Gen mã hóa là gì

1. Kiến thức.
- Học sinh trình bày được khái niệm cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính.
- Học sinh nêu và giải thích được mã di truyền.
- HS mô tả quá trình nhân đôi ADN ở Ecoli và phân biệt được sự khác nhau giữa nhân sơ và nhân chuẩn.

2. Kỹ năng. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ. - Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.



I. Khái niệm và cấu trúc của gen.
1. Khái niệm.

Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phầm xác định (1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN).

Gen mã hóa là gì

Ví dụ:Gen hemôglôbin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit α góp phần tạo nên prôtêin Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN

2. Cấu trúc của gen.
Mỗi gen gồm 3 vùng trình tự nucleotit:

Gen mã hóa là gì

3. Các loại gen
Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà ...
- Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng tế bào.
- Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác

II. Mã di truyền
1. Khái niệm:

- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin
- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).
- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3-TAX-5 tương ứng mã sao là: 5-AUG-3 và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định là Met.
VD: 1 đoạn mã di truyền(Thay C bằng X)

Gen mã hóa là gì

2. Đặc điểm của mã di truyền- Mã di truyền là mã bộ ba:Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)- Mã di truyền có tính đặc hiệu:Mộtbộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.- Mã di truyền có tính thoái hoá:Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG).- Mã di truyền có tính phổ biến:Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).

- Mã di truyền có tính liên tục:Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau.



3. Giải thích mã di truyền là mã bộ ba3.1. Lý luận- Có 4 loại nuclêôtit cấu tạo nên phân tử ADN (A, T, G, X) nhưng có trên 20 loại axit amin (aa) tạo nên prôtêin, do đó:- Nếu 1 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^1= 4 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa.- Nếu 2 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^2= 16 tổ hợp, chưa đủ mã hóa 20 aa.- Nếu 4 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^4= 256 tổ hợp, quá nhiều để mã hóa 20 aa.- Vậy 3 nuclêôtit xác định 1 aa thì có 4^3 = 64 tổ hợp, là đủ mã hóa 20 aa. Do đó mã di truyền là mã bộ ba sẽ là hợp lý nhất.3.2. Thực nghiệm- Năm 1966, 64 bộ ba trên mARN (codon) tương ứng 64 bộ ba trên ADN (Triplet) đã được giải mã.

- Có 64 bộ ba, trong đó 3 bộ 3 không mã hóa aa mà làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã(UAA, UAG, UGA), 1 bộ 3 vừa làm nhiệm vụ mở đầu, vừa làm nhiệm vụ mã hóa aa Metionin (AUG).


Gen mã hóa là gì

III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)
1. Thời điểm, vị trí
- Vào kì trung gian, giữa 2 lần phân bào (Pha S của chu kì tế bào).
- Diễn ra trong nhân tế bào.

2. Diễn biếna. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn E. coli).


Gen mã hóa là gì

Gồm 3 bước:
- Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN.
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tại khởi điểm tái bản tạo nên 1 vòng tái bản gồm 2 chạc (hình chữ Y) mở xoắn theo 2 hướng ngược nhau và để lộ ra 2 mạch khuôn.
- Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
Enzim ADN pôlimêrara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5 3 (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit của mạch làm khuôn theonguyên tắc bổ sung(A T, G X).
+ Trên mạch khuôn 3 5, mạch mới được tổng liên tục.
+ Trên mạch 5 3, mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối Ligaza.
- Bước 3: Tạo hai phân tử ADN con
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử ADN con, trong đó có 1 mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu.b. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.- Về cơ bản, sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực gần giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, chỉ khác biệt ở một số điểm cơ bản sau:+ Sự nhân đôi ADN diễn ra đồng thời ở nhiều đơn vị nhân đôi trên cùng một phân tử ADN.+ Hệ enzim tham gia phức tạp hơn.
3. Nguyên tắc nhân đôi- Nguyên tắc bổ sung:A liên kết với T của môi trường và ngược lại, G liên kết với X môi trường và ngược lại

Gen mã hóa là gì

- Nguyên tắc bán bảo tồn:Phân tử ADN con được tạo ra có một mạch của ADN ban đầu, một mạch mới được tổng hợp.
- Nguyên tắc nửa gián đoạn:Trên 1 chạc chữ Y có 1 mạch mới được tổng hợp liên tục và một mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

4. Ý nghĩa
Đảm bảo quá trình truyền đạt thông tin di truyền được nguyên vẹn qua các thế hệ.