Hàm pmt là hàm gì

Hàm pmt là hàm gì

Hàm PMT là hàm tài chính thường được sử dụng đề tính số phải trả hàng kỳ của một khoản vay có lãi suất không đổi. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng hàm PTM để tính số tiền thanh toán hàng kỳ cho khoản vay trong Excel.

1. Cấu trúc hàm PMT

Cú pháp hàm: =PMT(rate; nper; pv; [fv]; [type])

Trong đó:

  • Rate: Đối số bắt buộc. Đây là lãi suất hàng kỳ của khoản vay.
  • Nper: Đối số bắt buộc. Đây là tổng số kỳ thanh toán của khoản vay.
  • Pv: Đối số bắt buộc. Giá trị hiện tại của khoản vay (nợ gốc).
  • Fv: Đối số tùy chọn. Giá trị tương lai (hoặc số dư) của khoản tiền sau khi thực hiện việc thanh toán đợt cuối cùng. Nếu không chọn thì hiểu mặc định là sẽ trả hết khoản vay
  • Type: Đối số tùy chọn. Chọn giữa số 0 hoặc số 1. Nếu Type được bỏ qua thì nó sẽ mặc định là giá trị 0 thể hiện thời điểm thanh toán cuối kì, và giá trị 1 thể hiện thời điểm thanh toán đầu kì.

Lưu ý:

  • Số tiền thanh toán mà hàm PMT trả về bao gồm nợ gốc và lãi nhưng không bao gồm các chi phí, lệ phí, thuế đôi khi đi kèm với khoản vay.
  • RateNper phải thống nhất về cùng 1 giá trị thời gian
  • Nếu Nper bắt buộc tính theo tháng mà đề bài cho lãi suất theo năm thì phải quy đổi Rate về theo tháng

2. Cách sử dụng hàm PMT

a. Sử dụng hàm PMT để tính toán số tiền phải trả hàng kỳ của khoản vay

Giả sử ta vay 1 khoản trị giá 20 tỷ, kỳ hạn 5 năm với lãi suất là 12%/năm. Tính số tiền phải trả hàng năm của khoản vay.

Hàm pmt là hàm gì

Để tính số tiền phải trả hàng năm, tại ô D3 ta nhập công thức: =PMT(C3;B3;A3;0;0)

Ta thu được kết quả mỗi năm phải trả 3.539.683.283,2 như hình dưới.

Hàm pmt là hàm gì

Kết quả của hàm PMT mặc định sẽ là định dạng tiền tệ. Nếu bạn không muốn sử dụng định dạng này ta có thể chỉnh lại định dạng số bằng cách click chuột phải sau đó chọn Format Cells… hoặc bạn có thể bấm tổ hợp phím Ctrl + 1 để mở hộp thoại Format Cells

Hàm pmt là hàm gì

Hộp thoại Format Cells hiện tại, chọn thẻ Number => tại mục Category ta chọn Number => sau đó ta có thể chỉnh các loại định dạng số mong muốn tại đây.

Hàm pmt là hàm gì

b. Sử dụng hàm PMT để tính số tiền phải gửi tiết kiệm cho đến khi đạt mục tiêu

Giả sử ta đặt ra mục tiêu gửi tiết kiệm định kì hàng tháng trong vòng 6 tháng. Số tiền mong muốn thu về sau 6 tháng là 1 tỷ VND, lãi suất tiền gửi là 1%/tháng.

Hàm pmt là hàm gì

Để tính số tiền phải gửi tiết kiệm hàng tháng, ta có công thức tại ô D3: =PMT(C3;B3;0;A3)

Ta thu được kết quả mỗi tháng ta phải gửi 162.548.367 VND để sau 6 tháng ta thu được 1 tỷ VND

Hàm pmt là hàm gì

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách dùng hàm PMT để tính số tiền phải trả hàng kỳ của khoản vay trong Excel. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Cách sử dụng hàm Average để tính trung bình cộng trong Excel

Cách sử dụng hàm STDEV để tính độ lệch chuẩn trong Excel

Cách sử dụng hàm DSUM để tính tổng có điều kiện trong Excel

Hàm PMT tính toán khoản thanh toán định kỳ cho khoản đầu tư theo niên kim dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

Ví dụ mẫu

PMT(0,05/12; 30*12; 100000)

PMT(2;12;100)

PMT(A2;B2;C2;D2;1)

Cú pháp

PMT(lãi_suất; số_kỳ; giá_trị_hiện_tại; [giá_trị_tương_lai]; [kết_thúc_hoặc_bắt_đầu])

  • lãi_suất – Lãi suất.

  • số_kỳ – Số lần thực hiện thanh toán.

  • giá_trị_hiện_tại – Giá trị hiện tại của niên kim.

  • giá_trị_tương_lai – [ TÙY CHỌN ] – Giá trị tương lai còn lại sau lần thanh toán cuối cùng.

  • kết_thúc_hoặc_bắt_đầu – [ TÙY CHỌN – 0 theo mặc định ] – Các khoản thanh toán phải trả vào cuối (0) hay đầu (1) mỗi kỳ.

Lưu ý

  • Đảm bảo rằng bạn dùng các đơn vị nhất quán cho lãi_suất và số_kỳ. Ví dụ: Có thể trả hàng tháng đối với khoản vay mua xe hơi trong 36 tháng, trong trường hợp này, tỷ lệ phần trăm hàng năm sẽ chia cho 12 và số kỳ thanh toán là 36. Mặt khác, một khoản vay loại khác với kỳ hạn tương tự có thể trả hàng quý, trong trường hợp này, tỷ lệ phần trăm hàng năm sẽ chia cho 4 và số kỳ thanh toán là 12.

Xem thêm

PV: Tính toán giá trị hiện tại của một khoản đầu tư theo niên kim dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

PPMT: Hàm PPMT tính toán khoản thanh toán tiền gốc của khoản đầu tư dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

NPER: Hàm NPER tính toán số kỳ thanh toán cho một khoản đầu tư dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

IPMT: Hàm IPMT tính toán khoản thanh toán lãi suất cho một khoản đầu tư dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

FVSCHEDULE: Hàm FVSCHEDULE tính toán giá trị tương lai của tiền gốc dựa vào một chuỗi các lãi suất có khả năng biến đổi được chỉ định.

FV: Hàm FV tính toán giá trị tương lai của một khoản đầu tư theo niên kim dựa vào các khoản thanh toán bằng nhau định kỳ và lãi suất không đổi.

Ví dụ

Cách sử dụng chung

Thanh toán khoản vay thế chấp

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?