Định nghĩa sức khỏe tinh thần

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.

Nói như vậy để thấy rằng “sức khỏe tinh thần” là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống cảm xúc lành mạnh của con người, đó là niềm hạnh phúc tự tại từ bên trong, một cảm giác vững chắc về bản thân và khả năng kiểm soát bản thân dù đang ở trong bất cứ một tâm trạng nào. Mặt khác phải thấy rằng, sự tồn vong của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Vậy nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực đạt yêu cầu để thực thi cho một mục tiêu nào đó thì tất nhiên “sức khỏe tinh thần” của mỗi thành viên sẽ ảnh hưởng hoặc tác động không nhỏ đến việc hoàn thành mục tiêu.

Để có được “sức khỏe tinh thần”, cá nhân cần xây dựng cho mình những yếu tố mang tính cầu thị và phải được giải quyết trong trạng thái tích cực bao gồm:

+ Trải nghiệm cản xúc tích cực: là nhìn thấy những mặt hạn chế để khắc phục chứ không phải che đậy tức là nhìn nhận tích cực về bản thân và nghề nghiệp của bản thân được thể hiện qua những cung bậc cảm xúc trong cùng một khoảng thời gian. Biết gắn kết một cách lành mạnh trong các mối quan hệ công việc, gia đình và xã hội một các tự chủ, tôn trọng và không lệ thuộc vào người khác. Biết tận hưởng hương vị cuộc sống, làm cho bản thân thấy thoải mái, dễ chịu và trân quý những gì bản thân đang có.

+ Khả năng tập trung: là điều khiển được các hành động về thể chất và tâm trí hướng vào quá trình thực hiện công việc cũng như các hoạt động khác. Có khả năng tự khắc phục, loại bỏ các yếu tố “gây nhiễu” khi làm việc ảnh hưởng tới hiệu suất công việc hoặc làm mất tập trung.

+ Khả năng thích ứng: là tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi để sao cho phù hợp với hoàn cảnh công việc và cuộc sống. Biết loại trừ những căng thẳng mà bản thân phải đối diện trong cuộc sống hàng ngày ngoại trừ những dạng stress đặc biệt. Làm quen với môi trường công việc một cách nhanh nhất và giải quyết công việc theo hướng tích cực, linh hoạt và hài hòa.

+ Khả năng phục hồi: là biết giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng phương pháp lành mạnh mà không phải mượn chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… để “cân bằng” cảm xúc. Khôi phục lòng tin, hàn gắn mất mát và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.

+ Cảm nhận ý nghĩa cuộc sống: là thấy mình như một phần của tổ chức, của cộng đồng. Luôn mong muốn hoàn thiện nhân cách và phát triển khả năng của bản thân và nhận ra những giá trị của thành quả đã làm được cho tổ chức.

Khi “sức khỏe tinh thần” của bản thân được coi trọng và luôn ở trong tâm thế sẵn sàng thì chắc chắn hiệu quả công việc luôn sẽ được nâng lên một bậc và việc rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu cộng với kết quả mỹ mãn hẳn là điều tất yếu. 

“Sức khỏe tinh thần” và những ý nghĩa quan trọng không phải ai cũng biết

Không phải tự nhiên mà người xưa có câu: “Thân tâm thường lạc”. Cuộc sống được coi là trọn vẹn chỉ khi chúng ta có một một tâm trí an lành bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng, hầu hết mọi người luôn có thái độ sống hờ hững với sức khỏe tinh thần của mình mình. Bạn có biết, sức khỏe tinh thần chính là “gót chân Asin” có thể khiến bạn gục ngã bất cứ lúc nào?

Sức khỏe tinh thần là gì?

“Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng” - Theo tổ chức y tế thế giới WHO.

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò then chốt trong sức khỏe toàn diện của con người. Sức khỏe tinh thần không ổn định tác động đến khả năng đưa ra quyết định, khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng làm tốt trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và các quan hệ xã hội khác (bạn bè, nơi làm việc và cộng đồng).

Định nghĩa sức khỏe tinh thần

Một người có sức khỏe tinh thần tốt chắc chắn sẽ luôn nhìn thấy những khía cạnh tích cực trong mọi vấn đề. Cuộc sống nhờ vậy sẽ bình lặng hơn và dù có gặp khó khăn hay trắc trở cũng có thể mạnh mẽ đối diện và vượt qua. Nếu có một tinh thần khỏe mạnh, bạn chắc chắn là một người chào ngày mới bằng những nụ cười tươi, ăn ngon miệng, ngủ yên giấc, sống chan hòa với mọi người và luôn tự tin với chính bản thân mình.

