Định nghĩa xe mô tô và xe gắn máy

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt lỗi không tuân thủ biển cấm xe gắn máy. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 5 triệu đồng và bị tạm giữ Giấy phép lái xe. Việc trang bị những thông tin cần thiết về điều luật giúp người điều khiển phương tiện tránh được các lỗi vi phạm không đáng có.

Phân biệt biển cấm xe gắn máy và xe môtô

Hiện nay, nhiều người tham gia giao thông vẫn nhầm lẫn khái niệm xe gắn máy và môtô là một mà không biết rằng đây là 2 loại hình phương tiện riêng biệt. Khi lưu thông, sẽ có những biển cấm cho xe gắn máy và mô tô khác nhau.

Hiện nay có 2 loại biển báo cấm xe môtô và xe gắn máy phổ biến là:

Biển số P.104 - "Cấm xe máy": Báo đường cấm các loại xe máy, mô tô trừ xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy. 

Biển số P.111a - "Cấm xe gắn máy": Báo đường cấm xe máy và xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

Do khác nhau về vận tốc tối đa và các yêu cầu về độ tuổi, bằng lái của người điều khiển nên biển cấm xe gắn máy và xe môtô cũng không giống nhau. Để dễ phân biệt, người tham gia giao thông lưu ý:

Biển báo cấm xe môtô, xe máy là biển số P.104 có biểu tượng người ngồi trên xe. Tuy nhiên, biển P.111a dành cho xe gắn máy sẽ không có ký hiệu người điều khiển xe. 

Theo quy định, biển báo P.111a “cấm xe gắn máy” áp dụng cho cả xe gắn máy và môtô. Biển P.104 "cấm xe máy" chỉ có tác dụng cấm môtô, xe máy, không cấm "xe gắn máy".

Định nghĩa xe mô tô và xe gắn máy
Biển cấm xe môtô, xe máy có biểu tượng người ngồi trên xe. Ảnh: ATGT 

Những quy định về lỗi đi vào đường có biển cấm xe gắn máy

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông đi vào đường cấm sẽ bị phạt lỗi “Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm”. 

Cách xác định lỗi không tuân thủ biển báo cấm xe gắn máy

Hành vi không tuân thủ biển báo thường bị nhầm lẫn với lỗi sai làn, phần đường. Trên thực tế, người tham gia giao thông thường phạm lỗi này tại khu vực đường giao nhau, có đặt biển R.411 báo “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo”.

Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe gắn máy cố tình đi vào khu vực có biển báo P.104 hoặc P.111a tức là đã vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ.

Mức phạt khi vi phạm biển cấm xe gắn máy  

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người tham gia giao thông khi đi vào đường có biển cấm xe gắn máy và xe môtô, xe máy như sau:

Đối tượng bị xử phạt khi vi phạm: Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe máy, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); Người điều khiển các loại xe tương tự xe môtô, xe gắn máy.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với hành vi: Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (theo điểm i Khoản 3 Điều 6).

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đối với loại phương tiện đang điều khiển (theo điểm b Khoản 7 Điều 6).

Hình thức xử phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng tùy mức độ nặng nhẹ của hành vi.

Như vậy, khi đi vào đường có biển cấm xe gắn máy, xe môtô, người điều khiển phương tiện không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể bị tước Giấy phép lái xe. Hơn nữa, việc tuân thủ theo cảnh báo của biển cấm là hành động tôn trọng pháp luật và thể hiện sự văn minh của mỗi người dân và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Đối chiếu với các văn bản pháp luật, xe máy điện cũng là phương tiện thuộc xe gắn máy. Do đó người điều khiển loại hình phương tiện này cũng cần tuân thủ các quy định về biển báo cấm và các tình huống không được thực hiện trong quá trình lưu hành. 

Nghị định 100 Biển cấm xe gắn máy Biển cấm xe môtô Phân biệt biển cấm xe máy Phân biệt biển cấm xe mô tô

Xe mô tô là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh

Xe gắn máy là xe gì? Phân biệt giữa xe gắn máy và mô tô? Tốc độ tối đa và khoảng cách cho phép của xe mô tô và xe gắn máy?

