Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không

Tin cùng chuyên mục

  • Thủ tục chuyển trường THPT tiến hành thế nào?
  • Đang làm ổn định, đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc không?
  • Tăng giá "quá tay" sau Tết bị phạt nặng!
  • Nên nhận lương theo hình thức nào để được lợi nhất?
  • Không đăng ký kết hôn, con có được mang họ cha?

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Môi giới bất động sản: Phân biệt “cò đất” và môi giới chuyên nghiệp
  • Quy định cần biết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tại sao Doanh nghiệp tư nhânkhông có tư cách pháp nhân

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Khi nhắc đến loại hình Doanh nghiệp tư nhân, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Và để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần làm rõ một số vấn đề như sau:

Tư cách pháp nhân là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan. Mọi tổ chức đều phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, pháp nhân phải đặt ra một bộ máy điều hành, quản trị đối với hoạt động pháp nhân, có thể bao gồm cá nhân hoặc cơ quan quản trị, bộ phận chuyên môn… để tạo sự nhất quán trong quá trình hoạt động của pháp nhân. Đồng thời phải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, cơ quan điều hành đó trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Điều này có nghĩa là tách bạch tài sản của pháp nhân với chủ thể khác ra, khi tài sản đã chuyển sang quyền sở hữu của pháp nhân rồi thì chỉ có pháp nhân mới có quyền sử dụng tài sản đó. Các chủ thể khác không được can thiệp hay sử dụng. Đồng thời, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình khi tham gia vào kinh doanh, chỉ trả nợ trong phần tài sản của mình, trả hết thì thôi.
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi tiến hành giao dịch với các chủ thể khác, pháp nhân sử dụng tên gọi của mình, nhân danh chính mình để giao dịch chứ không phải nhân danh một chủ thể khác.
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không

Tư cách pháp nhân là gì?

>> Xem thêm: Phân biệt giữa giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp

Pháp nhân là gì?

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
  • Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Có nghĩa là pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong phạm vi tài sản của mình. Như vậy, tổ chức trả nợ hết tài sản thì thôi, năng lực trách nhiệm pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp ngoại lệ là các công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn;
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?

Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Căn cứ vào quy định trên đây thì có thể thấy vốn của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản của Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Qua đó có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh chính mình để tham gia hoạt động tố tụng với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Từ các phân tích trên cho thấy doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ các điều kiện để được xem là một pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Trên đây là trả lời cho câu hỏi Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không mà chúng tôi gửi đến Chị. Mong là đã giúp chị hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này. Nếu có thắc mắc nào về pháp lý, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.

PHAN LAW VIETNAM
Hotline:0794.80.8888– Email:
Liên hệ Văn phòng Luật Sư

Chia sẻ:
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không
Facebook
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không
Pinterest
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không
Linkedin
Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không
Twitter