật tốt để cho củ to. Khi muốn củ có Hoa, trước đó 2 tháng, nhổ cây lên cắt trụi lá, rễ để nơi râm mát không tiếp xúc đất 1 tháng, kế đó trồng lại vào chậu chăm sóc bình thường khoảng 20 ngày sau cây sẽ trổ nụ, cho hoa. +Nhân giống các loại cây: - Đối với các cây dễ nhân giống như cây Thủy Trúc, Thiết Mộc Lan, Kim Phát Tài, V ạn Thiên Thanh, Hoa Sứ, chỉ cần cắt nhánh già, cắm vào đất, để chỗ râm trong thời gian từ 10 – 15 ngày sẽ cho cây mới. Các loại trên hiện nay trường có mỗi loại từ 6 đến 10 chậu. -3-
    4. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 - Riêng cây hoa Nhài, để nhân giống nhanh và có cây con nhiều, chúng tôi phải moi một số nhánh rễ cây Nhài lên khỏi mặt đất, cắt đứt đoạn và từ hai đầu cắt, rễ sẽ đâm ra cây con, chúng tôi đã dùng phương pháp này nhân giống, trồng được 2 bồn hoa Nhài trước cổng trường gồm 12 cây, trong sân có 2 chậu Nhài to, đẹp, nở hoa quanh năm, và gửi tặng một số thây cô trong trường trồng ở nhà. - Mỗi cây cảnh trong trường, chúng tôi đều chú ý đến dáng dấp, nên ngay từ lúc cây còn nhỏ, chúng tôi đã uốn theo các đường cong như ý để tạo dáng đẹp cho cây. Như các cây Sung, cây hoa Mai,  Bước 3: Bổ sung thêm các loại cây cần thiết, mở rộng thêm các khu vực trồng cây xanh xung quanh trường + Để đạt được yêu cầu về môi trường xanh trường còn thiếu cây cho bóng mát, và giàn leo. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng đã trồng dây leo hoa Bìm Bịp cho lá và bông đẹp nhưng bông rụng nhiều, sân khó sạch, thân cây to cứng làm hư hàng rào, kế đó chúng tôi thay trồng dây dưa tây, cây lớn rất nhanh, dây leo rậm rạp. Các cây bên dưới chậm phát triển vì thiếu ánh nắng. Thân dây dưa tây cũng to và làm hư hàng rào. Hiện nay chúng tôi đang thay bằng loại chanh dây, phát triển của dây có chậm hơn, xong dây nhỏ không phá hàng rào và làm rác sân trường. Cây cho bóng mát, năm 2003, chúng tôi có trồng cây Trứng cá, phát triển rất nhanh cho tán lá rộng, che mát sân trường, nhưng rễ trứng cá phát triển ngang, vì sát nhà dân, nên rễ chỉ phát triển về một phía, dễ đổ và rất nguy hiểm. Cây rụng lá và trái dập nát, sân trường khó sạch. Nhà trường đã phải cưa bỏ để trồng hai cây Viết. Cây Viết tán không rộng lắm, lá lâu rụng nhưng rễ cây Viết là loại rễ trụ, cắm sâu vào lòng đất, an toàn hơn. + Được biết các cháu học sinh chậm phát triển trí tuệ của trường, tư duy trực quan, dạy các cháu cần phải có vật thật. Dựa vào chương trình giảng dạy giáo dục, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho chúng tôi trồng thêm các loại cây phục vụ cho bộ môn Tự nhiên xã hội, Môi trường xung quanh. Chúng tôi đ ã trồng thêm một số các loại cây ăn quả trong chậu như cây Cam, Bưởi, Chanh, Quất, Lồng Mứt, Cóc, Sơ ri, Khế, Lựu, Đu đủ, Mận, …. Muốn cây có quả, phải cắt tỉa, loại bỏ những cành không cần thiết, như những cành yếu, những cành mang mầm bệnh, khi cắt tỉa xong, bón phân, vô đất. Từ những cành cắt tỉa đó, hoặc thân cây sẽ đâm chồi nảy lộc, ra hoa. Chúng tôi phải theo dõi từ khi ra hoa, vì khi ra hoa thường có Ong, Bướm, dễ có sâu rầy. Chúng tôi phải khử sâu rầy ngay để hoa kết trái. Tưới nước vừa phải khi trái non, nhiều nước hoặc ít nước quá trái sẽ rụng. Khi trái đã -4-
