Dung chất nào sau đây để nhận biết được các dung dịch sau NaOH HCl NaCl

Tìm hiệu hai số đó (Hóa học - Lớp 4)

2 trả lời

Viết chuỗi phản ứng (Hóa học - Lớp 9)

2 trả lời

Định lượng FeSO4 bằng KMnO4 (Hóa học - Đại học)

1 trả lời

Chọn câu trả lời đúng nhất (Hóa học - Đại học)

3 trả lời

Trong chuẩn độ, điểm dừng và điểm tương đương (Hóa học - Đại học)

2 trả lời

Chất chỉ thị là chất (Hóa học - Đại học)

2 trả lời

Cách nhận biết các chất hóa học

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc nhận biết các dung dịch hóa chất mất nhãn. Để có thể làm tốt dạng bài tập nhận biết, các bạn học sinh cần nắm chắc tính chất hóa học của các chất, cũng như màu sắc đặc trưng trong phản ứng. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau NaCl, NaOH, HCl, Ca(OH)2

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Dùng quỳ tím để nhận biết các mẫu thử trên

Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, thì dung dịch đó là HCl

Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch đó là NaOH và Ca(OH)2

Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là NaCl

Để nhận biết 2 dung dịch NaOH và Ca(OH)2 ta dẫn khí CO2 qua hai dung dịch

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì dung dịch ban đầu là Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Còn lại là NaOH

>> Chi tiết phương pháp làm dạng bài tập nhận biết tại: Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9

Câu hỏi vận dụng liên quan

Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau:

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

e) KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

Hướng dẫn làm bài tập

Trích các mẫu thử để nhận biết

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Dùng quì tím nhận biết HCl vì làm quì tím hoá đỏ, NaOH làm quì tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quì tím.

Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quì tím Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaCl

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

Dùng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm:

Nhóm 1 làm quỳ tím hóa đỏ: HCl và H2SO4

Nhóm 2 không làm đổi màu quỳ tím NaCl và Na2CO3,

Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. Mỗi lần làm thí nghiệm thay mẫu thử mới. Cho HCl vào các mẫu thử nhóm số 2. Mẫu sủi bọt khí là Na2CO3.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑+ H2O

Cho dung dịch BaCl2 vào nhóm I. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl

Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là HCl.

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

Dùng quì tím chia thành hai nhóm.

Nhóm 1: NaOH, Ba(OH)2 làm quì tím hoá xanh

Nhóm 2: BaCl2, NaCl không đổi màu quì tím

Cho dung dịch Na2SO4 vào từng mẫu thử ở hai nhóm.

Nhóm 1: mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2, NaOH không phản ứng.

Nhóm 2: mẫu tạo kết tủa trắng là BaCl2, NaCl không phản ứng.

Phương trình hóa học

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaOH

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

Trích mẫu thử và đánh dấu thứ tự:

Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ → nhận ra dung dịch AgNO3

Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh → nhận ra dung dịch K2CO3

Mẫu thử nào không đổi màu → nhận ra các dung dịch Na2SO4, BaCl2

Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:

Mẫu thử nào nếu xuất hiện kết tủa trắng → nhận ra dung dịch Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ 2NaCl

(trắng)

Nếu không có hiện tượng gì xảy ra → nhận ra dung dịch BaCl2

e) KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa xanh, chất ban đầu là Cu(NO3)2

NaOH + Cu(NO3)2 → NaNO3 + Cu(OH)2

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu thì chất ban đầu là Fe(NO3)3

Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó hóa đen, thì chất ban đầu là AgNO3

AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO3

AgOH → Ag2O + H2O

Dung dịch không có hiện tượng gì là KNO3

.................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

NaOH + HCl → NaCl + H2O được THPT Sóc Trăng biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng NaOH cộng HCl sản phẩm thu được muối và nước. Nội dung chi tiết tài liệu được cập nhật dưới đây.

1. Phương trình phản ứng HCl tác dụng với NaOH

2. Điều kiện phản ưng NaOH tác dụng HCl

Nhiệt độ thường

Bạn đang xem: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Hai chất này đều không màu, phản ứng không có hiện tượng xảy ra.

Để nhận biết phản ứng vừa đủ, ta lắp một buret có chứa NaOH, phía dưới là cốc đựng dung dịch HCl có pha dung dịch phenolphtalein.

Mở buret để NaOH nhỏ giọt từ từ.

Lúc đầu sau khi giọt NaOH vừa rơi vào cốc đong đựng HCl, thì sẽ thấy màu hồng của phenolphtalein tuy nhiên màu hồng sẽ biến mất ngày do NaOH bị trung hòa. Tới khi nào thấy giọt NaOH rơi xuống, tạo màu hồng bền >5s thì lúc này phản ứng vừa đủ.

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì:

A. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.

B. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit.

C. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.

D. Tác dụng với oxit axit và axit.

Câu 2: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

A. Na2CO3

B. KCl

C. NaOH

D. NaNO3

Câu 3. Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

A. Ca(OH)2, Na2CO3

B. Ca(OH)2, NaCl

C. Ca(OH)2, NaNO3

D. NaOH, KNO3

Câu 4. Cho 2,64 gam CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng muối CaCO3 tạo thành là:

A. 3 gam

B. 4 gam

C. 5 gam

D. 6 gam

Câu 5. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:

A. 0,5M

B. 0,25M

C. 0,1M

D. 0,05M

Câu 6. Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:

A. Ba(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3

B. Zn(OH)2, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cu(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.

Câu 7. Ứng dụng nào sau đây không phải của natri hidroxit

A. chất khử trùng, tẩy trắng tạo ra các chất tẩy rửa như nước Javen

B. Ứng dụng của natri hidroxit trong công nghiệp dệt và nhuộm màu

C. NaOH được ứng dụng trong khâu loại bỏ axit béo để tinh chế dầu thực vật

D. Làm thuốc trừ sâu trong công nghiệp

Câu 8. Khi cho kim loại kalo vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan dần ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

D. Chỉ có sủi bọt khí, dung dịch không có màu gì

…………………………………….

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Trên đây THPT Sóc Trăng đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích NaOH + HCl → NaCl + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà THPT Sóc Trăng tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, THPT Sóc Trăng đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục