Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo bài 11

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Địa lý lớp 6 Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Trả lời câu hỏi giữa bài Địa 6 Bài 11 (Chân trời sáng tạo)

Câu hỏi 1 trang 148 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 11.2 em hãy:

- Xác định độ cao chêch lệch giữa hai đường đồng mức.

- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ.

- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2.

- Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn?

Trả lời:

- Độ cao chêch lệch giữa hai đường đồng mức là 200m.

- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ:

+ Điểm B: 0.

+ Điểm C: 0.

+ Điểm D: 600m.

+ Điểm E: 100m.

- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2: A1 cao hơn A2 và cao hơn 50m.

- Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C do có khoảng cách các đường đồng mức càng ngắn thì độc dốc càng lớn.

Câu hỏi 2 trang 149 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 11.3 em hãy:

- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua những dạng địa hình nào?

- Trong các điểm A, B, C điểm nào có độ cao thấp nhất và độ cao cao nhất?

Trả lời:

- Lát cắt lần lượt đi qua những dạng địa hình: Cao nguyên, đồi và đồng bằng.

- Điểm C có độ cao cao nhất, điểm A có độ cao thấp nhất.

Lý thuyết Địa lí lớp 6 Bài 11 (Chân trời sáng tạo)

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

* Khái niệm: Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,…) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức.

* Đường đồng mức

- Khái niệm: Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình.

- Đặc điểm

+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều đặn gọi là khoảng cao đều.

+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.

+ Các đường đồng mức càng cách xa nhau, địa hình càng thoải.

Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Cách đọc lược đổ địa hình tỉ lệ lớn:

- Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức.

- Căn cứ vào đường đồng mức, tính độ cao của các điểm trên lược đồ.

- Căn cứ độ gần hay xa giữa các đường đồng mức để biết được độ dốc địa hình.

- Tính khoảng các thực tế giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lược đồ.

II. Lát cắt địa hình

* Lát cắt địa hình

- Khái niệm: Là các thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc.

- Đặc điểm: Lát cắt cho chúng ta biết được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.

* Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình

- Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt.

- Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...

- Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đồi của địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.

- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thể tính được khoảng cách giữa các địa điểm.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Địa lớp 6 Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản - sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11: THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ TỈ LỆ

VÀ LÁT CẮT ĐỊA HÌNH ĐƠN GIẢN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
  • Đọc được lát cắt địa hình đơn giản.
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

Tôn trọng quy luật tự nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh, hiện tượng tạo núi
  • Video về địa hình do tác động của nội sinh và ngoại sinh, hiện tượng tạo núi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Bản đồ nói chung thường thể hiện bề mặt Trái đất một cách khái quát. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, con người cần phải nghiên cứu kĩ và chi tiết một khu vực có diện tích nhỏ để làm đường giao thông, xây dựng nhà cửa, cấp số đỏ đất đai,... Khi đó, chúng ta buộc phải sử dụng bản đồ có tỉ lệ rất lớn. Bài thực hành này chúng ta sẽ tìm hiểu về loại bản đồ này. Chúng ta cùng vào Bài 11 – Thực hành đọc lược đồ tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là gì, khái niệm đường đồng mức; cách đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SHS trang 148 và trả lời câu hỏi:

+ Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là gì?

+ Đường đồng mức là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 11.2:

+ Xác định độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức?

+ Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ.

+ So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2.

+ Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 148 để biết cách đọc địa hình tỉ lệ lớn:

+ Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức.

+ Căn cứ vào đường đồng mức, tính độ cao của các điểm trên lược đồ.

+ Căn cứ độ gần hay xa giữa các đường đồng mức để biết được độ dốc địa hình.

+ Tính khoảng các thực tế giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lược đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,...) của một khu vực có điện tích nhỏ bằng các đường đóng mức.

- Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình. Những đường đồng mức gần nhau cho thấy độ dốc lớn và càng xa nhau thì địa hình càng thoải.

- Độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức: 200.

- Độ cao của các điểm:

+ B: 0m.

+ C: 0m.

+ D: 600m.

+ E: 100m.

- Đỉnh núi A2 cao hơn đỉnh núi A1.

- Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn vì các đường đồng mức càng gần nhau thì độ cao càng lớn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu ở trên
  • Chuyển phí xong là nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>Ngoài ra, hệ thống có đầy đủ giáo án các môn trong bộ kết nối, cánh diều, chân trời. Và đầy đủ giáo án 5512 các môn THCS