Farm stablecoin là gì

Chào anh em đến với Series DeFi Legos, đây là Series Phân tích và Research chuyên sâu giúp anh em có cái nhìn tổng quan nhất về một lĩnh vực hay thị trường nào đó, và trong bài viết hôm nay sẽ là Stablecoin.

Show

Trong thị trường crypto hiện tại sẽ có rất nhiều Stablecoin như USDT, USDC, DAI, ESD,... tuy nhiên cách vận hành của chúng không hề giống nhau. Chính vì thế trong bài viết này hôm nay, mình sẽ cùng anh em phân tích thật chi tiết về lĩnh vực Stablecoin và trả lời một số câu hỏi:

  • Stablecoin là gì và vai trò của Stablecoin trong thị trường?
  • Có bao nhiêu loại Stablecoin, điểm mạnh, điểm yếu của từng loại?
  • Stablecoin và sự ảnh hưởng của chúng đến thị trường DeFi?
  • Những Insights thú vị đến từ chỉ số “Stablecoin”.
  • Chia sẻ một số công cụ theo dõi chỉ số của Stablecoin.

Disclaimer: Bài viết được viết dưới góc độ phân tích nhằm mục đích cung cấp thông tin. Anh em vui lòng không xem đây là lời khuyên đầu tư với mọi hình thức. Thị trường crypto là thị trường đầu tư mạo hiểm, anh em cần tìm hiểu chi tiết trước khi tham gia với số vốn lớn.

Mời anh em tiếp tục với bài viết ngay phần dưới đây!

Định nghĩa & Vai trò của Stablecoin với DeFi

Stablecoin là gì?

Stablecoin là sự kết hợp của hai khái niệm “Stable” và “Coin”:

  • “Stable” nằm trong chữ Stable Asset. Stable Asset được xem là loại tài sản có biên độ dao động thấp, có khả năng giữ giá và có tính ổn định hơn những loại tài sản khác trong thị trường. Đó có thể là Fiat-currency (tiền định danh) như USD, EUR, JPY hoặc các loại tài sản vật chất như Vàng, Bạc, Dầu,...
  • “Coin” ở đây đại diện cho thị trường Cryptocurrency. Coin sẽ mã hóa nhiều loại tài sản trên thị trường, neo giá trị của chúng dưới dạng cryptocurrency và hoạt động trên công nghệ blockchain.

Như vậy nếu hiểu một cách khái quát, Vàng bạc được mã hóa thành cryptocurrency cũng được xem là Stablecoin, các loại Fiat Currency của các nước trên thế giới cũng được xem là Stablecoin.

Tuy nhiên trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ tập trung vào loại Stablecoin được sử dụng phổ biến nhất với thị trường Cryptocurrency, đó là Stablecoin được neo giá với giá trị 1 USD.

Vai trò của Stablecoin

Hiện tại, cryptocurrency là thị trường có giá trị hơn 2.2 nghìn tỷ đô. Điều này cho thấy dòng tiền lưu thông trên thị trường rất lớn và người dùng có nhu cầu giao dịch, tích trữ, đầu tư hay đầu cơ ở thị trường cryptocurrency rất cao. 

Tuy nhiên, anh em có thể thấy Fiat-currency của mỗi nước thì lại không được hỗ trợ nhiều bởi các sàn giao dịch. Nếu như không có Stablecoin, người dùng cần phải đổi Fiat-currency của nước đó sang đồng USD (do đồng USD được chấp nhận trên thị trường toàn cầu), sau đó phải thông qua các bên trung gian (có thể là ngân hàng) với mức phí cao, quy trình phức tạp, spread cao,... rồi sau đó người dùng mới có thể sở hữu Cryptocurrency.

Chính vì thế Stablecoin đã ra đời, mang trên mình ưu điểm của cả hai loại tài sản và giải quyết những vấn đề đang tồn tại của Fiat-currency. Ưu điểm của từng loại mà Stablecoin có được là:

  • Fiat-currency: Là loại tài sản có tính ổn định cao do được backed bởi nền kinh tế của một đất nước, đặc biệt là USD.
  • Cryptocurrency: Hoạt động trên blockchain, có tính minh bạch, có thể lưu trữ gửi nhận một cách dễ dàng trên toàn cầu.

Farm stablecoin là gì

Vai trò và ưu điểm của Stablecoin.

Xét trong thị trường Crypto, Stablecoin có những vai trò như sau:

  • Là tài sản trú ẩn an toàn khi điều chỉnh trường.
  • Là tài sản phổ biến nhất kết nối nhà đầu tư với cryptocurrency khác.
  • Là cầu nối giữa thị trường Cryptocurrency với thị trường CeFi (sử dụng Fiat Currency).

Có thể nói Stablecoin là sự kết hợp hoàn hảo giữa Giá trị của Fiat-currency và tính tiện lợi của Cryptocurrency trên mạng lưới blockchain. Stablecoin sẽ giúp người dùng đầu tư một cách nhanh chóng nhất, tiếp cận được nhiều loại tài sản nhất và đặc biệt là loại bỏ những những bước trung gian không cần thiết gây nên sự hao hụt cho nhà đầu tư.

Phân loại các Stablecoin trên thị trường

USDT, USDC hay DAI là ba loại Stablecoin được anh em biết đến nhiều nhất trên thị trường. Tuy nhiên, thế giới Stablecoin rộng hơn thế và được phân loại thành 4 loại chính với khả năng tối ưu vốn khác nhau.

  • Full-reserve Stablecoin (Centralized Stablecoin).
  • Over-collateral Stablecoin (Decentralized Stablecoin).
  • Non-reserve Stablecoin (Algorithmic Stablecoin).
  • Partial-reserve Stablecoin (Fractional-reserve Stablecoin).

Farm stablecoin là gì

Phân loại các Stablecoin trong thị trường cryptocurrency.

Trong phần này mình sẽ phân tích chi tiết cơ chế, những ưu và nhược điểm của từng loại Stablecoin trong thị trường.

Full-reserve Stablecoin (Centralized Stablecoin)

Farm stablecoin là gì

Quy trình phát hành Full-backed Stablecoin.

Full-reserve Stablecoin là loại stablecoin được chống lưng bởi fiat currency ở ngoài đời thực. Phổ biến nhất chính là USDT, USDC và BUSD được backed bởi USD. Nghĩa là cứ 1 USDT được mint trên blockchain thì sẽ có 1 USD tương ứng được dự trữ để làm tài sản đảm bảo.

Đặc điểm của Full-reserve Stablecoin:

  • Được backed 100% bởi USD nên tính ổn định cao.
  • Là tài sản được quản lý bởi một đơn vị hoặc công ty (Centralized).
  • Được sử dụng nhiều nhất trong thị trường.

Full-reserve Stablecoin còn được gọi là Centralized Stablecoin vì chúng được kiểm soát bởi một tổ chức về lượng cung, số lượng coin được phát hành trên từng mạng lưới. Cụ thể hơn thì Tether kiểm soát USDT, Circle kiểm soát USDC, Binance và Paxos sẽ kiểm soát BUSD.

Một số Full-reserve Stablecoin tiêu biểu: Tether (USDT), USD Coin (USDC), Binance USD (BUSD),...

Ưu điểm: Khả năng giữ giá tốt (Peg ổn định với giá trị 1 USD), biến động thấp và được sử dụng một các phổ biến. 

Nhược điểm: Vấn đề pháp lý và niềm tin

Nếu như anh em chú ý về tin tức thì sẽ thấy các Centralized Stablecoin thường xuyên bị FUD về vấn đề pháp lý, đặc biệt là Tether USDT. Kể từ năm 2016 cho đến nay, Tether thường xuyên bị nghi vấn thao túng thị trường cùng với Bitfinex.

FUD lớn nhất chính là vấn đề số Stablecoin Tether mint ra đang nhiều hơn số tiền được lưu giữ trong ngân hàng. Nếu điều này là sự thật, Tether hoàn toàn có thể thao túng thị trường. Tuy nhiên kể từ 2016 đến nay, dù có trải qua bao nhiêu FUD, Tether vẫn đang là Stablecoin có hiệu suất hoạt động tốt nhất.

Coin98 đã có bài viết về cách hoạt động của Tether & mọi thông tin chi tiết cũng như các tranh cãi về đồng USDT, anh em có thể tìm hiểu thêm tại đây! 

Xem ngay: Tether (USDT) là gì? Toàn tập về đồng Stablecoin lớn nhất thị trường

Farm stablecoin là gì

FUD của Tether kể từ năm 2016.

