Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ U người ta bố trí các khu vực như thế nào

Câu 2 trang 20 SGK Công Nghệ 9 - Nấu ăn

Đề bài

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp ? Cho biết cách sắp xếp thích hợp ?

Lời giải chi tiết

* Có 5 khu vực:

+ Cất, giữ thực phẩm;

+ Sửa soạn thực phẩm;

+ Thái, rửa thực phẩm;

+ Nấu nướng;

+ Bày, dọn thức ăn.

* Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

+ Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.

+ Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

+ Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

+ Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

Loigiaihay.com

  • Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ U người ta bố trí các khu vực như thế nào

    Câu 1 trang 20 SGK Công Nghệ 9 - Nấu ăn

    Hãy kể những công việc thường làm trong nhà bếp ?

  • Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ U người ta bố trí các khu vực như thế nào

    Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 20 SGK Công nghệ 9

    Hãy cho biết tên gọi các khu vực làm việc (có ghi số) trong sơ đồ nhà bếp dạng chữ L. Cách sắp xếp này đã hợp lí chưa? Tại sao?

  • Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ U người ta bố trí các khu vực như thế nào

    Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 19 SGK Công nghệ 9

    Em hãy nêu tên gọi các khu vực đã được đóng khung (có ghi số) trên sơ đồ bếp dạng chữ U. Theo em, cách sắp xếp này đã hợp lí chưa? Tại sao?

  • Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ U người ta bố trí các khu vực như thế nào

    Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 18 SGK Công nghệ 9

    Căn cứ vào gợi ý ở từng hình nhỏ, các em hãy thảo luận để rút ra kết luận về việc sắp xếp các khu vực làm việc trong nhà bếp như thế nào cho hợp lí?

  • Đối với việc sắp xếp nhà bếp dạng chữ U người ta bố trí các khu vực như thế nào

    Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 17 SGK Công nghệ 9

    Nhìn vào hình 7, em hãy phân tích cách sắp xếp các khu vực trong nhà bếp như thế nào?

Tóm tắt lý thuyết

I. Cách sắp xếp và trang trí nhà bếp

1. Những công việc cần làm trong nhà bếp

  • Cất giữ thực phẩm.

  • Cất giữ dụng cụ làm bếp.

  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm.

  • Nấu nướng, thực hiện món ăn.

  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn.

2. Những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp

Công việc

Đồ dùng cần thiết

Cất giữ thực phẩm

Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh;

Cất giữ dụng cụ làm bếp

Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn.

Chuẩn bị sơ chế thực phẩm

Bàn sửa soạn thức ăn;

Bàn cắt, thái, chậu rửa;

Nấu nướng, thực hiện món ăn

Bếp đun;

Bày dọn thức ăn và bàn ăn

Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong;

Bài giảng Công nghệ 9, bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp (tiếp theo)

Chủ nhật - 24/12/2017 15:11

  • In ra

Bài giảng Công nghệ 9, bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp (tiếp theo)

* Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh phải:
- Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lý và khoa học, tạo sự gọn gàng, ngăn nắp và thoải mái khi ăn.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình.
* Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên:
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Đồ dùng: Các mẫu hình nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, hình ảnh các khu làm việc trong nhà bếp, hình ảnh một số kiểu nhà bếp thông dụng
- Đối với học sinh:
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phư­­ơng án trả lời các câu hỏi ở Sgk. + Đồ dùng: Tranh ảnh tự sưu tầm

* Tiến trình thực hiện:
I. Tổ chức ổn định lớp: (01 phút/ 01 tiết)
- Kiểm tra số lư­­ợng học sinh tham gia, kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh.

II. Tích cực hoá tri thức: (04 phút/ 01 tiết)
- Những dụng cụ, thiết bị nhà bếp được làm bằng những chất liệu gì? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ, thiết bị đó.
- Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm, thủy tinh, nhựa.
- Kể tên một vài loại đồ dùng điện trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản các loại đó?
III. Các hoạt động dạy và học:

Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy và trò
III. Một số cách sắp xếp trang trí nhà bếp thông dụng:

- Nhà bếp thường được sắp xếp theo các dạng hình thông dụng: dạng chữ I, hai đường thẳng song song, chữ U, chữ L.