Hiện nay như chúng ta đã biết thì các loại xe xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều và phải kể tới xe mô tô và xe gắn máy là hai loại xe thông dụng được quan tâm và sử dụng rất nhiều, cũng do tính tiện lợi và những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên rất nhiều người đang lầm tưởng hai loại này giống nhau.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Xe gắn máy là xe gì?
  • 2 2. Phân biệt giữa xe gắn máy và mô tô:
  • 3 3. Tốc độ tối đa và khoảng cách cho phép của xe mô tô và xe gắn máy:
    • 3.1 3.1. Tốc độ tối đa:
    • 3.2 3.2. Quy định về khoảng cách giữa hai xe khi tham gia giao thông:

1. Xe gắn máy là xe gì?

– Xe gắn máy theo như quy định của pháp luật thì nó chính là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;

2. Phân biệt giữa xe gắn máy và mô tô:

Theo khoản 3.39 và 3.40 trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN – 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, 2 phương tiện này được định nghĩa như nhau:

– Xe mô tô là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.

– Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 hoặc 3 bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3.

Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy một cách đơn giản nhất là tất cả các loại xe có tốc độ tối đa theo thiết kế lớn hơn 50 km/h, động cơ đốt trong có dung tích xi lanh lớn hơn 50cm3 là xe máy (xe mô tô). Và ngược lại là xe gắn máy.

Nhiều người có sự nhầm lẫn giữa xe máy (xe mô tô) và xe gắn máy (Nguồn: vinfastauto.com)

Quy định pháp luật hiện hành về 2 loại phương tiện này cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh

Xe mô tô

Xe gắn máy

Độ tuổi được lái xe18 tuổi trở lên16 tuổi trở lênYêu cầu về giấy phép lái xe (GPLX)Phải có GPLX hạng A1 trở lênKhông cầnTốc độ tối đa của xe khi tham gia giao thôngDao động từ 50 đến 70km/h tùy khu vực dân cưTốc độ tối đa cho phép cả ở trong và ngoài khu vực đông dân cư đều giới hạn ở mức 40 km/hHệ thống biển báo, quy địnhKý hiệu xe máy có người ngồi trên xeKý hiệu xe máy không có người ngồi trên xeMức phạt quá tốc độ tối đa cho phép

– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX

– Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20 km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ tối đa

3. Tốc độ tối đa và khoảng cách cho phép của xe mô tô và xe gắn máy:

3.1. Tốc độ tối đa:

 của xe máy tức xe môtô, trong khu vực đông dân cư là 60 km/h và ngoài khu dân cư đông dân cư là 70 km/h.

Tốc độ tối đa của xe gắn máy là 40km/h.

Nếu chạy xe vượt quá tốc độ cho phép, người điều khiển phương tiện xe môtô và xe gắn máy đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 5 và điểm a, khoản 8 Điều 6 Nghị định 46 của Chính phủ.

Như vậy, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trong khi đó, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, khu đông dân cư là những khu vực nào? Khu vực được xác định là khu đông dân cư khi có chiều dài đoạn đường bằng hoặc lớn hơn 500m. Các lối di chuyển vào nhà trực tiếp so với đường ở cự ly trung bình bằng hoặc nhỏ hơn 6m (tính theo chiều ngang). Cùng với đó mật độ của lối ra và vào nhà ở mức trung bình nhỏ hơn 10m. Khi di chuyển ở khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa xe máy điện, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự di chuyển trên đường bộ không vượt quá 40km/h (trừ đường cao tốc).

Quy định này khiến nhiều người nhầm tưởng về tốc độ chạy tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư chỉ 40km/h. Tuy nhiên, cách hiểu này sai vì không phân biệt được xe gắn máy và xe máy. Xe máy (hay xe mô tô) là loại xe cơ giới chạy bằng động cơ có 2 hay 3 bánh hoặc xe tương tự dung tích xy lanh bằng hoặc lớn hơn 50m3, trọng tải của bản thân xe không vượt 400kg. Trong khi đó xe gắn máy là phương tiện 2 hoặc 3 bánh chạy bằng động cơ với vận tốc không vượt 50km/h, nếu là động cơ nhiệt có dung tích không lớn hơn 50cm3. Do vậy, xe gắn máy và xe máy là 2 loại hoàn toàn khác nhau, nên quy định vận tốc tối đa của xe gắn máy cũng khác xe máy.

