Điều 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam

21/06/2019 20:13

          Để một ngôi nhà có đủ ánh sáng tự nhiên và thông thoáng thì việc trổ cửa sổ là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc trổ cửa sổ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy việc trổ cửa sổ quay sang nhà hàng xóm được pháp luật quy định như thế nào. Sau đây Luật Đại An Phát xin giới thiệu bài viết “Quy định của pháp luật về trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh”

          Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề như sau
          “1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
          2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”
          Như vậy việc trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam
          Khoản 8 Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm:

           "8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình."

          Vì vậy, để xây dựng một công trình thì buộc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình đó, đặc biệt là việc trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh.           Việc áp dụng quy chuẩn về trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh như sau:           Quy chuẩn xây dựng được ban hành kèm quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng thay thế phần II của quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành năm 1996 vì vậy việc trổ cửa sổ vẫn phải theo nguyên tắc áp dụng Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD năm 1996 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng, cụ thể:            Theo điểm 1 khoản 7.12.2 Điều 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phần quy định về kiến trúc đô thị thì:

          “Từ tầng hai trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.


          Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m."            Mặt khác, Điểm 3 khoản 7.12.2 Điều 7.12 quy định:

         “Trong trường hợp có thỏa thuận được mở cửa thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể được mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử”


          Ngoài ra, theo Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ 9411 năm 2012, cụ thể tại mục 6.4.3 quy định: “Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.”           Như vậy, để có thể trổ cửa sổ sang nhà hàng xóm thì bức tường xây phải cách ranh giới thửa đất nhà hàng xóm ít nhất là 2m, nếu tường xây sát với ranh giới của thửa đất của người sử dụng khác thì không được phép mở cửa sổ.           Trên đây là tư vấn của Luật Đại An phát. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

            Với độ ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm với khách hàng, Luật Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tham gia tranh tụng để giải quyết các vụ án như: Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản sau ly hôn....

Đối với các cá nhân, hộ gia đình sử dụng loại đất ở thì việc xây dựng trên diện tích đất ở là điều tất yếu. Việc xây dựng trong trường hợp này phải vừa đảm bảo đúng diện tích xây dựng và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

1. Luật sư tư vấn luật đất đai, xây dựng

 Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà của và trong khu vực đất mà gia đình bạn đang sử dụng có các hộ liên kề thì trong quá trình xây dựng bạn cần lưu ý đến khoảng cách xây dựng đặc biệt là việc xây dựng cửa sổ như thế nào để không gây ảnh hưởng đến các hộ khác.

Hiện nay pháp luật có quy định cụ thể về khoảng cách xây dựng và các vấn đề liên quan đến xây dựng. Để tránh việc xây dựng không phù hợp gây ảnh hưởng đến bản thân và các hộ gia đình khác trước khi tiến hành xây dựng bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169, bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn về các vấn đề này.

2. Vấn đề mở cửa sổ khi xây nhà

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, xin Luật sư cho tôi hỏi. Tôi đang xây nhà, cạnh nhà tôi, hàng xóm có một lối đi rộng khoảng gần 2m là phần đất của nhà hàng xóm. Vậy để cho thoáng nhà mình tôi có được phép mở cửa sổ hướng nhìn sang bên nhà hàng xóm không. Nếu không được thì tôi phải chấp hành theo Quy định pháp luật nào. Rất mong được Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến công ty chúng tôi, trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 271 Bộ luật Dân sự quy định về hạn chế quyền trổ cửa: “Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng”.

Khoản 8 Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm:

"8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình."

Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ 04/2008 QĐ-BXD thay thế phần II của quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 nên về việc trổ cửa sổ theo nguyên tắc vẫn phải áp dụng Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 của Bộ Xây Dựng, cụ thể:

Theo điểm 1, khoản 7.12.2, Điều 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phần quy định về kiến trúc đô thị thì:

“Từ tầng hai trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.

Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m."

Điểm 3, khoản 7.12.2, Điều 7.12 còn nêu:

“Trong trường hợp có thỏa thuận được mở cửa thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể được mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử”.

Mặt khác, theo Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ 9411 năm 2012, cụ thể tại mục 6.4.3 quy định: “Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.”

Theo thông tin anh cung cấp, giữa nhà anh và nhà hàng xóm có lối đi rộng gần 2m, nhưng do đây là đất của nhà hàng xóm nên ranh giới giữa tường nhà anh với ranh giới đất nhà hàng xóm là sát nhau. Theo đó, anh không được xây cửa sổ sát với ranh giới đất của nhà hàng xóm. Trừ trường hợp hai bên gia đình có thoả thuận cho anh được xây cửa sổ tại vị trí đó.

>> Luật sư tư vấn thắc mắc về Luật Xây dựng, gọi: 1900.6169

-----------

Câu hỏi thứ 2 - Điều kiện để thực hiện giao dịch mua bán đất hợp pháp?

Kính thưa Luật sư! Gia đình tôi mới mua được mảnh đất, hiện tại vẫn chưa sang tên đổi chủ được vì gia đình người bán có người con trai đi Đức chưa về được, Hiện tại gia đình tôi mới có hợp đồng viết tay của chủ đất và cầm bìa sổ đỏ mang tên chủ đất! Luật sư cho tôi hỏi làm thé nào để tôi có thể sang tên thửa đất cho tôi, trong khi đó gia đình bên bán không có đủ người ở nhà để đi công chứng sang tên đổi chủ đất. Rất cảm ơn Luật sư! mong nhận được hồi âm sơm!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về ủy quyền mua bán, chuyển nhượng đất đai

>> Hợp đồng chuyển nhượng đất không công chứng có giá trị pháp lý không?

>> Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013

Như vậy, để giao dịch mua bán hợp pháp thì một trong những điều kiện là hợp đồng có công chứng; nếu hợp đồng viết tay không có công chứng thì không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, vì theo bạn cung cấp thông tin thì người con bên Đức cũng là người có quyền đối với quyền sử dụng đất này nên nếu người con đó không về được thì có thể viết giấy ủy quyền để cho các thành viên khác trong gia đình giao dịch. Khi đó, bạn chỉ cần lập hợp đồng có công chứng với những người còn lại và hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xây nhà có được mở cửa sổ sang nhà hàng xóm?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.