Gỗ cây hồng xiêm có tốt không


Gỗ cây hồng xiêm có tốt không
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm đơn giản, không tốn công mà cho quả sai. 
Ảnh: vietq.vn
Hồng xiêm (danh pháp hai phần: Manilkara zapota), hay còn gọi là lồng mứt, xa pô chê hoặc sabôchê (từ tiếng Pháp sapotier), là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm và thường xanh có nguồn gốc ở miền Nam Mexico, Trung Mỹ và Caribbe. Người Pháp đã đưa nó vào trồng ở Việt Nam từ lâu.

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm lại hoàn toàn đơn giản bởi có thể trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không kén đất. ít sâu bệnh, chịu được úng. Quả chín có hương vị thơm ngon, rất thích hợp cho người bị đau dạ dày, người già và trẻ em.

Mùa vụ trồng cây hồng xiêm

Thời vụ trồng cây hồng xiêm thích hợp nhất đối với miền Bắc vào vụ xuân tầm khoảng tháng 2, tháng 3 bởi lúc này thời tiết và ẩm độ đều tốt. Còn ở phía Nam, ta nên trồng hồng xiêm vào mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5.

Điều kiện nhiệt độ trồng cây hồng xiêm

Cây hồng xiêm là cây trồng ưa thích khí hậu nóng ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 – 17oC thì cây không có khả năng ra hoa do đó phải hết sức lưu ý yếu tố này để lựa chọn điều kiện nhiệt độ thích hợp để trồng.

Tiêu chuẩn chọn giống hồng xiêm

Hồng xiêm có thể trồng từ hạt hoặc có thể từ cây ghép hay cây chiết. Tuy nhiên, yếu tố quyết định là giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Ta chỉ chọn giống tốt để trồng, tránh mua giống ở các cơ sở có địa chỉ không rõ ràng.

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm

Trồng cây hồng xiêm phải lựa chọn thời điểm thích hợp như mát, đất đủ ẩm. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.Vì tán cây rộng, nên lúc trồng nhiều ta phải lưu ý để hàng cách hàng khoảng 7 - 10m và cây cách cây từ 6 - 8m nếu ở diện tích nhiều.

Chăm sóc cây hồng xiêm

Trồng cây hồng xiêm đơn giản, việc chăm sóc cây hồng xiêm cũng không quá cầu kỳ. Thời gian đầu mới trồng nên tưới phân lợn đã ngâm ủ pha với nước có nồng độ tăng dần theo sức phát triển của cây. Khi cây vào thời kỳ cho nhiều quả cần bón phân chuồng 60-100 kg/cây, urê 0,6-1 kg/cây, lân 1 kg/cây và kali 1 kg/cây.

Bón phân bằng cách đào rãnh sâu 30cm, rộng 30-40cm theo tán cây. Cho toàn bộ phân chuồng, lân và kali, lấp kín đất. Số phân đạm và kali còn lại dùng bón thúc. Bón thích hợp nhất là vào tháng 2, 3 và 6, 7 và bón sau thu hoạch quả. Nên dùng bùn ao phơi khô bón vào gốc.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hồng xiêm

Trồng cây hồng xiêm thường bị một số sâu hại là rệp, ruồi, bệnh đốm lá. Phòng trừ sâu hại hoa, quả non, búp non bằng Bi 58 phun dung dịch nồng độ 1/1000 đến 2/1000 (dùng 1 đến 2 lọ penicilin thuốc pha vào bình 10 lít nước, phun ướt đẫm lá). Phòng dơi ăn quả bằng cách giăng lưới vào chập tối và ban đêm.

Thu hoạch và cách ủ quả hồng xiêm

Khi cuống quả nhỏ lại, tai quả vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra ngoài, vỏ quả chuyển sang màu xanh vàng và nhẵn là lúc có thể thu hoạch qủa.

Cách ủ quả hơi câu kỳ cũng không khó. Ngâm quả trong nước độ 30 phút hoặc ngâm trong nước vôi trong sau đó lấy giẻ lau ướt sạch phấn ở vỏ quả và nhựa ở cuống quả rồi hong khô nơi thoáng gió. Sau đó cho vào thùng hoặc chum vại có lót rơm xung quanh, đốt 1 nén hương rồi đậy kín lại. Mùa hè ủ 2 ngày với 2 lần thắp hương. Mùa đông không cần ngâm nước mà chỉ lau sạch phấn ngoài vỏ quả. Khi ủ phải đảm bảo ấm xung quanh. ủ mùa đông phải mất 4-5 ngày và thắp 4 hướng mới chín. Mỗi lần thắp 7-10 nén hương.

