Đi xe máy của người khác có bị phạt không

Hiện tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi “đi xe không chính chủ” như nhiều người đề cập đến. Mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.

Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

2. Xe không chính chủ: Khi nào bị phạt?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà CSGT kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là được, sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

- CMND/CCCD

- Giấy đăng ký xe.

- Bằng lái xe.

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Đi xe máy của người khác có bị phạt không

3. Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe mà phát hiện tổ chức, cá nhân không sang tên xe theo đúng quy định thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 30, 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

- Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA

>>> Xem thêm: Quy định xử phạt liên quan đến xe không chính chủ? Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến xe không chính chủ ra sao?

Xử phạt vi phạm hành chính dựa trên các nguyên tắc nào? Chủ xe có thể đi nộp phạt giúp người vi phạm giao thông hay không?

Xe bị phạt nguội mà đã sang tên, đổi chủ thì chủ mới hay chủ cũ phải chịu phạt?

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Tình huống pháp lý: Mượn xe của người khác đi có bị phạt vì đi xe không chính chủ không?

Tôi có nghe được rằng Nghị định 100 vừa có hiệu lực quy định có hình phạt mới đối với người đi xe không chính chủ. Tôi không hiểu rõ về quy định này cho lắm. Có nghĩa là nếu tôi mượn xe của người khác đi thì bị phạt mà chỉ được đi xe đứng tên mình thôi ạ. Mong Luật sư làm rõ vấn đề này giúp tôi. Chân thành cảm ơn

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã tin tưởng Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

 [1]. Quy định pháp luật về hành vi “xe không chính chủ”

Ngay trong Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định mới nhất trong lĩnh vực giao thông không có sử dụng cụm từ “xe không chính chủ”. Thế nhưng đây có thể là một cách nói ngắn gọn để miêu tả lỗi này nhưng nó lại làm cho rất nhiều người hiểu lầm rằng là đi xe không phải của mình sẽ bị phạt hay mượn xe của người khác hoặc cho người khác mượn xe đi sẽ bị phạt.

Thực ra đây là lỗi được quy định tại Khoản 4 Điều 30 và điểm l, khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về lỗi “ Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe”

Do đó, anh/chị có thể hiểu là lỗi “xe không chính chủ” thực chất là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

[2] Các trường hợp bị xử phạt về hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe

Căn cứ Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe”

Như vậy, thông qua 2 trường hợp để cơ quan có chức năng xác minh được hành vi vi phạm về lỗi không đăng ký sang tên xe là:

Thứ nhất, thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông

Thứ hai, qua công tác đăng ký xe

[3] Xử phạt như nào đối với việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe

Căn cứ Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô”

“7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô”

Như vậy đối với lỗi này thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức đối với xe mô tô, xe gắn máy,…Còn chủ xe là ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.

………………..

Luật sư tại Đà Nẵng:

99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế:

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email:    

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Cho tôi hỏi có phải là năm 2020 sẽ có quy định mới về mức xử phạt vi phạm giao thông có đúng hay không? Tôi mượn xe ô tô tải của anh rể để chở đồ về quê. Vậy theo luật mới năm 2020 thì tôi có bị phạt lỗi không chính chủ khi đi mượn xe của người khác hay không? Xe của anh tôi khối lượng hàng được phép chở là 4 tấn mà tôi có bằng B2 thôi thì có chạy được không ạ? Nếu không thì tôi bị phạt như thế nào? Tôi cám ơn nhiều!

Đi xe máy của người khác có bị phạt không

Tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Có bị phạt lỗi không chính chủ khi đi mượn xe của người khác không? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về quy định xử phạt vi phạm hành chính năm 2020 trong lĩnh vực giao thông

Căn cứ Điều 84 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 84. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.

Như vậy, từ ngày 01/01/2020 Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Thứ hai, có bị phạt lỗi không chính chủ khi đi mượn xe của người khác không?

Căn cứ Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định  về trường hợp bị phạt lỗi không chính chủ:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;”

Theo đó, lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô hay thường được gọi là “lỗi không chính chủ” hiện nay chỉ áp dụng đối với trường hợp người không làm thủ tục theo quy định để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Mặt khác, theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trên sẽ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe. Do đó, nếu bạn chỉ là mượn xe của anh rể bạn thì sẽ không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ.

Thứ ba, bằng lái xe hạng B2 có điều khiển được xe tải 04 tấn hay không?

Khoản 7 và Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định:

“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2″.

Bạn cho biết xe ô tô tải anh bạn có trọng tải thiết kế là 4 tấn, nên phải có bằng lái xe hạng C mới điều khiển được, Trong khi đó bạn chỉ có bằng lái xe hạng B2 thì sẽ không thể điều khiển được xe tải này.

Thứ tư, về vấn đề xử phạt nếu bạn điều khiển xe tải này

Điểm a Khoản 8 Điều 21 và Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;”

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”

Theo đó, khi bạn chỉ có giấy phép lái xe hạng B2 nhưng lại điều khiển xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở là 04 tấn thì sẽ bị xử phạt như sau:

– Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;

– CSGT có quyền tạm giữ phương tiện của bạn tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Ngoài ra, theo Điểm h Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì anh còn bạn cũng bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng vì giao xe của mình cho người không có bằng lái xe điều hạng C điều khiển.

Nếu còn vướng mắc về Có bị phạt lỗi không chính chủ khi đi mượn xe của người khác không? xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

--> Có bị phạt lỗi không chính chủ khi đã di chuyển xe đi tỉnh khác?