    5. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 cứng vỏ rồi, muốn trái to, đẹp thì phải hái bỏ bớt các quả không đẹp, chỉ để vừa đủ quả, bón thúc thêm phân và tưới nước nhiều hơn. + Khi mảng cây trong trường đã xanh đẹp và nhiều, chúng tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu trường, xin tiền vật tư và tự xây hai bồn hoa dọc theo mặt tiền hai bên cổng trường. Đầu tiên chúng tôi trồng cây lá xanh và cây hoa trang đỏ; cây lá xanh thì chúng tôi thành công, riêng cây hoa trang, mặc dầu chăm sóc rất kỹ, nhưng cây lại không cho hoa, và nếu có, chỉ có đ ược một hai chùm nhỏ xíu, không đẹp và màu sắc không tươi, ngày ngày chết dần đi vì không có nắng nhiều. Sau đó chúng tôi đã trồng hoa móng tay, hoa dừa. Lúc đầu, các cây hoa này cho bông cũng đẹp nhưng chỉ được một thời gian cây cỗi, hoa bớt đi và không còn đẹp nữa. Cuối cùng, chúng tôi đ ã thay bằng cây hoa nhài, lá xanh, hoa trắng, có hương thơm thoang thoảng, chăm sóc tốt, lá xanh tươi, hoa nở từng chùm rất đẹp. Cho tới nay chúng tôi mới dám khẳng dịnh là mình đã thành công với dàn xanh trước cổng trường. Đối với bồn cây xanh trước cổng thỉnh thoảng chúng tôi phải tỉa b ằng và không đề cao quá 1 mét. B ước 3: Cùng đồng nghiệp thống nhất giáo dục học sinh cùng bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường xanh. Biết trong trường có một số giáo viên cũng thích cây cảnh cũng như có hiểu biết về cây, chúng tôi thường b àn b ạc về việc chăm sóc cây và thực nghiệm, qua đó tôi cũng có nhiều bài học rất quý giá về việc chăm sóc cây. Để cho Cảnh quan trường thêm tươi mát, thêm màu xanh, ở các hành lang, cầu thang, chúng tôi có đặt để các chậu cây xanh. Việc chăm sóc của chúng tôi cũng gặp khó khăn. Bên cạnh những giáo viên quan tâm đến cây cũng còn một vài giáo viên do công việc làm vất vả, ít để ý đến môi trường xung quanh nhất là cây xanh. Các gốc cây trước cửa lớp thường có đầy rác như các vỏ giấy kẹo bánh, hộp sữa…, hoặc các thầy cô đã vô tình làm hoặc để học sinh tưới nước lau nhà, kệ, b àn ghế vào gốc cây, trong nước d ơ có hóa chất làm những chậu cây trước phòng hoặc lớp lá úa nhiều, cây yếu dần. Khi phát hiện được, tìm hiểu biết rõ nguyên nhân, chúng tôi đã giải thích và được giáo viên đồng tình hỗ trợ giáo dục học sinh biết chăm sóc cây trước lớp và tưới đúng nhu cầu của các loại cây. Ngoài cây cảnh ra, chúng tôi còn đề nghị Ban giám hiệu xây thêm Hòn Non Bộ phía bên trái cổng ra vào. Trong đó nuôi cá tai tượng Việt Nam, cá la Hán…. Tạo cảnh thiên nhiên hài hòa, đẹp mắt. Phối hợp với Chi đoàn thường xuyên nhắc nhở các em vào sau giờ Thể dục, cũng như cùng với giáo viên giáo dục các em đã trở thành thói quen tốt như không bứt lá, hoa, hái trái khi quan sát , đứng gần cây và bỏ rác đúng nơi quy định. Hàng tuần đến giờ chăm sóc cây cối, tập cho các em biết tưới cây đúng, nhặt lá vàng, vệ sinh các gốc cây…. Ngoài ra chi đoàn còn hỗ -5-
    6. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 trợ chúng tôi làm và treo bảng tên các loại cây, giúp các cháu biết tên các loại cây và đọc được chữ. Tham mưu với Ban giám hiệu trường để tuyên truyền đến giáo viên lợi ích về môi trường xanh và vận động CB, GV, CNV trường cùng tích cực tham gia xây dựng môi trường Xanh, sạch đẹp, an to àn. Đ ầu tư các phương tiện phục vụ cho việc chăm sóc cây, cũng như xin kinh phí mua phân bón, bánh dầu, đất theo kế hoạch năm, quý, tháng. III/. K ẾT QUẢ : - Giờ đây trường Chuyên biệt BÌNH MINH chúng tôi đã có môt môi trường xanh tươi-sạch-đẹp -an toàn. Cảnh quan trước cổng và trong sân trường rất tươi mát. Các khu vực phục vụ học sinh luôn được đảm bảo vệ sinh, với dãy hành lang được sắp xếp bố trí gọn gàng, ngăn nắp đạt yêu cầu thẩm mỹ với các chậu cây cảnh xanh mát. Những góc thiên nhiên xinh xắn làm tăng thêm sự