1. Dạng chữ I:
- Sử dụng một bên tường.
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
Được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ. Trên tường có các ngăn tủ chứa bát, đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết.
2. Dạng hai đường thẳng song song:
Sử dụng hai bức tường đối diện.
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
Tạo thành một tam giác đều, được nối liền bởi các ngăn, kệ tủ.
3. Dạng hình chữ U:
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
4. Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ.
5. Trên tường có các ngăn tủ chứa bát, đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết.
Cách sắp xếp này là hợp lý vì: các khu vực làm việc (tủ chứa thực phẩm, nơi dọn rửa, nơi đun nấu) nằm trên 3 góc của tam giác đều. Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ ở dưới thấp cũng như ở trên tường nên tiện cho việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian.
4. Dạng hình chữ L:
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
4. Nơi bày dọn thức ăn.
5. Các ngăn và kệ tủ chứa bát, đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết.
6,7. Nơi chứa rác.
Cách sắp xếp này là hợp lý vì: các khu vực làm việc (tủ chứa thực phẩm, nơi dọn rửa, nơi đun nấu) nằm trên 3 góc của tam giác đều. Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ ở dưới thấp cũng như ở trên tường nên tiện cho việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian.
IV. Bài tập thực hành
Hình 12b phù hợp và khoa học hơn vi: các khu vực lam việc nằm trên 3 góc của hình tam giác đều, được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ ở dưới thấp cũng như ở trên tường
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sắp xếp trang trí phù hợp.
?. Em hãy kể một số dạng hình nhà bếp thông dụng trong các hộ gia đình hiện nay?
- Y/c hs liên hệ thực tế.
Bếp của gia đình em được sắp xếp như thế nào?
- Gv phân tích, kết luận về các dạng nhà bếp thông dụng.
- Y/c hs lần lượt phân tích sự phù hợp, điểm chưa hợp lý đối với từng dạng được thể hiện ở Sgk (dạng chữ I, dạng hai đường thẳng song song, dạng chữ U, dạng chữ L)
GV cho hs quan sát H8 sgk
?. Vị trí và các khu vực làm việc ở H8 được sắp xếp như thế nào?




y/c hs quan sát H9 sgk.
?. Vị trí các khu vực làm việc nên sắp xếp như thế nào cho hợp lý? (hãy diễn tả theo hình)



Em hãy nêu tên các khu vực đã được đóng khung (có ghi số) trên sơ đồ bếp dạng chữ U (H10)?



Theo em cách sắp xếp này đã hợp lý chưa? Tại sao?




Y/c hs quan sát h21 sgk.
Em hãy nêu tên các khu vực đã được đóng khung (có ghi số) trên sơ đồ bếp dạng chữ L?



Theo em cách sắp xếp này đã hợp lý chưa? Tại sao?




Hoạt động 2: Làm bài tập thực hành.
Phân tích 2 hình 12a và 12b cách bố trí các khu vực làm việc trong 2 nhà bếp, cách nào phù hợp và khoa học hơn ? Tại sao?


IV. Tổng kết bài học: (05 phút/ 01 tiết)
- Y/c 01 hs đọc phần ghi nhớ.
- Kiểm tra nhận thức
- Hư­­ớng dẫn học bài ở nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Trả lời các câu hỏi ở Sgk.
+ Hoàn thành bài tập thực hành.
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:
+ Nghiên cứu kỹ bài mới
+ Căn cứ vào nội dung để chuẩn bị nội dung lẫn đồ dùng phù hợp (giáo viên hướng dẫn kỹ cho học sinh, đặc biệt chú ý các phư­ơng tiện phù hợp với đặc điểm địa phư­ơng).
- Nhận xét, đánh giá giờ học.

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.