Over-collateral Stablecoin (Decentralized Stablecoin)

Over-collateral Stablecoin là loại stablecoin phổ biến thứ 2 trên thị trường và được tạo ra khi có một lượng tài sản thế chấp lớn hơn được ký quỹ. Nổi bật nhất với loại này chính là DAI, stablecoin được tạo bởi nền tảng Lending MakerDAO.

Đặc điểm của Over-collateral Stablecoin:

  • Được tạo ra từ các Lending protocol.
  • Cần thế chấp tài sản với giá trị lớn hơn để mint ra được 1 USD (hiệu quả sử dụng vốn thấp).
  • Tính ổn định tương đối cao nếu như thị trường không Crash.

Để có được 1 DAI trên thị trường, người dùng cần thế chấp các loại cryptocurrency khác trên thị trường có giá trị ít nhất bằng 150% của số lượng DAI được phát hành. Nếu tài sản rớt giá dưới mức yêu cầu, tài sản sẽ bị thanh lý để đảm bảo giá trị cho số lượng DAI được phát hành.

Điều này đã giúp DAI luôn ổn định và pegged với giá trị 1 USD. Tuy nhiên, điểm hạn chế của cách tiếp cận này là khó có thể mở rộng vì lượng tài sản đảm bảo luôn chiếm mức lớn hơn số DAI được mint ra (hay còn được gọi là hiệu quả sử dụng vốn không cao).

Farm stablecoin là gì

Phương thức phát hành Decentralized Stablecoin.

Over-collateral Stablecoin tiêu biểu: MakerDAO (MKR & DAI), Venus (XVS & VAI), Party Parrot (PRT & PAI),...

Ưu điểm: Có lượng tài sản có giá trị lớn hơn để hỗ trợ cho số Stablecoin mint ra, chính vì thế Stablecoin của các nền tảng Lending thường có khả năng Peg trị giá của Stablecoin với 1 USD.

Nhược điểm: Tuy nhiên, thị trường cryptocurrency là thị trường có tính biến động rất cao, chính vì thế nếu như thị trường có xảy ra một cú Flash Dump, hàng loạt tài sản của người dùng sẽ bị thanh lý ngay lập tức. 

Và đó cũng là sự kiện xảy ra vào ngày 12/3/2020, khi thị trường có một cú Flash Dump, giá ETH giảm 50% trong vòng 2 ngày, chưa kể mạng lưới Ethereum lại bị tắc nghẽn. Chính vì thế rất nhiều người dùng đã bị thanh lý tài sản một cách đáng tiếc.

Xét về hiệu quả sử dụng vốn, Stablecoin được mint ra từ các nền tảng Lending có hiệu quả sử dụng vốn thấp, bởi vì số Stablecoin có thể mint ra chỉ bằng 75% giá trị tài sản được thế chấp, nếu người dùng muốn tránh khỏi các cú Flash dump, họ chỉ nên vay 50% giá trị tài sản thế chấp.

Chưa kể là đa số các nền tảng Lending trên thị trường đều sử dụng cơ chế Thế chấp coin và Vay các Stablecoin khác như USDT, USDC thay vì Over-collateral Stablecoin như DAI. Chính vì thế ở thị trường Over-collateral Stablecoin, MakerDAO đang là nền tảng thống lĩnh thị trường.

Tìm hiểu thêm về các tính chất, đặc điểm của các nền tảng Lending ngay với bài viết: Lending là gì? Những điều cần biết về Lending Coin 

Non-reserve Stablecoin (Algorithmic Stablecoin)

Non-reserve Stablecoin (Algorithmic Stablecoin hay Stablecoin thuật toán) là loại Stablecoin được phát hành mà không cần tài sản dự trữ để đảm bảo. Các giao thức sẽ sử dụng thuật toán điều chỉnh lượng cung của Stablecoin token trên thị trường nhằm tác động đến cung cầu và từ đó điều chỉnh giá của token về giá Pegged.

Đặc điểm của Algorithmic Stablecoin:

  • Không cần tài sản thế chấp (hiệu quả sử dụng vốn cao).
  • Thường sử dụng 2 đến 3 token phụ để tác động đến giá của Stablecoin.
  • Hoạt động không hiệu quả (không thể neo giá với $1).

Algorithmic Stablecoin được chia làm 3 loại chính bao gồm: Rebase model, Seigniorage model và Hybrid model.

1. Rebase Model

Rebase Model là loại Stablecoin chỉ có 1 token duy nhất và họ sẽ sử dụng thuật toán để thay đổi lượng cung của token trên thị trường để tác động đến giá. Nổi bật nhất trong cơ chế này là Ampleforth (AMPL).

Cứ mỗi 24h, lượng cung của AMPL sẽ thay đổi tùy thuộc vào giá của AMPL:

  • Nếu giá AMPL > $1, lượng AMPL nắm giữ sẽ được tăng thêm.
  • Nếu giá AMPL < $1, lượng AMPL nắm giữ sẽ giảm đi.
  • Nếu giá AMPL = $1, lượng AMPL nắm giữ sẽ không đổi.

Quá trình Rebase sẽ tác động đến số lượng token của người dùng nắm giữ. Từ đó thay đổi cung cầu của thị trường để đưa AMPL về mức giá peg.

Algorithmic Stablecoin theo cơ chế Rebase tiêu biểu: AmpleForth (AMPL), BASE Protocol (BASE), Yam Finance (YAM),...

2. Seigniorage Model

Seigniorage model là loại sử dụng 2 - 3 token trong quá trình vận hành và giữ giá token. Trong đó có 2 loại token, token đầu tiên là Stablecoin thường được peg với giá trị 1 USD,  token thứ 2 sẽ có những chiến lược khác nhau như Burn-Mint; Stake-Earn,... để có thể có thể làm tăng/giảm cung cầu của Stablecoin từ đó giữ cho Stablecoin luôn peg ở mức 1 USD.

Một số Algorithmic Stablecoin theo cơ chế Seigniorage tiêu biểu: 

  • Mô hình 2 tokens: Fei Protocol (FEI & TRIBE), Empty Set Dollar (ESD & DSU), Terra UST (LUNA & UST),...
  • Mô hình 3 tokens: Basic Cash (BAS, BAC & BAB), Mithrill Cash (MIS, MIC & MIB), Basis Dollar, UCASH, Dynamic Supply, BCash.fi,...

Ưu điểm: Có tỷ lệ sử dụng vốn vô cực, người dùng không cần phải thế chấp bất kỳ loại tài sản đảm bảo nào.

Nhược điểm: Mặc dù trên lý thuyết, Algorithmic có thể giải quyết những hạn chế của Full-reserve Stablecoin và Over-collateral Stablecoin. Tuy nhiên ở thực tế thì Algorithmic đang là loại Stablecoin có hiệu suất kém hiệu quả nhất, các Algorithmic Stablecoin thường bị rơi khỏi mức giá peg 1 USD vì có áp lực bán lớn. 

Điều này xảy ra bởi vì các Algorithmic Stablecoin mặc định ban đầu mình sẽ có số lượng người dùng đủ lớn để đóng góp cho cơ chế điều chỉnh giá thông qua Incentive để thu hút lượng lớn người dùng ban đầu. 

Tuy nhiên, trên thực tế thì người dùng lại không thực hiện theo cơ chế mua bán để điều chỉnh giá mà tập trung Farming kiếm Incentive ⇒ Cơ chế giữ giá thất bại.

Chưa kể các loại Algorithmic Stablecoin lại không được ứng dụng nhiều trong thị trường, ngoại trừ Fei Protocol và Terra USD là hai loại có ứng dụng nhiều nhất thì tất cả các loại Stablecoin khác không mở rộng được phạm vi hoạt động của mình.

Partial-reserve Stablecoin (Fractional-reserve Stablecoin)

Partial-reserve Stablecoin (Fractional-reserve Stablecoin) là loại Stablecoin kết hợp giữa Full-reserve Stablecoin và Algorithmic Stablecoin. Dự án đầu tiên và nổi bật nhất trong phân khúc này chính là Frax Finance.

Đặc điểm của Fractional-reserve Stablecoin:

  • Cần một phần tài sản thế chấp (hiệu quả sử dụng vốn trung bình).
  • Khả năng neo giá cao hơn Algorithmic nhưng vẫn còn biến động so với Full-backed Stablecoin.
  • Hoạt động không hiệu quả do không có tính ứng dụng.

Để mint ra 1 FRAX (Stablecoin có giá trị peg với 1 USD), người dùng cần phải cần có một lượng Stablecoin (hiện tại là USDT và USDC) để trợ giá cho 1 FRAX. Tỉ lệ có thể được thay đổi theo cơ chế tính toán của Frax Finance, tỷ lệ thế chấp Stablecoin có thể dao động từ 50% tới 100%.

Farm stablecoin là gì

Phương thức phát hành Fractional Stablecoin.