hưng phấn của cơ thể trẻ. Trẻ thích đến trường - Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần lúc đầu chỉ đạt cao nhất là 81% đến nay là 94,6%, làm phụ huynh rất hài lòng khi gửi trẻ đến trường. - Trường có tất cả 132 chậu cây xanh (lớn và nhỏ). Kể cả cây trồng trong bồn bao gồm 43 loại. Tất cả các cây rất tươi tốt, cho hoa thơm và trái ngọt quanh năm. Tập thể, phụ huynh và khách tới trường tham quan thích nhất là cặp Cau Sâm Banh để trước cổng. - Cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trường đã cùng quan tâm chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ cây xanh. - Nhờ việc biết nhân giống cây, nên trường đã giảm được chi phí về phần mua cây - Trường được công nhận đạt môi trường xanh cấp quận 5 năm liền (2002- 2006) và đạt Môi trường xanh cấp Thành phố 3 năm liền (2004 – 2006). HÌNH ẢNH MINH HỌA -6-
    7. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 Đây là 2 cây cau Sâm banh và cây hoa Mai , trồng được 5 năm Chaäu moân traéng Bên hông cổng trường
    8. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 - Tham mưu tốt với Ban giám hiệu trong việc đầu tư trang bị dụng cụ, đồ dùng, phân bón… cũng như phát động phong trào như ngày hội trồng cây, bảo vệ môi trường… phục vụ cho việc thực hiện môi trường xanh, sạch, đẹp. - Bảo quản tốt các dụng cụ, đồ dùng, nguyên vật liệu được trang bị, đầu tư phục vụ cho việc chăm sóc, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, tránh lãng phí. - Vận động Cán bộ, giáo viên, công nhân viên cùng giáo dục học sinh trường quan tâm chăm sóc cây. - Biết phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường như công đoàn, chi đoàn, hỗ trợ cho việc chăm sóc cây, bảo vệ môi trường. - Học hỏi những người lớn tuổi, người có kinh nghiệm về chăm sóc cây cảnh, bạn b è, đồng nghiệp và thìm hiểu thêm về cây thông qua sách báo, tài liệu. V/. K ẾT LUẬN Sân chơi vừa là nơi nghỉ ngơi thư giãn, vừa là nơi hoạt động và học tập của trẻ, cũng là nơi giúp giáo viên cụ thể hóa các kiến thức cho trẻ, là một loại “giáo cụ trực thể” tuyệt vời cho bộ môn làm quen môi trường xung quanh. Trẻ được các thầy cô hướng dẫn chăm sóc tỉa lá vàng, bắt sâu, tưới nước trong các buổi hoạt động ngoài trời, hướng nghiệp, vừa giúp thể lực trẻ phát triển, vừa giáo dục trẻ tự chăm sóc cây kiểng. Từ đó trẻ nảy sinh tình cảm đối với môi trường, thêm yêu quý thiên nhiên, hình thành cho trẻ ý thức giữ gìn và b ảo vệ môi trường sống, trẻ hết sức tự giác trong việc giữ vệ sinh trường lớp như: không xả rác trong sân, lớp, bồn, chậu cây, biết nhặt lá rơi để giữ sân trường luôn sạch đẹp. Không đổ nước bẩn, các chất dơ vào trong các chậu cây, bồn hoa. Tân Phú ngày 25 tháng 02 năm 2008 N gười viết : TRẦN VĂN LƯNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN TRƯỜNG : Đã thông qua xét duyệt của Hội đồng SKKN cấp trường với nhận xét và đề nghị sau : trị : - SKKN có giá …………………………………………………………………………………… …………………… - Đã tiến hành kiểm nghiệm tại : Trường TH. Chuyên Biệt bình minh. thời gian : - Vào …………………………………………………………………………………… ………………………… lại hiệu quả : - Và mang …………………………………………………………………………………… ………. -8-
    9. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 - Đề nghị Hội đồng SKKN Quận công nhận SKKN đạt cấp : …………………….. năm học 2007 – 2008. N gày ………tháng ……….năm 2008 Chủ tịch HĐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN QUẬN : …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………. N gày ………tháng ……….năm 2008 Chủ tịch HĐ - -9-

