Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh là gì

154326 điểm

trần tiến

Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” là A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. B. Đều thực hiện ở ba nước Đông Dương. C. Đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu.

D. Đều thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án A Cả ba chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1973 đều là loại hình chiến tranh xâm lực thực dân kiểu mới của Mĩ.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, có bao nhiêu quân Pháp sẽ ra Bắc và đóng quân trong thời gian bao lâu ? A. 15.000 quân , 5 năm. B. 150.000 quân, 8 năm. C. 1.500 quân, 6 năm. D. 150.000 quân, 3 năm.
  • Nội dung nào dưới đây là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 – 1986)? A. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. B. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. C. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. D. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp
  • Sau Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam là gì? A. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta B. Chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang dao động, có nguy cơ sụp đổ C. Quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam nên cách mạng miền Nam gặp khó khăn D. Lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn
  • Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì? A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. B. Vô sản, kiên định cách mạng. C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung
  • Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ta ngay sau khi hiệp định Giơne-vơ được kí kết là A. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc D. Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc
  • Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế. B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận. C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận. D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
  • Tạm ước ngày 14-9-1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào? A. Một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa B. Chấp nhận cho Pháp đem 15000 quân ra Bắc C. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự. D. Một số quyền lợi về kinh tế, quân sự.
  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã lần lượt trải qua các chiến dịch nào? A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh B. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh C. Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh D. Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
  • Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rút ra bài học gì về việc tập hợp lực lượng cách mạng? A. Phải vận động quần chúng tham gia đấu tranh. B. Cần xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. C. Cần làm tốt công tác tư tưởng cho quần chúng. D. Phải đáp ứng quyền lợi ruộng đất cho nông dân.
  • Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền dồi với vùng lãnh thổ nào? A. Hồng Công B. Ma Cao C. Đài Loan D. Bành Hồ.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là

Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Việt Nam?

Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là

I. GIỐNG NHAU:

– Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

– Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. 

– Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ. 

– Đều bị thất bại.

>> Xem thêm:

II. KHÁC NHAU

1. Về lực lượng

***Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

***Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.

2. Về Phạm vi – quy mô

***Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

***Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương

3. Về Âm mưu của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

***Chiến tranh đặc biệt: “dùng người Việt đánh người Việt”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.

4. Về Thủ đoạn của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: 

– Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

– Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.

– Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

***Chiến tranh đặc biệt: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.