Partial-reserve Stablecoin tiêu biểu: Frax Finance (FXS & FRAX), ...

Ưu điểm: Có tỷ lệ sử dụng vốn trung bình, người dùng cần phải thế chấp một phần tài sản để có thể mint ra Partial-reserve Stablecoin, điều này giúp Partial-reserve Stablecoin có thể giữ giá peg ở mức 1 USD tốt hơn Algorithmic Stablecoin.

Nhược điểm: Frax Finance đang là nền tảng duy nhất áp dụng cơ chế Fractional-reserve Stablecoin, đây là mảng không có nhiều nhà phát triển quan tâm. Số liệu thực tế cũng cho thấy Market Cap của FRAX rất thấp và không được ứng dụng nhiều ở DeFi và CeFi.

Đặc điểm của một Stablecoin thành công

Sau khi đã hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của từng loại Stablecoin, mình sẽ cùng anh em phân tích những yếu tố tạo nên một Stablecoin thành công và hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp anh em hình dung được quá trình hoạt động và mở rộng trong thị trường crypto.

Note: Mình sẽ sử dụng những đặc điểm trong phần phân tích này để tìm ra những Stablecoin nổi bật trong phần tiếp theo. Bài viết được viết theo trình tự cho phép anh em hiểu được từ cơ bản đến chuyên sâu. Anh em đừng bỏ bất kỳ đoạn nào của bài viết!

Để một Stablecoin có thể hoạt động hiệu quả và có sức ảnh hưởng trên thị trường, chúng cần có đủ 4 đặc tính, bao gồm:

  • Tính minh bạch.
  • Tính ổn định.
  • Tính ứng dụng.
  • Tính mở rộng.

Mình sẽ cùng anh em phân tích 4 yếu tố đó trong phần này và tìm mối liên kết giữa các yếu tố đó với nhau.

Farm stablecoin là gì

Những yếu tố tạo nên một Stablecoin thành công.

Tính minh bạch

Tính minh bạch được xem là yếu tố nền tảng giúp một Stablecoin có giá trị. Backer của Stablecoin đó là ai? Nếu như Stablecoin có backer vững vàng thì cả retail user và whale mới tin tưởng sử dụng Stablecoin để giao dịch, lưu trữ. Ví dụ: 

  • USDT được backed bởi Tether và Bitfinex.
  • USDC được backed bởi Circle và Coinbase.
  • BUSD được backed bởi Binance.
  • DAI được backed bởi nền tảng Lending top #2 MakerDAO.
  • UST được backed bởi Terra Foundation và LUNA.

Tính minh bạch của Stablecoin được thể hiện qua việc người dùng có thể tracking tổng cung và transaction của coin thông qua blockchain. Tuy nhiên, đối với một số Centralized stablecoin như USDT và USDC, người dùng vẫn còn băn khoăn liệu số USD được lock trong Vault của Tether và Circle có tương ứng với số Stablecoin mà họ đã phát hành?

Tính ổn định

Yếu tố tiếp theo chính là tính ổn định và đây cũng là chức năng quan trọng nhất của một Stablecoin. Stablecoin được tạo ra để giúp người dùng phòng tránh những biến động của thị trường crypto. 

Chính vì thế, nếu như Stablecoin nào không thể giữ vững tính ổn định quanh mức giá Peg, user sẽ không thể sử dụng chúng lưu trữ tài sản. Ví dụ minh họa dưới đây cho so sánh DAI và USDP, Stablecoin của hai nền tảng Lending là Unit Protocol và MakerDAO.

Trong khi DAI có khả năng giữ giá peg quanh mức 1 USD rất tốt, thì USDP thường xuyên rớt về mốc $0.95 đô, mất 5% giá trị so với 1 DAI.

Farm stablecoin là gì

So sánh tính biến động của USDP (Unit Protocol) và DAI (MakerDAO).

Nếu như tính minh bạch và tính ổn định là yếu tố cơ bản mà một Stablecoin bắt buộc phải có để hoạt động hiệu quả, thì tính ứng dụng và tính mở rộng là hai yếu tố giúp Stablecoin có thể mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

Phân tích mở rộng: Nghịch lý về tính ổn định của Stablecoin

Đa số Stablecoin được neo với đồng USD được backed bởi nền kinh tế Mỹ. Chính vì thế, các Stablecoin được xem là ổn định hơn so với một số loại tiền tệ có khả năng lạm phát cao và tài sản có biên độ dao động cao khác trên thị trường như Chứng khoán, Cryptocurrency.

Nhưng, liệu Stablecoin có thực sự “Stable” nếu như neo giá với USD? 

Theo thống kê của HowMuch thì từ năm 1913 đến năm 2019, giá trị của đồng đô la đã giảm giá trị nội tại lên đến 90%.

Nghĩa là nếu năm 1913, 100$ có thể mua 10kg gạo thì năm 2019, $100 chỉ có thể mua chưa đến 1kg gạo. Điều này đã xảy ra bởi vì Mỹ đã dỡ bỏ đồng đô la Mỹ khỏi bản vị Vàng và bản vị Dầu, cho phép FED có thể tự do in tiền mà không cần tài sản vật chất hỗ trợ giá trị. Điều này đã gây ra lạm phát rất lớn cho đồng USD.

Vậy Bitcoin tăng giá rất nhanh trong thời gian qua do Bitcoin bị bơm thổi hay do giá trị của USD bị giảm giá?

Đọc thêm: Lạm phát là gì? Bitcoin có phải lời giải hoàn hảo cho bài toán lạm phát?

Farm stablecoin là gì

Quá trình lạm phát của đô la Mỹ. Nguồn: HowMuch.

Tính mở rộng

Tính mở rộng có thể được xem là Hiệu ứng mạng lưới (Network Effect) của một Stablecoin. Khi một Stablecoin có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình thì sức ảnh hưởng của họ sẽ tăng theo. 

Đối với các nền tảng CeFi, đặc biệt là các sàn giao dịch tập trung, USDT đang có thế lực rất mạnh bởi vì nó được sử dụng làm tài sản giao dịch chính ở những sàn giao dịch lớn nhất thị trường như Binance, Huobi, FTX, OkEx, KuCoin,...

Đối với các nền tảng DeFi, USDC đang có sức ảnh hưởng mạnh nhất bởi vì đây là tài sản phổ biến nhất sử dụng để tạo các Liquidity Pool. Mặc dù ra đời sau USDT 3 năm, nhưng USDC đã rất nhanh chóng issue Stablecoin của mình trên các hệ sinh thái có phát triển DeFi, ví dụ như Ethereum, BSC, Polygon, Fantom, Solana,...

Ngoài USDT và USDC ra thì BUSD cũng là Stablecoin đang có sự mở rộng rất nhanh nhờ vào ông lớn Binance. Anh em có thể thấy Binance đã tăng cường sử dụng cặp giao dịch BUSD với các loại tài sản trên sàn, đồng thời tăng cường sự hiện diện của BUSD trên các protocol của Binance Smart Chain.

Tính ứng dụng

Sau khi đã mở rộng và có sức ảnh hưởng đối với thị trường cryptocurrency, các Stablecoin cần thể hiện được tính ứng dụng của mình

Ví dụ: 

  • USDT được ứng dụng nhiều nhất đối với thị trường OTC (từ Fiat currency sang Cryptocurrency) vì USDT có thanh khoản cao, trượt giá thấp.
  • Các Stablecoin như USDT, USDC được chấp nhận rộng rãi bởi các DeFi Protocol cho phép người dùng có thể Swapping (Giao dịch), Lending (Cho Vay) và Farming (Cung cấp thanh khoản) một cách dễ dàng.

Tính ứng dụng là là đặc tính cần phải phát triển song song với tính mở rộng sau khi tính ổn định và tính minh bạch đã được xây dựng vững chắc. 

Các đồng Stablecoin nổi bật nhất thị trường

Ở phía trên, mình đã giúp anh em xác định được những yếu tố cơ bản để có thể hoạt động trong lĩnh vực Stablecoin. Tuy nhiên, Stablecoin là lĩnh vực rất cạnh tranh và có tỷ lệ thống trị cao.

Top 10 Stablecoin trên thị trường đã có Market Cap chiếm đến 96% tổng vốn hóa của lĩnh vực Stablecoin. Tại sao những Stablecoin đứng đầu lại có thế lực áp đảo đến thế? Trong phần này, mình sẽ cùng anh em đi tìm câu trả lời thông qua việc phân tích Case Study của top 5 Stablecoin có vốn hóa lớn nhất trong thị trường, bao gồm:

  • Tether (USDT): Đại diện cho Centralized Stablecoin hoạt động trong CeFi.
  • USD Coin (USDC): Đại diện cho Centralized Stablecoin hoạt động trong DeFi.
  • Binance USD (BUSD): Đại diện cho Centralized Stablecoin hoạt động trong hệ sinh thái DeFi và CeFi của Binance.
  • Dai (DAI): Đại diện cho Over-collateral Stablecoin hoạt động trong DeFi.
  • TerraUSD (UST): Đại diện cho Full-reserve Stablecoin với cơ chế ổn định giá Algorithmic hoạt động chung với LUNA.

Farm stablecoin là gì

Những Stablecoin có vốn hóa lớn nhất thị trường.

Tether - USDT 

  • Market Cap: 65 tỷ đô (#1).
  • Deploy chain (bao gồm Wrapped asset): 17 chains.

Tether (USDT) được xem là Stablecoin ra đời sớm nhất thị trường cryptocurrency, cho tới thời điểm hiện tại, Tether đang là Stablecoin có Market Cap lớn nhất cũng như có sức ảnh hưởng nhất trên thị trường.

Tether có lợi thế là ra đời từ rất sớm, chính vì thế hiệu ứng mạng lưới của Tether rất mạnh, đặc biệt là đối với thị trường CeFi, tất cả các sàn giao dịch lớn như Binance, FTX, Huobi vẫn sử dụng USDT làm cặp giao dịch chính cho các Altcoin trong thị trường.

Một số sàn giao dịch đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào USDT bằng cách phát hành Stablecoin riêng: Binance ra BUSD, Huobi có HUSD. Tuy nhiên, chỉ có USDT là Stablecoin phủ rộng ở bất kỳ sàn giao dịch CeFi nào.

Chưa kể đối với thị trường OTC, USDT đang là cánh cổng chính giúp người dùng trên toàn thế giới có thể chuyển Fiat-currency của họ đang Cryptocurrency. Mặc dù thị trường OTC vẫn giao dịch một số Cryptocurrency khác như BTC, ETH,... Tuy nhiên, USDT vẫn chiếm vị trí độc tôn bởi thanh khoản cao, trượt giá thấp và có thể trực tiếp giao dịch với nhiều Altcoin trên các sàn giao dịch. 

USD Coin - USDC

  • Market Cap: 27 tỷ đô (#2).
  • Deploy chain (bao gồm Wrapped asset): 12 chains.

Mặc dù USDC được thành lập trễ hơn USDT, nhưng USDC lại có lợi thế là thân thiện hơn với hệ thống pháp luật và được backed bởi những tên tuổi rất lớn trong thị trường, nổi bật nhất là Coinbase. Ngoài ra các sàn lớn khác như Binance, KuCoin, Huobi cũng sử dụng USDC.

Tuy nhiên hướng đi giúp USDC thành công đó chính là tấn công vào thị trường DeFi, thay vì issue nhiều Stablecoin ở mạng lưới Tron như USDT, thì USDC đã nhanh chóng issue Stablecoin trên các hệ sinh thái có phát triển DeFi như Ethereum, BSC, Polygon, Solana và Fantom. 

Nhờ vào việc “nhanh chân” hơn Tether, Cirlce đã nhanh chóng chiếm được thị trường DeFi và thu hút nhiều User sử dụng USDC ở không gian DeFi hơn.

Binance USD - BUSD

  • Market Cap: 12 tỷ đô (#3).
  • Deploy chain (bao gồm Wrapped asset): 3+.

Binance USD là Stablecoin được tạo ra bởi sự hợp tác giữa Binance và Paxos (đơn vị quản lý PAX Stablecoin, vừa đổi ticker thành USDP). Mặc dù ra đời khá trễ so với USDC, USDT và DAI nhưng BUSD lại có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Nhờ được chống lưng bởi Binance, BUSD đã được ứng dụng triệt để trong sàn giao dịch Binance kể từ năm đầu 2020, bằng cách listing nhiều cặp token và miễn phí giao dịch cho các cặp tài sản gắn với BUSD. 

Cho tới năm 3/2021, khi hệ sinh thái Binance Smart Chain bùng nổ, Binance đã tăng cường Issue BUSD trên BSC blockchain và trở thành tài sản tạo cặp thanh khoản không thua kém USDT và USDC, chính vì thế BUSD đã có sự tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua.

Mặc dù được ứng dụng ở cả DeFi và CeFi, nhưng BUSD lại khá hạn chế về khả năng mở rộng ngoài hệ sinh thái Binance. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì không bên nào muốn thấy Binance tiếp tục thống lĩnh thị trường.

Dai - DAI

  • Market Cap: 5.3 tỷ đô (#4).
  • Deploy chain (bao gồm Wrapped asset): 7+.

DAI là Over-collateral Stablecoin được tạo ra bởi nền tảng Lending MakerDAO. Hiện tại MakerDAO đang là nền tảng Lending lớn thứ 4 của thị trường crypto với TVL lên đến 9 tỷ đô. Với vốn hóa DAI rơi vào khoảng 5.3 tỷ đô, điều này cho thấy Collateral ratio đang ở mức 42%. 

MakerDAO không chỉ hỗ trợ người dùng thế chấp các tài sản phổ biến mà còn hỗ trợ thế chấp LP token của Uniswap, điều này giúp MakerDAO thu hút được nhiều user hơn thông qua tài sản thế chấp đa dạng.

Tỷ lệ thanh khoản của của MakerDAO đang ở mức 150%, đồng nghĩa với việc deposit tài sản có giá trị $150, anh em sẽ được vay được tối đa $100. Để an toàn nhất, anh em nên deposit với tỷ lệ thanh khoản từ 300 - 500%, phòng trường hợp thị trường biến động mạnh.

Lợi thế của MakerDAO chính là triển khai từ rất sớm, chính vì thế hiệu ứng mạng lưới của DAI rất mạnh. Xét về độ phủ sóng ở các hệ sinh thái DeFi khác nhau, DAI được sử dụng phổ biến hơn cả BUSD, chỉ thua USDT và USDC.

Đọc thêm: Phân tích mô hình hoạt động của MakerDAO

Terra USD - UST

  • Market Cap: 1.3 tỷ đô (#5).
  • Deploy chain (bao gồm Wrapped asset): 3+.

Terra USD là loại Stablecoin khá đặc biệt trên thị trường, kết hợp giữa Full-reserve và Algorithmic Stablecoin. Để giữ UST quanh mốc peg 1 USD, Terra USD đã được bảo trợ giá bởi LUNA (Full-reserve) và cân bằng giá nhờ vào cơ chế Algorithmic Stablecoin (chuyển sự biến động giá qua LUNA coin).

Sự thành công của UST đến từ 2 yếu tố:

Yếu tố đầu tiên là mô hình hoạt động hiệu quả. Điều này được chứng minh qua sự kiện sụp đổ của thị trường vào ngày 19/5/2021 khiến giá LUNA rớt từ $16 về $4. 

Nếu như điều này xảy ra với ETH, chắc chắn MakerDAO và DAI sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh do ETH là tài sản thế chấp lớn nhất, từ đó kích hoạt quá trình thanh lý hàng loạt dẫn đến hiệu ứng domino. Nhưng trong sự kiện đó, UST vẫn đứng vững nhờ vào cơ chế chống thao túng và nhanh chóng quay trở lại mức Peg.

Yếu tố thứ hai chính là sự hỗ trợ từ hệ sinh thái Terra (DeFi TVL #3 toàn thị trường). UST dường như là Stablecoin duy nhất của hệ sinh thái. Chính vì thế tất cả những protocol thuộc Terra đều capture value cho UST. Nổi bật nhất là nền tảng Lending Anchor Protocol, cho phép gửi tiết kiệm UST với APR lên đến 20%.

Đọc thêm: Phân tích mô hình hoạt động của Terra USD 

Phân tích dữ liệu từ các Stablecoin

Sau phần phân tích trên, mình hi vọng anh em đã hình dung được mô hình hoạt động của các Stablecoin. Tại sao họ lại thành công và tại sao họ có thể chiếm lĩnh thị trường? Trong phần này, mình sẽ đề cập sâu hơn tác động của Stablecoin đến thị trường crypto thông qua số liệu phân tích.

Vốn hóa của Stablecoin trên thị trường

Farm stablecoin là gì

Sự tăng trưởng của vốn hóa Stablecoin qua thời gian.

Xếp hạng vốn hóa: USDT (#1), USDC(#2), BUSD (#3), DAI (#4), UST (#5), TUSD (#6).

Dựa vào số liệu trên, USDT đang có thị phần chiếm áp đảo với vốn hóa 65 tỷ đô, gấp 2.5 lần vốn hóa USDC là 27 tỷ đô. Riêng vốn hóa của USDC đã lớn hơn tất cả vốn hóa của các Stablecoin còn lại trong thị trường.