    SKKN: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non

    Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. » Xem thêm

    » Thu gọn

    Chủ đề:

    • Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
    • Giáo dục nhận thức cho trẻ
    • Sáng kiến dạy trẻ mầm non
    • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
    • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
    • Sáng kiến kinh nghiệm

    Download

    Xem online

    Tóm tắt nội dung tài liệu

    1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
    2. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt ... xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng ra tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la,
    3. trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng ...tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải ... đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc.
    4. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Số này xin giới thiệu cùng các đồng nghiệp “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non” như sau: 1. Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT trong các chủ đề: 1.1 Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi... với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng, hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. Ví dụ:
    5. 1.1.1 Chủ đề “Trường mầm non thân yêu của bé”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, cô giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp... Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ chọn những hành vi đúng - sai”. Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu đội khoanh tròn các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng. 1.1.2 Chủ đề “ Bản thân bé”: Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường... Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác... và nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ... Giờ khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực hành trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt (không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận... không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai... biết đội mũ, ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh, phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng... Hay giờ hoạt động âm nhạc bài hát “ Cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời nước ngoài: (Jang Young Song) cô GDBVMT cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát: Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì? (Phải phân loại rác). Bài hát nên khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được. 1.1.3 Chủ đề “ Gia đình thân yêu của bé” : Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều nên làm như: khoá vòi nước khi không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng....
    6. Tiết KPKH “ Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”: Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, ấm điện... Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác. Cô đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt tivi, quạt...). 1.1.4 Chủ đề “Thế giới thực vật” : Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, ích lợi của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người. Đề tài : Cây xanh quanh bé: cô giáo dùng biện pháp sau: Cho trẻ chuẩn bị đồ dùng bằng vỏ hộp sữa chua hay vỏ mì tôm cho trẻ làm thí nghiệm “ Trồng cây’’ Trẻ được tự tay gieo trồng và mục đích là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hàng ngày quan sát chăm sóc để trẻ biết thứ tự phát triển của cây. Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các loài cây để trẻ biết được ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết chăm sóc bảo vệ cây xanh (không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa...). Bên cạnh đó cô mở rộng tìm những video về những cây thực vật sống trong lòng Đại dương, biển, đảo cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven biển và các loại tảo, rong biển quá mức. 1.1.5 Chủ đề “Thế giới động vật”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người, cô còn giáo dục trẻ yêu quí các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi. VD: Trong chủ đề nhánh : Bé biết gì về một số động vật sống dưới nước” cô cho trẻ cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau (bình nước sạch và bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó. Cô còn mở rộng về một số động vật đang sống trong lòng Đại dương như cá thu, tôm, cua... để trẻ biết thêm về thế giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người. Cô nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình dáng và môi trường sống khác nhau chúng đều cần được chăm sóc và bảo vệ.
    7. 1.1.6 Chủ đề “giao thông”: Cô giúp trẻ hiểu được: - Một số đồ dùng nguy hiểm, một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông - Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Trẻ phải nắm được phương tiện giao thông thải ra khói bụi: ô tô, xe máy, tàu hỏa… thải khói vào không khí. Biện pháp: Cho trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe không đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lòng đường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm... Sau đó cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai khi tham gia giao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, lựa chọn những lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường... Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường. Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn lắp. 1.1.7 Một số hiện tượng tự nhiên: Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên: gió, mây,mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt,… Qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm bệnh tật cho con người...tác hại do một số hiện tượng tự nhiên mang lại. Trong đề tài “ Sự kỳ diệu của không khí”: Cô cung cấp cho trẻ biết được đặc điểm không khí như không màu, không mùi, không vị, biết được không khí có ở đâu, một số tác dụng đơn giản của không khí cũng như một số yếu tố gây ô nhiễm không khí và giáo dục cho trẻ có ý thức trong bảo vệ môi trường không khí. Như vậy việc lồng ghép GDBVMT cho trẻ thông qua các chủ đề khác rất phong phú, đa dạng. Chúng ta cần lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm
    8. sóc cho bản thân, về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp... biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả. 2.Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác 2.1 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung quanh khu vực của lớp mình, hướng cho trẻ đóng vai bác sĩ phòng khám đa khoa (khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế...) Rồi cho trẻ đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng
    9. rong... giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường - Trò chơi gia đình: Phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quét màng nhện trong nhà; quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp; đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, nhắc nhở mọi người phải sống tiết kiệm; trước khi ăn phải rửa tay. - Trò chơi nấu ăn: tập làm món ăn đơn giản, chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp. - Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn lắp hợp lý. - Góc nghệ thuật: Múa hát những bài hát theo chủ đề, tạo một số đồ dùng từ những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, dùng xong cất đúng nơi qui định... - Góc thiên nhiên: Bác làm vườn chăm sóc vườn cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, trồng cây, gieo hạt, chơi với cát nước (chơi xong phải rửa tay, chân bằng xà phòng). 2.2 Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lí, trẻ được vui vẻ và thoải mái như : Cô thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy khay (đựng cơm thừa, cơm rơi vãi và 1 khay để khăn ướt lau miệng). Sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng theo quy trình 7 bước (cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện). Trong khi ăn cô nhắc trẻ nhai kỹ, ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ đi đánh răng, lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng. Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định. 2.3 Thông qua hoạt động đi dạo đi thăm Trẻ được quan sát trực tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh xung quanh trường, lớp để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
    10. Cô cho trẻ được đi thăm quan môi trường trong lớp học của những lớp học khác, khu vực quanh trường và thăm quan nghĩa trang liệt sĩ, uỷ ban nhân dân (UBND)xã, phường...Yêu cầu trẻ nhận xét về vệ sinh môi trường ở tại nơi đó và tìm ra cách khắc phục bảo vệ môi trường. Cô cho trẻ quan sát hoạt động lao động của người lớn đang trồng và chăm sóc cây cối, con vật, làm sạch môi trường xung quanh. 2.4 Thông qua hoạt động lao động (ngoại khoá) Cô hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối bện con vật, bện kèn, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa tặng cô, tặng mẹ....Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi… để xếp hoa, quả. Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo. Thường vào các buổi thứ 6 cuối tuần cô cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh quanh trường lớp như : - Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường (nhặt giấy vun, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác). - Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp. - Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định Qua đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường. 2.5 Thông qua hoạt động nêu gương Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ GDBVMT cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn... Qua những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày trẻ lao động giúp cô. 2.6 Thông qua hoạt động lễ hội và giáo dục mọi lúc mọi nơi
    11. Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ ,giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. Nội dung được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiêu hình thức như theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời hay thăm quan. Ví dụ ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán cô phát động phong trào “Tết trồng cây”, cô cùng trẻ sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng... và cùng tổ chức tưới và chăm sóc cây. Ngoài ra cô giáo vận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ: Giờ ngủ dậy, giờ chơi tự do, thậm chí cả những lúc trẻ làm vệ sinh cá nhân cũng cần hướng dẫn trẻ. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng chắc chắn sẽ không cao. Chính vì vậy mà cô giáo phải luôn tìm tòi học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint và cài phần mềm giáo án điện tử trong đó là kho tàng những tư liệu, tài liệu có hình ảnh âm thanh hiệu ứng rất đẹp về các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giải trí... trong đó có cả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp sẽ hứng thú, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng. Ngoài những biện pháp trên cô giáo luôn sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và sử dụng trên đĩa hình đưa vào máy vi tính và vào những giờ đón, trả trẻ thường mở trên máy vi tính cho trẻ xem như những hình ảnh như : Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốt rừng lấy củi. Rồi những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm cùng với trâu…bên cạnh đó cô giáo cần sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục treo ở góc tuyên truyền như : Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới vòi nước, rửa mặt sạch sẽ... hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét rác đổ vào thùng, bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe máy bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm. Qua những hình ảnh đó có thể tiến hành ứng dụng dạy trẻ trên tiết học hoặc trong các hoạt động để khắc sâu kiến thức giáo dục môi trường cho trẻ.
    12. 4. Công tác phối kết hợp cùng phụ huynh Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên nhà trường bởi vì không những phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp. Cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách: - Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh. - Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép. - Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước... gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi... - Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu,… Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả khi giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp./. Tác giả: Nguyễn Thị Huệ Nguồn: Phòng Giáo dục mầm non

    Video liên quan

Chủ đề