 

Theo vietq.vn

Nhiều người không chỉ ưa thích hồng xiêm bởi vị thơm ngon đặc trưng mà còn là nhờ giá trị dinh dưỡng cao của loại quả này. Không chỉ thế, hồng xiêm là dược liệu được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, giúp lợi tiểu… hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vườn nhà mình tìm hiểu thêm về giá trị dinh dưỡng , đặc điểm, tác dụng của hồng xiêm nhé. 

Tìm hiểu về Hồng xiêm

Hồng xiêm có rất nhiều tên gọi khác nhau như quả Sapoche, Hồng xiêm, Tầm lức, Lồng mứt, Xa phô chê…. Đây là loại quả có tên khoa học là Manilkara zapota hoặc Achras sapota l, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).

Hồng xiêm vốn có xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ, nhất là ở Mexico. Nhiều năm trôi qua, loại quả này được đem đi đến khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở vùng nhiệt đới. Hiện nay, hồng xiêm được trồng ở rất nhiều quốc gia khác nhau, nhất là các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… Ở Việt Nam, hồng xiêm phần lớn được trồng ở miền Nam và miền Bắc cũng đang trồng nhiều hồng xiêm để lấy quả ăn.

Có nghiên cứu nhận định rằng quả hồng xiêm du nhập vào nước ta từ Thái Lan nên nó được gọi với cái tên hồng xiêm (Xiêm là tên của Thái Lan). Ngoài ra, chữ hồng trong hồng xiêm là do người ta nhận thấy loài cây này có hình dáng quả khá giống với trái Hồng (chi Diospyros).

Một số đặc điểm sinh trưởng của Hồng xiêm

Hồng xiêm không phải là giống cây kén đất trồng. Tuy nhiên, loài cây không có khả năng chịu ngập úng nên đất trồng cần phải tơi xốp, dễ thoát nước và giàu dinh dưỡng. Để tăng khả năng thoát nước thì có thể dùng rơm rạ khô phủ gốc. Bên cạnh đó, vì cây hồng xiêm có thể chịu mặn tốt nên trồng ở vùng duyên hải cũng được.

Hồng xiêm ưa khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm, nhiệt độ lí tưởng là từ 24-30 độ C, có thể chống chịu nhiệt độ dưới 10 độ C. Tuy vậy, hồng xiêm không mọc trên những khu vực quá khô hạn. Là loại cây ưa ẩm nên hồng xiêm cần được tưới nước thường xuyên trong thời gian đầu (3 năm). Sau đó, tần suất tưới cây có thể là mỗi tuần 2-3 lần, phụ thuộc vào điều kiên thời tiết và độ ẩm của đất ở khu vực đó. Vì cây không chịu được ngập úng nên phải lưu ý thoát nước cẩn thận vào mùa mưa.

Loại cây này thường chịu loại sâu hại chủ yếu là loài rệp chuyên bám trên cuống lá, cuống quả, tạo thành một lớp phấn trắng mỏng. Sức nảy mầm của hạt hồng xiêm khá cao, thường là một tháng sau khi gieo. Tuy nhiên, người ta chủ yếu trồng hồng xiêm bằng cành chiết để giữ được những đặc tính, phẩm chất của cây mẹ. Trong quá trình chiết, để có được cành chiết chất lượng tốt nhất thì bạn nên chọn cành có nhiều nhựa mới, chắc khỏe, không quá già.

Năng suất của hồng xiêm tương đối cao và ổn định, cây cho quả quanh năm. Dù vậy, hồng xiêm thường ra quả vào hai vụ chính là xuân hè và hè thu. Hồng xiêm có rất nhiều giống khác nhau, ở miền Bắc, giống Hồng xiêm Xuân Đỉnh là có tiếng tăm nhất bởi chúng có hương vị thơm ngọt.

Gỗ cây hồng xiêm có tốt không

Hồng xiêm là loại trái cây bổ dưỡng, thơm ngon quen thuộc

Đặc điểm hình thái của Hồng xiêm

Hồng xiêm là loại cây thân gỗ, kích thước lớn, có chiều cao khoảng 10-15 m, sống lâu năm. Vỏ của thân cây có màu xám nâu, dày, chất vỏ xù xì, phần lỗ bì tròn, trong có chứa mủ trắng. Thường sẽ có một lớp lông tơ bao phủ lên trên các cành và lá non.