Biểu đồ trên cũng cho thấy các giai đoạn tiến triển của thị trường crypto. Trong đó có hai giai đoạn chính:

Giai đoạn tích lũy (2018- giữa 2020)

Trong giai đoạn này, Stablecoin không tăng trưởng mạnh mà chỉ tăng trưởng đều. Điều này cũng trùng khớp với thị trường tại giai đoạn đó, những người tham gia đầu tư vào crypto chủ yếu là các retail investor, thị trường DeFi vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý.

Trong giai đoạn này, khi Market Cap của toàn thị trường còn nhỏ, mọi động thái của Tether đều có sức ảnh hưởng rất lớn. Cứ mỗi lần Tether thông báo “in tiền”, giá BTC lại pump theo.

Giai đoạn bùng nổ (giữa 2020 - nay)

Qua đến đến giai đoạn thứ 2, thị trường cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ giới whale investor và các hedge fund, thu hút dòng tiền lớn đổ về thị trường crypto. Thị trường DeFi cũng dần hoàn thiện hơn, thu hút được nhiều builder và investor tham gia.

Kể từ tháng 9/2020 cho đến nay, thị trường DeFi đã tăng trưởng từ mốc 1 tỷ đô lên 165 tỷ đô ở thời điểm hiện tại (tháng 8/2021). Sự tăng trưởng của DeFi đã kéo theo nhu cầu rất lớn đối với lĩnh vực Stablecoin. 

Farm stablecoin là gì

Thị phần của Tether với các loại Stablecoin khác trên thị trường.

Mặc dù vốn hóa của Tether vẫn chiếm áp đảo so với Stablecoin khác. Nhưng anh em hãy chú ý vào thời điểm giữa năm 2020, khi thị phần USDC tăng trưởng nhanh chóng, đó cũng là lúc thị trường DeFi bắt đầu khởi sắc vào tháng 9/2021. Chính vì thế đối với thị trường DeFi, mình vẫn ưu tiên những theo dõi hoạt động của USDC hơn.

⇒ USDT và USDC là hai Stablecoin Key-player của thị trường, anh em nên chú ý những hoạt động của họ bởi vì Stablecoin được xem là dòng tiền giúp thị trường tăng trưởng.

Tương quan giữa vốn hóa của thị trường Cryptocurrency, Stablecoin và DeFi

Kể từ sau giai đoạn 2, sự biến động ngắn hạn Bitcoin đã tách khỏi tin tức in tiền của Tether. Tuy nhiên về mặt dài hạn thì Stablecoin vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn, bởi vì Stablecoin là cánh cổng cho phép người dùng có thể tiếp cận nhiều loại tài sản trong thị trường.

Anh em có thể xem cụ thể hơn ở ảnh dưới đây. Sự tăng trưởng của thị trường đã kéo theo nhu cầu của Stablecoin tăng, khi Stablecoin được mint ra để đáp ứng nhu cầu thị trường thì DeFi đang là lĩnh vực gain được nhiều nhất.

Farm stablecoin là gì

Tương quan giữa vốn hóa của thị trường Cryptocurrency, Stablecoin và DeFi

Nhưng anh em hãy chú ý vào mốc thời gian tháng 5/2021, khi Vốn hóa của Stablecoin tăng trưởng chậm lại, sau đó thị trường Crypto và DeFi đã có cú sập rất mạnh vào ngày 19/5/2021. 

Tuy nhiên, vốn hóa của Stablecoin lại không giảm đi mà vẫn tăng nhẹ, điều này cho thấy Tether và Circle (2 ông lớn của Stablecoin) không burn đi số coin đó ra khỏi thị trường. Nhu cầu của nhà đầu tư mới muốn đầu tư vào crypto vẫn nhiều hơn số nhà đầu tư muốn rút vốn ra khỏi thị trường.

Chính vì thế, cuối tháng 7/2021, thị trường crypto đã có sự hồi phục mạnh mẽ nhờ vào lượng Stablecoin đã được dự trữ trong thị trường.

⇒ Về mặt dài hạn, mức độ tăng trưởng của Stablecoin sẽ là dữ liệu rất quan trọng cho phép anh em dự phóng trước sự tăng trưởng của thị trường. Nếu như anh em chú ý đến thị trường DeFi thì đừng bỏ qua những hoạt động của USDC, vì họ đang là Stablecoin có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thị trường DeFi.

Stablecoin Dominance

Stablecoin Dominance là tỷ trọng vốn hóa của Stablecoin đối với các coin khác trên thị trường. Trong ví dụ này mình sẽ sử dụng chỉ số USDT Dominance (USDT.D) (đây chỉ số của Tradingview). 

Mặc dù trên thị trường vẫn còn nhiều Stablecoin khác, nhưng vốn hóa của USDT chiếm hơn 50% và đang được sử dụng để xác định vùng cung cầu của Stablecoin nên mình dùng USDT.D để phân tích cho anh em.

Farm stablecoin là gì

Tỷ trọng vốn hóa của Stablecoin đối với sự tăng trưởng của thị trường.

  • Nếu như USDT.D tăng, đồng nghĩa với việc người dùng đang chốt lời Altcoin, tăng số lượng nắm giữ Stablecoin nhiều hơn. Điểm hình là lúc thị trường sập mạnh vào ngày 19/5/2021, thị phần Stablecoin đã tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Ngược lại, nếu như USDT.D giảm, người dùng đang có xu hướng dùng Stablecoin để mua Altcoin, thì thị trường sẽ trong giai đoạn Altcoin Season, hai thời điểm gần nhất đó là từ tháng 9/2020 cho đến tháng 3/2021 và từ đầu tháng 8/2021 cho tới thời điểm hiện tại.

⇒ Anh em có thể dựa vào chỉ số USDT.D để xác định xu hướng của thị trường, từ đó biết được giai đoạn nào thích hợp để đầu tư, giai đoạn nào nên bảo toàn vốn.

Stablecoin trên hệ sinh thái DeFi

Như mình đã có phân tích ở phần trên, Stablecoin đóng vai trò như một cánh cổng cho phép dòng tiền có thể chảy từ thị trường Fiat-currency sang thị trường Cryptocurrency. 

Nếu như anh em đã hiểu về sự phân hóa của dòng tiền trong thị trường crypto thì Stablecoin cũng đóng vai trò tương tự, cho phép nhà đầu tư có thể chuyển vốn từ thị trường Crypto (vĩ mô) sang từng hệ sinh thái blockchain (vi mô). 

Trong phần này, mình sẽ sử dụng Case Study của 3 hệ sinh thái Terra, Solana & Avalanche giúp anh em hiểu được vai trò của Stablecoin trong sự tăng trưởng của các hệ sinh thái DeFi.

Farm stablecoin là gì

Vốn hóa của Stablecoin và DeFi TVL của hệ sinh thái Terra (bên trái) và Solana (bên phải).

Case Study 1: Terra USD đã dự báo sự tăng trưởng của hệ sinh thái Terra như thế nào?

Trong thời gian vừa qua, anh em đã chứng kiến hệ sinh thái Terra tăng trưởng mạnh mẽ, DeFi TVL của Terra đã đạt 6 tỷ đô, lớn thứ 3 trên thị trường chỉ xếp sau Ethereum và Binance Smart Chain. 

Sự tăng trưởng của DeFi TVL cũng tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho giá của LUNA, giúp LUNA tăng trưởng 700% kể từ khi thị trường crash vào tháng 5/2021. Tuy nhiên, nhờ đâu mà TVL của hệ Terra lại tăng trưởng nhanh đến thế?

Đó chính là nhờ sự tăng trưởng về vốn hóa của Terra UST - Stablecoin độc tôn trên hệ sinh thái Terra. Anh em hãy chú ý vào chart phía trên, trước khi DeFi TVL của Terra tăng trưởng, Market Cap của UST đã có sự bùng nổ trước đó 2 tháng, Market Cap UST đã lần lượt vượt 2 ông lớn khác trong ngành Stablecoin là TrueUSD (TUSD) và Paxos (PAX).

Xem ngay: Tổng quan về hệ sinh thái Terra

Case Study 2: USDC & Solana - Cú bắt tay giúp Solana tăng trưởng mạng mẽ  

Kể từ tháng 2/2021, khi thị tường vẫn còn chưa sôi động, Circle và Solana Foundation đã tăng cường issue USDC Stablecoin trên hệ sinh thái Solana để phát triển thị trường DeFi. Sau đó vào tháng 5/2021, thị trường DeFi trên Solana bắt đầu được cộng đồng chú ý, giúp DeFi TVL đạt mốc 1.5 tỷ đô.

