Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là

15:50, 26/04/2022

BHG - Nền quốc phòng toàn dân (QPTD) là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và từng bước hiện đại. Xây dựng nền QPTD bao gồm tổng thể cả về tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng, thế trận quốc phòng và lãnh đạo, quản lý quốc phòng; trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, lấy xây dựng tiềm lực quân sự (TLQS) là nòng cốt. Để xây dựng TLQS vững mạnh toàn diện, thực sự là nòng cốt của xây dựng tiềm lực quốc phòng, cần phải nhận thức và nắm vững một số vấn đề cơ bản như sau:

Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là
Đại tá Trần Đại Thắng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh động viên chiến sỹ mới bắn giỏi. ảnh; Quốc Hoàn

Xây dựng khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển năng lực chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, các cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện. TLQS bao gồm 2 yếu tố: Con người và vũ khí, trang bị, các cơ sở vật chất có thể huy động phục vụ cho chiến tranh; trong đó, con người là quyết định; vũ khí, trang bị là quan trọng. TLQS không những thể hiện ở năng lực, trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang mà còn biểu hiện ở nguồn dự trữ sức người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ quân sự và tiến hành chiến tranh. TLQS được thể hiện ở 2 dạng: Dạng hiện hữu thường xuyên không ngừng phát triển, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; dạng tiềm tàng ở trong các lực lượng, sẵn sàng chuẩn bị để huy động phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và chiến tranh khi cần thiết. Do vậy, TLQS chỉ trở thành hiện thực khi nó được huy động phục vụ cho nhiệm vụ quân sự. Quá trình xây dựng giữa lực lượng tiềm tàng và lực lượng hiện hữu luôn có sự chuyển đổi trạng thái cho nhau. Xây dựng TLQS không chỉ xây dựng về mặt số lượng, chất lượng mà còn biểu hiện ở việc triển khai, bố trí các lực lượng quân sự trong thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cùa Đảng xác định: Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta xác định: Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Trong xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, phải đáp ứng các yêu cầu: Có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ kỹ, chiến thuật và năng lực tham gia đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; có kiến thức nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học. Cần tiếp tục điều chỉnh Quân đội để có cơ cấu cân đối giữa các quân, binh chủng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng thường trực và dự bị động viên… Trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV), Đảng ta xác định: Xây dựng theo hướng vững mạnh, rộng khắp trên các vùng, miền, trên biển, có số lượng phù hợp, chất lượng tổng hợp cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tổ chức biên chế tinh, gọn, chặt chẽ, trang bị vũ khí phù hợp. Không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ quân sự, Ban CHQS cấp xã; bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ và huấn luyện DQTV. Tăng cường vai trò và hiệu quả lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức với DQTV và công tác DQTV theo quy định của pháp luật, bảo đảm lực lượng này đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ và là lực lượng chủ yếu, quan trọng bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng lực lượng dự bị động viên (DBĐV) là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng TLQS. Việc xây dựng lực lượng DBĐV là biện pháp chiến lược nhằm thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cũng là thực hiện quan điểm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh của Đảng. Khi đất nước có chiến tranh, cần huy động lực lượng DBĐV bổ sung cho các đơn vị thường trực của Quân đội theo quy định của Luật DBĐV. Xây dựng lực lượng DBĐV cần phải toàn diện về tổ chức, biên chế, huấn luyện, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước, là sự phát triển cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Xây dựng KVPT vững chắc được bắt nguồn từ lịch sử truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc, từ sự đổi mới tư duy về quân sự, quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta. KVPT là một bộ phận hợp thành, là nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước. Mục đích nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp về quốc phòng, an ninh trên từng tỉnh, huyện, độc lập, tự lực ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch trong thời bình; đồng thời, sẵn sàng động viên sức mạnh của địa phương giải quyết các tình huống trong các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược nhằm giữ vững huyện, tỉnh; bảo vệ vững chắc Tổ quốc…

Xây dựng thế trận KVPT các tỉnh, thành phố, trong đó, thế trận quân sự là hạt nhân, quyết định sự vững chắc của KVPT; được liên kết chặt chẽ với các thế trận khác tạo thành thế trận liên hoàn, vững chắc để chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội; xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới; sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược, bảo vệ địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng KVPT cấp huyện vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quân sự. Xây dựng KVPT then chốt phải được đầu tư xây dựng vững chắc hơn các khu vực khác, xây dựng các điểm tựa, cụm điểm tựa của bộ đội địa phương làm nòng cốt, kết hợp vói các làng, xã chiến đấu, giữ vững trận địa phòng thủ. Ngoài ra, còn phải xây dựng căn cứ chiến đấu; căn cứ hậu cần - kỹ thuật; hệ thống làng, xã chiến đấu; hệ thống phòng thủ dân sự; xây dựng hệ thống công trình quân sự; sở chỉ huy các cấp và xây dựng thế trận biên phòng toàn dân…

Xây dựng TLQS là nội dung quan trọng trong xây dựng tiềm lực quốc phòng của nền QPTD để nâng cao sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng TLQS của nền QPTD trong tình hình mới được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đánh giá đặc điểm tình hình, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và thực trạng xây dựng TLQS trong những năm qua là căn cứ khoa học để đề xuất, phân tích, luận giải những định hướng nội dung xây dựng TLQS trong tình hình mới. Đây là vấn đề lớn, hệ trọng của quốc gia, cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong thực tiễn; góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Đại tá Trần Đại Thắng

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hà Giang

Trả lời:Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 2, Điều 7, Luật Quốc phòng năm 2018, nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:

a) Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;

b)Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng;xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ tổ quốc;

c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;

d)Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;

đ) Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;

e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;

h) Đối ngoại quốc phòng;

i) Kết hợpquốc phòng vớikinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;

k) Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;

l) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

QĐND