Lá hồng xiêm có màu xanh thẫm, nhẵn bóng ở trên và mặt dưới nhạt màu, không có lông, lá mọc so le, tập trung đầu cành, có dạng hình elip hoặc bầu dục, chiều dài 7–15 cm, với mép trơn. Hoa thường mọc đơn độc ở các kẽ lá trên, có màu trắng, nhìn hơi giống quả chuông nhỏ, là hoa lưỡng tính.

Quả hồng xiêm có kích thước to mọng nước, đường kính khoảng 4-8 cm, có hình dạng trứng dẹt, với lớp vỏ ngoài màu nâu thẫm và bóng. Phần thịt màu nâu ánh đỏ, kết cấu thịt quả hồng xiêm là dạng hạt mịn như có cát. Bên trong quả có từ 3 đến 5 hạt hình giống giọt nước và đen bóng. Cây thường ra hoa vào tháng 5-8 và kết trái vào tháng 9-11.

Bộ phận làm thuốc, cách bảo quản

Hồng xiêm là một loại cây ăn quả rất được nhiều người ưa thích bởi vị ngọt, thơm, giàu chất xơ và dinh dưỡng. Chính vì vậy, có nhiều cách ăn hồng xiêm như ăn luôn hoặc xay thành sinh tố hồng xiêm. Không chỉ là loại trái cây ngon lành, hồng xiêm còn được dùng để làm thuốc như dùng phần vỏ và quả xanh của cây.

Ở châu Mỹ, phần nhựa cây hồng xiêm còn được thu hoạch để chế biến kẹo bạc hà, kẹo cao su hay các loại thuốc chữa ho, tốt cho tiêu hóa. Đầu tiên, người ta sẽ lấy nhựa chảy ra từ thân cây và đem đi đun sôi và khuấy liên tục để hơi nước bay đi bớt. Tiếp đó, bôi xà phòng vào chậu gỗ và đổ nhựa vào đó khi nhựa còn đang nóng. Làm như thế là để tránh cho nhựa không dính chặt vào thành chậu. Sau một khoảng thời gian chờ đợi, nhựa hồng xiêm sẽ cứng lại thành bánh khoảng 10kg.

Dược liệu nên được bảo quản, cất trữ ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Thành phần hóa học và tác dụng của Hồng xiêm

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã tìm ra rằng trong quả xanh và vỏ hồng xiêm có chứa 40% nhựa, 1,7% carbonhydrate, 35% nước và một số thành phần khác. Vỏ cây hồng xiêm non có chứa 11.8% saponin và một ít ankaloid có tinh thể được gọi là sapotin; trong khi đó, vỏ cây già có chứa tanin. Quả hồng xiêm chín có chứa 0,4% protit, 9% gluxit, 2,3% xenluloza và 0,5% tro (gồm Canxi, Photpho, vitamin C…). Hạt hồng xiêm thì có 23% dầu béo và axit xyanhydric.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hồng xiêm là loại trái cây nhiều chất chống oxy hóa, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Cụ thể: Trong 100g quả Hồng xiêm chứa:

  • chất béo: 1.10 g
  • sắt: 0.8 mg
  • đạm: 0.44 g
  • beta-carotene: 60IU
  • photpho: 12mg
  • canxi: 21 mg
  • vitamin B6: 0.037 mg
  • vitamin B2: 0.02 mg
  • vitamin B5: 0.252 mg
  • vitamin C: 14.7 mg,…

Thêm vào đó, hồng xiêm có vị ngọt tự nhiên, chứa ít natri nên rất phù hợp với người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận…

Tác dụng Y học hiện đại

Trong hồng xiêm có chứa một lượng Kali nhất định nên có khả năng hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Hồng xiêm cũng giàu chất chống oxy hóa, dinh dưỡng, canxi và sắt nên rất tốt cho phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, bởi vì hồng xiêm có chứa vitamin B9 (axit folic), canxi, hỗ trợ tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi, và thúc đẩy hệ thần kinh phát triển.

Bởi trong hồng xiêm có chứa polyphenol và tannin nên giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu sơ bộ, hồng xiêm còn là vị thuốc có tác dụng xoa dịu và giảm áp lực đối với hệ thần kinh trung ương. Do đó, hồng xiêm rất thích hợp cho những người bệnh hay bị mất ngủ thường xuyên, lo lắng…

Tác dụng Y học cổ truyền

Hồng xiêm là loại quả có vị ngọt, tính mát. Trong Đông y, người ta dùng vỏ và quả xanh để điều trị bệnh tiêu chảy tả, lỵ… Hơn nữa, quả xanh còn được sử dụng để giải độc khi uống thuốc xổ quá liều, tiêu chảy. Hạt hồng xiêm có công dụng lợi tiểu và hạ nhiệt, rất có ích cho các trường hợp tiểu tiện không thông suốt, phát sốt… Người ta còn nghiên cứu và chiết xuất tinh chất từ hạt hồng xiêm để làm chất thoa lên tóc nhằm duy trì độ mềm mượt, giảm rụng tóc. Thêm vào đó, quả có tính mát, giúp bổ mát, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng, trị táo bón…Phần nhựa cây thì được khai thác để làm nguyên liệu chế biến kẹo cao su như đề cập ở trên.