Kéo theo đó là sự tăng trưởng cho SOL từ $10 (2/2021) lên $50 (5/2021). Sau đó thị trường đã có cú điều chỉnh mạnh mẽ nhưng Stablecoin Stablecoin vẫn được tiếp tục issue trên Solana. Thậm chí USDC còn issue với khối lượng lớn hơn lúc thị trường đang sôi động.

Và kết quả anh em cũng đã thấy rõ, kể từ đầu tháng 7/2021 cho đến nay, dòng tiền liên tục đổ vào hệ sinh thái Solana, giúp DeFi TVL đạt mốc 3 tỷ đô. Lần lượt các token họ SOL đều tăng trưởng mạnh mẽ (SOL, SRM, FTT, RAY, MNGO, SBR, ORCA,...), riêng SOL đã hồi phục từ $25 lên $140 đô ở thời điểm viết bài.

Xem ngay: Tổng quan về hệ sinh thái Solana

Case Study 3: Avalanche lọt vào tầm ngắm của Tether

Anh em có thể xem vốn hóa của Tether ở các hệ sinh thái khác nhau. Mặc dù Tron và Ethereum là hai blockchain có vốn hóa cao nhất. Nhưng kể từ đầu năm nay, Tether đã không phát hành thêm USDT trên Tron, Omni, EOS, Algorand,.... mà chỉ phát hành trên Ethereum, Solana và Avalanche.

Bởi vì đây là ba hệ sinh thái phát triển mạnh nhất ở mảng DeFi. Để không chậm chân hơn USDC, Tether đã nhanh chóng hỗ trợ USDT trên Avalanche giúp dòng tiền của Avalanche bùng nổ. Từ đó giúp AVAX, PNG, SNOB, XAVA hồi phục trở về sau cú sập rất nhanh.

Ngoài quan sát vốn hóa và thị phần thì tốc độ tăng trưởng là chỉ số đáng quan tâm hơn nhiều. Ví dụ như đối với Tether, mặc dù USDT trên Solana vẫn còn bé, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng về Stablecoin nhanh nhất. Liệu điều này có tiếp tục với Avalanche?

Xem ngay: Tổng quan về hệ sinh thái Avalanche

Farm stablecoin là gì

Tether phát hành Stablecoin trên hệ sinh thái Avalanche.

Như vậy, cơ hội đầu tư không nằm ở Stablecoin, mà nằm ở quá trình dịch chuyển trong thị trường và các hệ sinh thái blockchain, giúp anh em có thể nhanh chóng đi đầu các cơn sóng của thị trường.

Lưu ý
Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng đối với các hệ sinh thái nhỏ như Solana, Polygon, Terra, Avalanche, Fantom,... bởi vì khi DeFi TVL của hệ sinh thái đó còn nhỏ thì tác động của mỗi đợt Issue Stablecoin như thế sẽ lớn hơn, từ đó tạo động lực tăng trưởng cho cả hệ.

Còn đối với hai hệ sinh thái lớn là Ethereum và Binance Smart Chain, mỗi đợt Issue Stablecoin thường không có nhiều tác động bởi vì lượng Stablecoin được Issue ra chiếm thị phần quá bé so với DeFi TVL.
 

Trong phần này mình đã đề cập rất nhiều đến cụm từ dòng tiền, nếu như anh em còn chưa rõ dòng tiền có tác động mạnh mẽ như thế nào thì đừng bỏ qua video sau đây:

Tư tuy hệ thống trong Crypto - đâu là mỏ vàng cuối năm 2021.

Để thực hiện được điều này hiệu quả nhất, anh em đừng bỏ lỡ các bài viết giúp anh em dự phóng được dòng chảy của dòng tiền và quản lý tài sản hiệu quả hơn:

Một số công cụ theo dõi chỉ số Stablecoin mình thường xuyên sử dụng:

  • CoinMarketCap: Theo dõi vốn hóa tại đây.
  • TheBlock: Theo dõi thị phần, vốn hóa trên từng blockchain tại đây.
  • CryptoQuant: Theo dõi chi tiết nhất về thị phần, vốn hóa, dòng chảy và dự trữ của Stablecoin trong các sàn giao dịch tại đây.

Đọc thêm: Coinmarketcap là gì? 3 thông tin quan trọng bắt buộc bạn phải biết

Stablecoin dự trữ trên các sàn giao dịch 

Farm stablecoin là gì

Stablecoin dự trữ trên các sàn giao dịch.

Tương tự như chỉ số BTC inflow & outflow, chỉ số Stablecoin Inflow & Outflow trên các sàn giao dịch tập trung cho phép nhà đầu tư theo dõi sức mua của thị trường. Trong đó có 2 trường hợp:

  • Dự trữ Stablecoin trên CEX tăng: Nhà đầu tư đã nạp tiền lên sàn để bắt đáy, thể hiện lực mua mạnh.
  • Dự trữ Stablecoin trên CEX giảm: Nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường, thể hiện lực mua yếu.

Chỉ số này thể hiện khá đúng trên phương diện dài hạn, trước khi Bitcoin lập đỉnh ở tháng 2, 3, 5/2021 thì lượng dự trữ Stablecoin tăng mạnh vào tháng 11 (diễn ra trước 4-5 tháng). Trước khi Bitcoin hồi phục trở lại vào khoảng tháng 8/2021, Stablecoin Inflow cũng đã tăng mạnh vào tháng 6/2021. 

Tuy nhiên thị trường crypto lại thay đổi rất nhanh mà chỉ số này lại không phản ứng tốt ở phương diện ngắn hạn (khoảng 1 tháng). Chính vì thế, chỉ số này không được quan tâm nhiều bằng những chỉ số mình phân tích phía trên.

Đọc thêm: Bitcoin sập - Thị trường sập & Quá trình hồi phục tạo đỉnh mới

Stablecoin đã “tiến hóa” như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ được những Stablecoin nổi bật, cách họ vận hành và ảnh hưởng đến thị trường crypto, mình sẽ cùng anh em phân tích các giai đoạn tiến triển của lĩnh vực Stablecoin. Từ đó giúp anh em định hình được mình đang ở giai đoạn nào và dự phóng hướng đi của Stablecoin trong tương lai.

Farm stablecoin là gì

Quá trình phát triển của Stablecoin kể từ năm 2014.

Giai đoạn 1 (2014-2017): Những kẻ tiên phong trong lĩnh vực Stablecoin

Trong khoảng thời gian đầu của giai đoạn 1, các Stablecoin chỉ có nhiệm vụ đơn giản là mã hóa tất cả fiat currency phổ biến trên thế giới. Nhiệm vụ chính của các nền tảng Stablecoin lúc đó là giải quyết vấn đề phí và tốc độ gửi nhận so với hệ thống tài chính truyền thống.

Nổi bật nhất chính là nền tảng BitShares, được sáng lập bởi Charles Hoskinson (Co-Founder Ethereum và là Founder của Cardano). BitShares đã mã hóa rất nhiều loại currency trong đó có Nhân dân tệ (BitCNY), Euro (BitEUR), USD (BitUSD), Vàng (BitGOLD),...

Tuy nhiên, để tạo ra các Fiat-back Cryptocurrency, người dùng cần phải thế chấp BitShares với giá trị cao hơn. Mà BitShares lại có biến động rất cao, chính điều này đã khiến các Stablecoin như BitUSD, BitEUR,... không có tính ổn định. Chưa kể với thanh khoản thấp, BitShares dễ dàng bị thao túng bởi các nhà đầu cơ.

Farm stablecoin là gì

So sánh sự biến động của BitUSD và DAI.

Cho đến cuối giai đoạn 1, tức khoảng năm 2017. Khi thị trường cryptocurrency đã được nhiều người biết đến hơn, bắt đầu đã có sự xuất hiện của DAI và USDT. DAI được tạo ra và đứng vững tới thời điểm hiện tại do nhu cầu vay vốn, cho vay rất lớn của thị trường. DAI cũng tính ổn định cao hơn.

Còn USDT (Tether) lại được chống lưng bởi gã khổng lồ Bitfinex, Bitfinex từng là sàn giao dịch lớn nhất tại thời điểm 2017, cho tới thời điểm hiện tại, retail user đã dùng Binance nhiều hơn, nhưng đa số các Whale vẫn còn ở Bitfinex. Chính sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Bitfinex tại thời điểm đó, cộng với tính ổn định cao do được peg bằng 1 USD thực, nên USDT đã đứng vững cho tới thời điểm hiện tại.