Ngược lại, nếu một người có sức khỏe tinh thần bất ổn, họ chắc chắn đang phải đối diện với thật nhiều điều tồi tệ và tiêu cực. Thậm chí, tình trạng này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, khả năng xử lý công việc và các mối quan hệ xung quanh.

Sức khỏe tinh thần tốt - Nền tảng cho một thể chất mạnh mẽ và cuộc sống vui vẻ

Bạn có biết, trong khu vực Tây Thái Bình Dương, chỉ riêng rối loạn trầm cảm là nguyên nhân gây ra 5,73% gánh nặng bệnh tật. Sức khỏe thể chất phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe tinh thần. Giữa thể chất và tinh thần luôn có một sợi dây liên kết vô cùng chặt chẽ. Cơ thể thường sẽ phản ứng theo những cảm xúc và suy nghĩ của bạn.

Khi cảm thấy buồn chán, căng thẳng hay lo lắng trong một khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ dễ rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian mà không được giải quyết có thể sẽ dẫn đến những hiện tượng nghiêm trọng hơn như cao huyết áp hay đau dạ dày.

Định nghĩa sức khỏe tinh thần

Đặc biệt, sức khỏe tinh thần tốt có liên quan đến trạng thái hạnh phúc, sự tự tin, lòng tự trọng, sự hài lòng… Một hệ tư tưởng tích cực giúp hình thành các quan hệ tích cực, phát huy tiềm năng và giúp mỗi người sẵn sàng đương đầu với thử thách. Cuộc sống chắc chắn sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn biết cách cải thiện sức khỏe tinh thần của chính mình.

Những “liều thuốc” giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần

1. Rèn luyện cơ thể

Một trong những cách hữu hiệu giúp sức khỏe tinh thần luôn ở trạng thái ổn định chính là duy trì việc rèn luyện cơ thể. Hãy tập thể dục thường xuyên, bởi việc này có thể giúp cơ thể sản sinh ra Endorphin - chất dẫn truyền thần kinh giúp bạn cảm thấy vui vẻ và ức chế phản ứng căng thẳng của cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng và khiến bạn bình tĩnh hơn trong những hoàn cảnh tiêu cực. Có nhiều hình thức rèn luyện cơ thể như tập Yoga, đi bộ, khiêu vũ, chơi thể thao,... Bạn có thể tìm cho mình một hình thức phù hợp mà bạn yêu thích.

Định nghĩa sức khỏe tinh thần

2. Ăn uống điều độ

Thói quen và chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy bổ sung những chất dinh dưỡng giúp cơ thể kiểm soát căng thẳng, từ những thực phẩm như ngũ cốc, bơ, chuối, các loại củ quả,... Đồng thời, bạn nên hạn chế sử dụng các món ăn, thức uống chứa chất kích thích như caffeine, rượu,...

3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là thời gian để cơ thể phục hồi và giải quyết căng thẳng sau một ngày. Đây là lúc não bộ thư giãn và cơ thể được thư thái sau hoạt động cơ bắp suốt ngày dài. Điều quan trọng là ngủ đủ giấc và giấc ngủ phải có chất lượng. Để giảm bớt căng thẳng, bạn cần ngủ 6-8 tiếng mỗi đêm.

4. Xây dựng sự tự tin

Cảm thấy hạnh phúc về bản thân là điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần. Suy nghĩ lo lắng và tiêu cực có thể khiến bạn thất vọng. Chính vì vậy, hãy ngừng việc liên tục tự kiểm điểm bản thân bằng cách tập trung vào điểm mạnh của chính mình.

5. Để tâm trí nghỉ ngơi tối thiểu 10 phút một ngày

Mỗi ngày, hãy dành cho tâm trí của bạn ít nhất là 10 phút để nghỉ ngơi. Đóng cửa văn phòng của bạn hay rời xa những chốn xô bồ và để bản thân thả lỏng nhất có thể. Nghĩ về những điều hạnh phúc và ước mơ về những điều tuyệt đẹp, tại sao không?

Định nghĩa sức khỏe tinh thần

Một lần nữa, đừng hờ hững mà hãy nghiêm túc nhìn vào cảm xúc của chính mình, chăm chút và nuôi dưỡng nó mỗi ngày nếu bạn muốn có một cuộc đời không hối tiếc. Với MB Ageas Life, một trong những sứ mệnh của chúng tôi chính là góp phần xây dựng sức khỏe tinh thần cho bạn. Chúc bạn luôn có một tinh thần và thể chất khỏe mạnh để có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn từng phút giây!