Ngoài ra, trong dân gian, khi có người bị chó, mèo cắn, người ta sẽ giã nát quả và lá non của cây hồng xiêm và đắp lên vết thương để giảm sưng đau.

Cách sử dụng Hồng xiêm

Gỗ cây hồng xiêm có tốt không

Có rất nhiều các chế biến, sử dụng hồng xiêm khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng như dùng ở dạng sắc uống, tán bột hoặc ăn trực tiếp.

Nếu muốn trị táo bón, các bạn có thể ăn từ 3 đến 5 quả hồng xiêm chín trong ngày. Còn đối với người bị tiêu chảy, nên dùng 15-20 g quả hồng xiêm xanh/ ngày. Người Camchia dùng vỏ thân của hồng xiêm để trị tiêu chảy và sốt vì có chứa tannin, liều lượng là 6-12 g sắc uống trong ngày. Hạt hồng xiêm cũng có thể được dùng để giúp lợi tiểu và giảm sốt, tuy nhiên, cần phải cực kì thận trọng vì liều hạt hồng xiêm cao có thể gây độc.

Một số bài thuốc từ Hồng xiêm

Trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Đun nhỏ lửa 15 – 20 g quả hồng xiêm xanh với 200 ml nước cho đến khi cạn còn100 ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống thuốc này sau khi ăn 15 phút trong ngày và dùng thuốc trong khoảng 3 – 5 ngày. Hoặc theo cách khác, có thể sắc sôi 15-20g vỏ thân cây hồng xiêm rửa sạch cùng với 250 ml nước trong 15 phút đến khi còn 100 ml thì dừng. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày.

Chữa táo bón, ăn kém, kiện tỳ:

Ăn liên tục trong vài ngày hồng xiêm chín, mỗi lần ăn hai quả, ngày ăn 2 lần.  Đối với những trường hợp bị táo bón nặng, có thể ăn trực tiếp từ 3 – 5 quả/ ngày hoặc xay thành sinh tố…

Lợi niệu, giảm sốt

Sắc 5g hạt Hồng xiêm, 100g lá tre 100 g và thêm 450 ml nước cho còn 150 ml nước. Chia ra uống ngày 2 lần khi thuốc còn nóng.

Cách để nhận biết quả Hồng xiêm chín

Chỉ nên ăn hồng xiêm khi quả đã đủ chín vì như thế mới có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngọt ngào, thơm ngon, giàu dinh dưỡng của quả. Nếu ăn khi quả còn xanh, bạn sẽ nếm thấy vị chát và quả sẽ tiết ra nhiều nhựa.

Quả hồng xiêm gần chín và đã già khi vỏ có màu vàng nâu, ngược lại, quả có vỏ màu vàng xanh  thường là hồng xiêm còn “non” và ăn không ngon. Hồng xiêm có hình dạng oval, trái dài sẽ có vị ngọt dịu và thơm ngon, trong khi đó, quả có hình tròn sẽ có nhiều hạt ăn và không ngon bằng.

Để chắc chắn xem hồng xiêm chín chưa thì có thể dùng tay nắn nhẹ bên ngoài quả để xác định. Chỉ khi nào bạn sờ thấy vỏ mềm vừa phải và quả tỏa ra mùi thơm dịu thì hồng xiêm mới chín và có thể ăn được luôn. Hương vị của hồng xiêm chín khá giống với mùi đường đen rất thơm và ngon.

Kiêng kỵ

Bất cứ ai bị dị ứng hồng xiêm thì không nên ăn và không nên ăn hồng xiêm xanh nhiều bởi có thể bị táo bón vì hoạt chất tannin. Hồng xiêm không chỉ là quả ngon bổ dưỡng mà còn có đem lại nhiều tác dụng quý báu cho sức khỏe. Thế nhưng, để có thể tận dụng được tốt các công dụng của hồng xiêm và tránh những rủi ro không đáng có thì người dùng cần ăn và sử dụng lượng vừa phải cũng như tham khảo ý kiến của y bác sĩ trước khi sử dụng làm thuốc.