Giai đoạn 2 (2018): Quá trình bùng nổ của Stablecoin

Cuối giai đoạn 1 chính là tiền đề cho giai đoạn 2, tức là giai đoạn bùng nổ nhất của Stablecoin. Sỡ dĩ các nền tảng Stablecoin ra đời rất nhiều bởi vì đây cũng chính là thời điểm thị trường cryptocurrency trở nên “Mainstream” vào năm 2017 sau khi Bitcoin đạt đỉnh $20,000.

Kéo theo đó là làn sóng đầu tư Bitcoin, khiến nhu cầu của các Stablecoin tăng theo. Để cạnh tranh với USDT được backed bởi Bitfinex. Các sàn giao dịch cũng phát hành Stablecoin riêng (Gemini ra mắt GUSD), các nền tảng thanh toán cũng ra mắt Stablecoin riêng (Paysend).

Stablecoin dường như trở thành “Trend” của các ông lớn trong thị trường để có thể tăng sức ảnh hưởng lên thị trường crypto với vốn hóa vẫn còn bé. Anh em hãy chú ý hình minh họa phía trên, chỉ trong năm 2018, có hơn 57+ nền tảng Stablecoin được ra mắt, trải dài cả 3 loại là Full-reserve, Over-collateral và Algorithmic Stablecoin

Đây cũng là thời điểm ra mắt của nhiều Stablecoin thống trị sau này như Circle (USDC), Paxos (PAX), TrueUSD (TUSD),... đây là ba ông lớn cạnh tranh mạnh mẽ nhất với Tether (USDT).

Giai đoạn 3 (2019-2021): Quá trình chọn lọc và loại bỏ

Theo góc nhìn cá nhân, lĩnh vực Stablecoin đang trong giai đoạn này. Sau khoảng thời gian bùng nổ mạnh mẽ từ khoảng 2018-2019, rất nhiều dự án Stablecoin đã ra đời, tuy nhiên cũng có rất nhiều dự án lộ rõ những khuyết điểm. 

Chính vì thế, trong giai đoạn 3, thị trường sẽ bắt đầu quá trình chọn lọc và loại bỏ những dự án Stablecoin hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là sự thoái trào của các dự án Algorithmic Stablecoin vì không hoạt động hiệu quả (không thể giữ vững mức Peg 1 USD).

Anh em có hình dung rõ qua hình ảnh dưới đây và số liệu thực tế của thị trường hiện tại. Trong lĩnh vực Stablecoin có hơn 200 dự án được phát triển, tuy nhiên số dự hoạt động và có sức ảnh hưởng trên thị trường thì chỉ có khoảng 10 dự án như USDT, USDC, BUSD,... và vẫn còn rất nhiều dự án Stablecoin đang bị lãng quên đi từng ngày.

Farm stablecoin là gì

Số lượng Stablecoin đang phát triển, đang hoạt động và ngừng hoạt động.

Giai đoạn 4 (2021+): Quá trình tăng cường sức ảnh hưởng

Keyword quan trọng nhất giúp xác định được giai đoạn 3 và giai đoạn 4 chính là Hiệu ứng mạng lưới. Như mình đã đề cập phía trên, Stablecoin là lĩnh vực có tốc độ ganh đua giữa các đối thủ rất lớn. 

Trong tổng số 200 dự án thì có chưa đến 10 dự án có sức ảnh hưởng trong thị trường. Chính vì thế các nền tảng Stablecoin luôn cố gắng không ngừng mở rộng để chiếm thị phần càng nhanh càng tốt, ứng dụng trong cả thị trường DeFi và CeFi.

Ngoại trừ USDT đã thống lĩnh thị trường từ lâu thì USDC nhân tố nổi bật nhất trong giai đoạn 4. Chính thức launch vào năm 2018, sau Tether 3 năm nhưng USDC đã nhanh chóng deploy trên 10+ blockchains và tập trung đánh chiếm vào thị trường DeFi đang bùng nổ rất mạnh. Hướng đi này đã giúp USDC trở nên phổ biến hơn USDT trong thị trường DeFi.

Ở thời điểm hiện tại, BUSD vẫn đang đi theo chiến lược tăng cường hiệu ứng mạng lưới. BUSD đã listing cặp giao dịch BUSD nhiều hơn, issue BUSD để ứng dụng ở hệ sinh thái Binance nhiều hơn để thay thế cho USDT và USDC. 

Trong tương lai, UST chắc chắn sẽ tăng cường hiệu ứng mạng lưới bằng cách tiếp cận hệ sinh thái Binance Smart Chain và Solana - hai hệ có dòng tiền lớn sau Ethereum.

Dự phóng tương lai về Stablecoin

Hạn chế của Stablecoin 

Như vậy là anh em đã nắm được quá trình phát triển của Stablecoin và hướng đi gần của họ. Vậy anh em có thắc mắc trong tương lai Stablecoin sẽ cải tiến những gì để loại bỏ những hạn chế của hiện tại không? Mình sẽ trả lời ngay trong phần này.

Nếu như anh em chú ý thì Stablecoin đang có 2 vấn đề lớn nhất chưa có phương thức giải quyết đó là tính minh bạch và tính ứng dụng:

  • Tính minh bạch: Các Centralized Stablecoin thường xuyên bị FUD về vấn đề pháp lý, đặc biệt là Tether USDT. Kể từ năm 2016 cho đến nay, Tether thường xuyên bị nghi vấn thao túng thị trường cùng với Bitfinex bởi vì trong giai đoạn Tether in tiền, thị trường sẽ có xu hướng đi lên, còn khi Tether ngưng in tiền, thị trường sẽ điều chỉnh.
  • Tính ứng dụng: Các Stablecoin như USDT và USDC đang được ứng dụng rộng rãi trong thị trường cryptocurrency. Tuy nhiên, ở thị trường thực, USDT và USDC lại không được sử dụng rộng rãi để thanh toán cho hàng hóa.

Farm stablecoin là gì

Quá trình Tether “in tiền” ảnh hưởng đến thị trường.

Các Stablecoin đang được phát triển

Chính vì thế, các ông lớn trong thị trường đang cố gắng tạo ra một Stablecoin có thể giải quyết hai vấn đề trên và mang trên mình những đặc tính sau:

  • Tương thích với với pháp lý của các quốc gia.
  • Giữ giá ổn định, giao dịch nhanh chóng, minh bạch với công nghệ blockchain.
  • Khả năng mở rộng từ Traditional Finance sang Cryptocurrency Finance.
  • Tính ứng dụng sâu vào việc thanh toán ở đời thực cũng như trong không gian DeFi.

Farm stablecoin là gì

Những Stablecoin đang được đề xuất phát triển.

4 stablecoin đang được đề xuất phát triển để giải quyết các vấn đề về tính minh bạch và ứng dụng bao gồm: 

1. Telegram TON

Pavel Durov - nhà sáng lập Telegram và cũng được biết đến người dám thách thức pháp lý đã cố gắng phát hành một loại Stablecoin có tính ổn định và thanh khoản cao. Tuy nhiên, họ đã từ bỏ TON sau khi bị SEC gây áp lực về pháp lý.

2. Libra

Trong thời gian qua, Facebook đã cố gắng tạo ra Libra để trở thành đơn vị tiền tệ của toàn cầu. Libra sẽ là tiền tệ được back 50% bởi USD, 18% bởi EUR, 14% bởi JPY, 11% bởi GBP và 7% bưởi SGD. Tuy nhiên, Libra đã sớm thất bại sau khi Quốc hội Mỹ nhận thấy mối nguy hiểm nếu như một công ty tư nhân cạnh tranh với ngân hàng trung ương. 

Nhưng dường như tham vọng của họ vẫn còn rất lớn, sau khi Libra thất bại, Facebook đã thành lập Diem - Libra 2.0. Hiện tại họ đã liên kết với nhiều đối tác lớn trong ngành tài chính để bắt đầu mở rộng và hoàn toàn có thể được tích hợp ở các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Whatsapp,...

3. LPM Coin

JP Morgan - một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới có ý định tạo JPM Coin, một loại Stablecoin giải quyết hệ thống thanh toán Swift lỗ thời. Tuy nhiên họ chưa thông báo những thông tin nào khác. Nếu như JP Morgan phát hành thành công, chắc chắn những ngân hàng lớn khác như HSBC, Citibank, Wells Fargo cũng sẽ nhảy vào cuộc chơi.

4. CBDC

Giải pháp cuối cùng và thực tế nhất mang tên CBDC. CBDC là chữ viết tắt của Central Bank Digital Currency. Hiện tại một số ngân hàng lớn ở phương Tây và Trung Quốc đã thử nghiệm áp dụng mô hình CBDC vào quá trình vận hành.

Farm stablecoin là gì

Sự khác biệt giữa tiền tệ truyền thống và CBDC.