Theo quy định mới về tốc độ xe máy tối đa khi đi ở khu vực có đông dân cư ở đường đôi, hay đường có dải phân cách giữa để phân biệt giữa chiều đi và chiều về là 60km/h. Còn di chuyển ở đường 2 chiều (tức là chiều đi và về cùng 1 phần của đường chạy xe và không có dải phân cách giữa, hoặc đường 1 chiều chỉ có 1 làn cho xe cơ giới) thì tốc độ tối đa là 50km/h.

Ngoài ra, đối với việc di chuyển trên đường cao tốc, xe máy chuyên dùng hoặc các loại xe cơ giới được di chuyển với tốc độ không vượt 120km/h.

3.2. Quy định về khoảng cách giữa hai xe khi tham gia giao thông:

Bên cạnh quy định tốc độ xe máy, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bạn cần giữ một khoảng cách an toàn cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đối với những nơi có biển báo “giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe” thì cần phải chấp hành quy định, giữ khoảng cách không nhỏ hơn giá trị được quy định.

Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện khi tham gia giao thông cụ thể như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

V=60

35

60 < V ≤ 80

55

80 < V ≤ 100

70

100 < V ≤ 120

100

Một lưu ý nhỏ khi tham gia giao thông đó là khi điều khiển xe với tốc độ dưới 60 km/h, người lái luôn giữ phải khoảng cách an toàn với phương tiện bên cạnh hoặc đằng trước. Khoảng cách tùy vào mật độ phương tiện tham gia giao thông trên đường mà các bạn có thể giữ khoảng cách an toàn.

Bên cạnh đó, khi điều khiển xe máy trong điều kiện thời tiết có mưa hoặc sương dày, địa hình quanh co, trơn trượt, hạn chế tầm nhìn thì các bạn cần giữ khoảng cách an toàn lớn hơn khoảng cách được quy định trên các biển báo.

Như vậy nên căn cứ dựa trên các quy định tốc độ xe máy quy định rõ, ngoài việc vượt quá tốc độ cho phép, nếu người điều khiển xe chạy thấp hơn tốc độ cho phép trên những đoạn đường đã được quy định cũng sẽ bị xử phạt. Đối với những đoạn đường có biển báo di chuyển từ 60 – 100 km/h thì người điều khiển xe cần đảm bảo tốc độ nằm trong khoảng từ 60 – 100km/h. Nếu di chuyển vượt quá hoặc thấp hơn khoảng tốc độ này đều bị xử phạt. Cụ thể, theo điểm b, khoản 2, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe với tốc độ chậm hơn so với các xe khác đang đi cùng chiều nhưng không đi ở phần bên phải của đường xe chạy (trừ các trường hợp xe khác chạy vượt quá tốc độ được quy định) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền là từ 400.000 đồng cho tới 600.000 đồng.

Bên cạnh đó còn căn cứ tại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP của Luật Giao thông đường bộ đã có quy định cụ thể tại trường hợp, nếu điều khiển xe trên đường cao tốc mà bạn chạy dưới tốc độ cho phép sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Qua những thông tin được chia sẻ trên, có thể nhận thấy việc cập nhập những quy định tốc độ xe máy khi tham gia giao thông 2021 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người tham gia giao thông mọi phương tiện đều cần phải tuân thủ tốc độ khi lái xe không chỉ đảm bảo an toàn tính mạng cho bạn và những người xung quanh mà còn thể hiện bạn là người văn minh, am hiểu Pháp luật.

Xe gắn máy và xe máy khác nhau như thể nào?

=> Như vậy, từ hai định nghĩa này có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa xe máy và xe gắn máyxe máy có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên có tải trọng nhất định còn xe gắn máyxe có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h hoặc có dung tích không lớn hơn 50 cm3 nếu dẫn động là động cơ nhiệt.

Đường cấm xe máy là gì?

Nhận diện biển báo cấm xe gắn máy và hiểu rõ ý nghĩa Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm xe gắn máy được ký hiệu P. 111a, một trong loại biển báo giao thông thuộc nhóm biển báo cấm - biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển cấm môtô và xe gắn máy khác nhau như thể nào?

Biển báo cấm xe môtô, xe máybiển số P. 104 có biểu tượng người ngồi trên xe. Tuy nhiên, biển P. 111a dành cho xe gắn máy sẽ không có ký hiệu người điều khiển xe.

Xe gắn máy báo nhiêu cc?

Xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h, những xe này phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy và cả xe máy điện.