Mặc dù vẫn còn một số điểm hạn chế như chưa thể áp dụng rộng rãi xuyên biên giới nhưng CBDC có thể xem là Stablecoin ứng dụng được các lợi ích mà blockchain mang lại như tính minh bạch, khả năng truy vết giúp chống tệ nạn rửa tiền, chi phí giao dịch thấp, tốc độ nhanh.

CBDC chắc chắn được triển khai trong tương lai không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà còn được triển khai bởi các ngân hàng trung ương. Đặc biệt là sự kiện Covid 19 diễn ra trên toàn thế giới đã cho thấy sự quan trọng của CBDC đối với sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. 

Khi người người nhà nhà gặp khó khăn trong việc đi lại và sử dụng tiền mặt thì CBDC lại là giải pháp tối ưu cho phép thị trường tài chính vẫn có thể hoạt động trơn tru.

Đọc thêm: Nhược điểm của nền tài chính hiện tại và lợi thế khi áp dụng CBDC

Farm stablecoin là gì

Covid là động lực rất lớn tác động đến sự tăng trưởng của CBDC.

Cơ hội đầu tư với Stablecoin

Đối với cơ hội đầu tư trong thị trường crypto thì mình sẽ chia thành 2 dạng như sau:

  • Dựa vào chỉ số của Stablecoin để tìm cơ hội đầu tư.
  • Đầu tư sinh lời trực tiếp với Stablecoin.

Mình sẽ cùng anh em đi tìm cơ hội đầu tư vào từng loại.

Tìm cơ hội đầu tư với chỉ số của Stablecoin

Như mình đã đề cập ở phía trên, Stablecoin không phải là lĩnh vực đầu tư giúp anh em có thể đầu tư và kiếm lợi nhuận từ đó. Các tốt nhất để Earn được từ lĩnh vực Stablecoin chính là quan sát những hành động của họ, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư mang tính bơi theo “Dòng tiền”.

Khi Stablecoin được Issue ở hệ sinh thái nào, thì lập tức dòng tiền sẽ có xu hướng đổ về hệ sinh thái đó:

  • Terra USD tăng trưởng ⇒ LUNA, MIR, ANC tăng theo.
  • Tether và Circle issue stablecoin trên Solana ⇒ SOL, SRM, RAY, MNGO, SBR,... tăng theo.
  • Tether issue Stablecoin trên Avalanche ⇒ AVAX, XAVA, PNG, JOE,... tăng theo.

Vậy để không bỏ lỡ những cú tăng từ thị trường, anh em cần quan sát và theo dõi chúng trước khi chúng “cất cánh”. Dưới đây là một số câu hỏi hữu ích giúp anh em có thể tự tìm ra Insights:

  • Stablecoin đang nằm ở hệ sinh thái nào nhiều nhất?
  • Stablecoin đang được issue trên blockchain (hệ sinh thái) nào?
  • So sánh tốc độ tăng trưởng của Stablecoin ở các hệ sinh thái.
  • Hệ sinh thái nào đang mở rộng không gian DeFi (vì mở rộng sang DeFi sẽ cần Stablecoin)?

Mới đây nhất thì có hai hệ sinh thái cũng bắt đầu chạy đua với hành trình DeFi là:

  • Fantom: Fantom tung ngân sách trị giá 370 triệu $FTM (khoảng 370 triệu đô).
  • Celo: Celo tung ngân sách giá trị 100 triệu đô.

Anh em hãy chú ý xem động thái của lĩnh vực Stablecoin trên hai hệ sinh thái đó. Liệu họ có tự Issue Stablecoin hay liên kết với Tether để Issue Stablecoin,...

Đầu tư trực tiếp với Stablecoin

Tuy nhiên, đối với một số anh em theo phương hướng đầu tư an toàn hoặc có vốn lớn trong thị trường, earn được từ Stablecoin vẫn là điều rất đáng quan tâm. 

Mặc dù Yield mang lại không cao so với Altcoin, nhưng dự trữ Stablecoin cho phép anh em luôn chủ động với bất  kỳ tình huống nào của thị trường. Vậy thì mời anh em tham khảo hai giải pháp phía dưới đây.

Lending (APR 4-8%)

Farm stablecoin là gì

Cho vay với Stablecoin.

Lending là hình thức cho vay Stablecoin. Anh em sẽ gửi tiết kiệm Stablecoin ở các sàn giao dịch CEX hoặc ở các Lending Platform để nhận về lãi suất. Ưu điểm của Lending là thao tác đơn giản, lãi suất minh bạch, có thể tùy chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn và không kỳ hạn. 

Dưới đây là một số Platform anh em có thể xem qua để gửi tiết kiệm Stablecoin:

CEX: Binance, Huobi, Gate, MXC, Okex,..

Centralized Lending: NEXO, BlockFi,...

Decentralized Lending: 

  • Ethereum: Aave, Compound, MakerDAO, InstaDapp,...
  • Binance Smart Chain: Venus, Alpaca Finance, Rabbit Finance,...
  • Solana: Port Finance, Solend.
  • Terra: Anchor Protocol.

Tuy nhiên, Lending cũng có nhược điểm là lãi suất sẽ khá thấp, dao động từ 4-8%/năm. Nếu anh em muốn có lãi suất cao hơn, hãy tham khảo giải pháp Farming.

Farming (APR 20-40%)

Farming là hình thức cung cấp thanh khoản cho các sàn giao dịch để được thưởng phí giao dịch và thưởng token của các nền tảng cho vay. Với cách này, anh em cần phải biết các thao tác trong thị trường DeFi, như tạo Liquidity Providing token.

Ưu điểm của Farming là lãi suất anh em nhận được sẽ cao hơn, có thể lên đến 20-40% một năm, đây là một con số rất cao. Ở Việt Nam, nếu anh em gửi tiền USD, anh em sẽ không nhận được lãi suất, còn tiền VND lại được lại suất 7% nhưng tốc độ lạm phát hằng năm cao hơn cả tiền đô.

DeFi thật sự là một cánh cổng mang lại cơ hội kiếm tiền trong khi anh em Stablecoin để chờ cơ hội trước khi tham gia thị trường. Dưới đây là một số nền tảng Stablecoin AMM mà anh em có thể sử dụng để Farming.

  • Ethereum: Curve Finance, mStable, Snowswap.
  • Binance Smart Chain: Ellipsis, Belt Finance, MDEX.
  • Solana: Saber.

Tuy nhiên Farming trên các nền tảng Decentralized sẽ có một số rủi ro nhất định, đặc biệt là trường hợp Protocol bị hack. Chính vì thế anh em nên chia Stablecoin ra nhiều phần nhỏ để Farming ở các nền tảng uy tín, có TVL cao.

Để phòng tránh những rủi ro đó khi tham gia DeFi, anh em tham khảo: Làm thế nào farming và chơi DeFi an toàn, tránh bị hack ví?

Farm stablecoin là gì

Farming với Stablecoin.

Tổng kết

Mình sẽ tổng kết lại một số Insights cho anh em về cơ hội đầu tư trong lĩnh vực Stablecoin:

  • Stablecoin không phải là lĩnh vực có nhiều cơ hội đầu tư, nhưng đây là lĩnh vực sẽ dẫn dắt xu hướng của thị trường.
  • Quan sát và theo dõi dòng vốn của Stablecoin di chuyển theo hướng nào để tìm kiếm cơ hội đầu tư, theo dõi từ tổng quan thị trường (vĩ mô) đến từng hệ sinh thái (vi mô).
  • Trong đó hãy chú ý vào hướng đi của 4 stablecoin sau: USDT, USDC, BUSD và UST. Đây là 4 Stablecoin được sử dụng nhiều trong cả DeFi và CeFi.
  • Chú ý họ sẽ issue sang nhưng hệ sinh thái nào, tốc độ tăng trưởng của Stablecoin ở hệ sinh thái nào nhanh nhất? Và tìm câu hỏi vì sao?
  • Anh em nên dành nhiều khoản Stablecoin để Farming hoặc Lending. Điều này sẽ giúp anh em vừa có được passive income, vừa đỡ “táy máy” FOMO khi thị trường tăng mạnh. Và điều quan trọng nhất là giúp anh em có thể chủ động với mọi tình huống của thị trường!

Đó là tất cả những phân tích giúp anh em có thể tìm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực Stablecoin. Hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị cho anh em!

Đừng quên theo dõi thường xuyên chuyên mục Phân tích & Kinh nghiệm để không bỏ lỡ bất kỳ bài Phân tích chuyên sâu nào về cơ hội đầu tư với các mảnh ghép trong DeFi, cùng những kinh nghiệm đầu tư Crypto được chia sẻ bởi chính đội ngũ Coin98 Insights!

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coin98 Insights dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng: