Hãy viết một bài trình bày ngắn gọn về vấn đề học môn Ngữ văn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

1. Định hướng

a) Trong phần Viết, các em đã rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Phần này tiếp tục rèn luyện thuyết trình về một vấn đề xã hội. Yêu cầu chính là trình bày trước người nghe những ý kiến (nhận xét, đánh giá, bàn luận, ...) của em về vấn đề dó.

b) Để thuyết trình về một vấn đề xã hội, các em cần:

- Lựa chọn vấn đề thuyết trình.

- Xác định thời lượng thuyết trình và đối tượng người nghe để lựa chọn nội dung, cách trình bày phù hợp.

- Chuẩn bị dàn ý bài thuyết trình và các tư liệu, tranh ảnh, thiết bị hỗ trợ (nếu có).

- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với nét mặt, ánh mắt, giọng điệu, phù hợp với nội dung bài thuyết trình.

2. Thực hành

Bài tập (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều): Chọn một trong hai vấn đề sau đây để thuyết trình trước lớp:

- Vấn đề 1: Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

- Vấn đề 2: Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

a) Chuẩn bị:

- Đọc kĩ để bài, xác định yêu cầu và lựa chọn vấn đề thuyết trình.

- Lựa chọn hình thức thuyết trình (có thể thuyết trình kết hợp với slide trình chiếu của máy tính, hình ảnh, sơ đồ, ...).

- Tập thuyết trình.

b) Tìm ý và lập dàn ý

Lập dàn ý cho bài thuyết trình về một vấn đề xã hội đã xác định (Dựa vào nội dung phần Viết, có thể bổ sung, thêm bớt cho phù hợp với yêu cầu của bài thuyết trình).

Mở đầu

Giới thiệu vấn đề thuyết trình.

Nội dung chính

Thuyết trình tuần tự nội dung một cách hợp lí.

Kết thúc

Nêu vấn đề em quan tâm, cần thảo luận và bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe.

c) Thực hành nói và nghe

- Người chủ trì: Nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận (ví dụ: mục đích, nội dung chính, yêu cầu, ...), mời người nói trình bày ý kiến.

Người nói

Người nghe

- Giới thiệu bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp; tránh đọc bài viết đã chuẩn bị sẵn; kết hợp ngôn ngữ nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ: sử dụng hình ảnh, sơ đồ minh hoạ (nếu cần): đảm bảo thời gian quy định.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung với hình thức, các phương tiện hỗ trợ thuyết trình phù hợp. Chú ý cách diễn đạt tạo sự hấp dẫn về vấn đề thảo luận, ….

- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chủ ý lắng nghe, sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài thuyết trình.

- Thảo luận: Sau khi người nói trình bày xong, người chủ trì mời người nghe phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi, tranh luận,...

- Kết thúc thảo luận: Người chủ trì tổng hợp ý kiến của cả nhóm về vấn đề thảo luận, những điểm đã thống nhất và những điểm còn tranh luận (nếu có).

* Bài nói mẫu tham khảo:

Đã bao giờ bạn gặp thất bại? Đã bao giờ bạn phải một mình đương đầu với những khó khăn thử thách? Và đã bao giờ bạn muốn bỏ cuộc, buông xuôi tất cả? Các bạn biết không, mỗi chúng ta không ai là hoàn hảo. Tôi cũng vậy! Tôi đã từng trải qua nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống để có được ngày hôm nay. Và tôi nhận ra rằng, niềm tin, ý chí của chúng ta có vai trò vô cùng quan trọng, giúp ta vượt lên nghịch cảnh. Vì vậy, ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn những bài học kinh nghiệm của mình với chủ đề “Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?”

Mỗi con người khi sinh ra đều mang trong mình một số phận và không có ai là hoàn hảo. Tuy nhiên, số phận ấy không phải một sự định sẵn khiến chúng ta buông xuôi, bỏ cuộc. Hãy nhớ rằng hoàn cảnh tạo nên con người nhưng con người cũng có thể chiến thắng, khuất phục hoàn cảnh. “Vượt lên số phận” là chiến đấu với chính bản thân, chiến thắng những điều tiêu cực để hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Để vượt lên số phận của chính mình, trước hết, chúng ta cần có một ý chí kiên cường, mạnh mẽ. Ý chí nghị lực tạo cho chúng ta sức mạnh để có thể đối chọi với mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Không chỉ thế, nó còn giúp cho con người có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi mục tiêu, lí tưởng. Với một ý chí mạnh mẽ, chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội để chứng tỏ bản thân. Và hơn hết, chúng ta phải có lòng tin vào bản thân, một lối sống lạc quan và tích cực. Thật ngưỡng mộ làm sao trước những tấm gương sáng của một lý tưởng sống cao đẹp. Cô gái Đặng Trần Thuỷ Tiên, mặc dù bị ung thư nhưng vẫn luôn sống lạc quan, vui vẻ, thậm chí còn tham gia cuộc thi hoa hậu do trường Đại học Ngoại Thương tổ chức. Khi được phỏng vấn, cô nói: “Chị đừng viết về em mang màu sắc bi thương, vì em đang tích cực sống”. Hay những đứa trẻ khuyết tật dù không có một cơ thể lành lặn nhưng chúng không bao giờ tự ti mà ngược lại, luôn biết cách phát triển những khả năng của bản thân và sống một cuộc sống ý nghĩa. Hay bản thân chính dân tộc Việt Nam ta – một dân tộc chịu 1000 năm đô hộ của phương Bắc, 9 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ nhưng chúng ta đã hoàn toàn chiến thắng nghịch cảnh. Cuộc sống hạnh phúc mà bạn đang hưởng thụ chính là thành quả của sự nỗ lực và hi sinh mà dân thế hệ cha anh đem lại.

Vì vậy, bạn hãy nhớ rằng, dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào, chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc, chắc chắn sẽ có một con đường mới mở ra. Hãy lạc quan! Hãy suy nghĩ tích cực! Hãy đoàn kết, yêu thương, sẻ chia, gắn bó với những người xung quanh! Hãy quan tâm và biết ơn gia đình! Bới đó chính là nguồn động lực tạo cho ta sức mạnh để có thể chiến đấu và chiến thắng, để có thể tiếp tục bước đi trên đường đời dài và rộng. Hãy tin tưởng vào bản thân và nhớ rằng: “Nỗ lực hết sức không hối hận – Có chí nhất định sẽ thành công”.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình:

+ Đã thuyết trình đầy đủ các nội dung chuẩn bị trong dàn ý chưa?

+ Cách thức thuyết trình, phong thái, giọng điệu, ngôn ngữ,... có phù hợp không?

+ Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả như thế nào?

- Đánh giá chung:

+ Điều em hài lòng về bài thuyết trình của mình là gì?

+ Điều gì em mong muốn thay đổi trong bài thuyết trình đó?

- Kiểm tra kết quả nghe:

+ Nội dung nghe và ghi chép lại đã chính xác chưa?

+ Thu hoạch được những gì về nội dung và cách thức thuyết trình về một vấn đề xã hội của bạn?

- Rút kinh nghiệm về thái độ nghe:

+ Đã chú ý và tôn trọng người thuyết trình chưa?

+ Có nêu được câu hỏi và tham gia ý kiến trong quá trình thảo luận không?

Hãy viết một bài trình bày ngắn gọn về vấn đề học môn Ngữ văn

Giáo án Trình bày một vấn đề giúp học sinh nắm được yêu cầu và cách thức trình bày vấn đề trước tập thể.

Tham khảo: Soạn văn lớp 10 Trả bài viết số 2 Ra đề bài viết số 3 ngắn gọn nhất

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: Trình bày một vấn đề

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học (Giáo án trình bày một vấn đề lớp 10)

Yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề

Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, có thể trình bày một vấn đề trước tập thể.

2. Về kĩ năng

Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu ,trình bày một vấn đề.

3.Thái độ, phẩm chất

– Thái độ: Rèn luyện tính tự tin, chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.  

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Giáo án trình bày một vấn đề)

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv cho Hs xem đoạn video về một bài tham luận của Hs về vấn đề kinh nghiệm học tốt môn văn trong buổi đại hội lớp. Em hãy cho biết bài tham luận gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nhận xét về cách trình bày bản tham luận? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức:

GV dẫn dắt: Việc trình bày một vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống, nó có ý nghĩa như thế nào, cần chuẩn bị những gì để vệc trình bày hiệu quả.. ..Chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó sau tiết học hôm nay.  

–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.

– Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc phần (I) ở SGK. Gv hỏi: Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


Thao tác 2: Tìm hiểu các công việc chuẩn bị: Mục tiêu: Giúp học sinh: + Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, có thể trình bày một vấn đề trước tập thể. + Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu ,trình bày một vấn đề. – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. – Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm – Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  

– Xác định các cơ sở để chọn vấn đề trình bày?  

– GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề tài: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người”  

– Nêu các ý chính mà em định trình bày về đề tài trên?  – Vấn đề mà em lựa chọn trong đề tài đó là gì? – Em sẽ nói gì về vấn đề đó? – Từ ví dụ trên, em hãy rút ra cách lập dàn ý cho bài trình bày một vấn đề?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.

* VD: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người”

a. Quan niệm thế nào là an toàn giao thông? – Không làm ảnh hưởng tới người khác hoặc gián tiếp gây ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông . – Đi đến nơi, về đến chốn. b. Một số bức xúc trong quá trình tham gia giao thông hiện nay. – Số lượng người tham gia giao thông quá đông. – Không phải ai cũng có hiểu biết về yêu cầu tham gia giao thông như nhau (còn phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành quy định của an toàn giao thông…) – Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo thông số kĩ thuật. – Người tham gia giao thông không phải lúc nào, ở đâu cũng hiểu về yêu cầu. c. Biện pháp khắc phục:: – Cần có ý thức chấp hành luật giao thông. – Phương tiện tham gia giao thông phải thực sự đảm bảo, đúng quy định. – Mọi người phải tự giác chấp hành luật.. GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức:

Thao tác 3: Trình bày vấn đề

Mục tiêu: Giúp học sinh: + Có thể trình bày một vấn đề trước tập thể. + Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu ,trình bày một vấn đề. – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. – Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm – Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi  – Các thủ tục cần thiết khi bắt đầu trình bày?   – Để trình bày nội dung chính, chúng ta cần làm những công việc nào? – Các thủ tục khi kết thúc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ  

– GV yêu cầu HS đọc và học phần ghi nhớ-sgk.

Thao tác 4: Học sinh luyện tập


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm đọc và làm bài tập.  Nhóm 1, 3: Làm bài tập 1 Nhóm 2, 4: Làm bài tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


Gv nhận xét, chốt kiến thức        
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề: – Trình bày một vấn đề giúp chúng ta bày tỏ rõ ràng, chính xác, sinh động suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của mình. – Trình bày một vấn đề giúp chúng ta có khả năng thuyết phục người khác hiểu, cảm thông, đồng tình với mình

 Trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống          


II. Công việc chuẩn bị:    
1. Chọn vấn đề trình bày: – Cơ sở để lựa chọn: + Hiểu biết của bản thân về vấn đề. + Tuổi tác trình độ, nghề nghiệp của người nghe.  + Tính hấp dẫn của vấn đề được lựa chọn.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày.

– Lập dàn ý giúp việc trình bày đúng, đủ, hàm súc, người trình bày được chủ động… – Thao tác cụ thể:   + Để làm sáng tỏ vấn đề cần bao nhiêu ý lớn, nhỏ, ý nào là ý trọng tâm?   + Sắp xếp các ý theo trình tự nào?  

+ Chuẩn bị câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ…                                                                              


III. Trình bày (Giáo án trình bày một vấn đề)
1. Bắt đầu trình bày:  – Bước lên diễn đàn.  – Chào cử toạ và mọi người.  – Tự giới thiệu.  – Nêu lí do trình bày.

2. Trình bày nội dung chính:  

– Nêu nội dung chính sẽ trình bày.  – Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.  – Có chuyển ý, dẫn dắt.  – Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày.

3. Kết thúc và cảm ơn:

 – Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.  – Cảm ơn.

* Ghi nhớ: (sgk).                                    


IV. Luyện tập (Giáo án trình bày một vấn đề)
1.  Bài 1:     – Bắt đầu trình bày:      

+ “Chào các bạn. Tôi rất…”      


+ “Chào các bạn. Cảm ơn…”      
+ “Trước khi bắt đầu…”    
– Trình bày nội dung chính: “Giờ chúng ta…”     – Chuyển qua chủ đề khác:          

+ “Đã xem…”          


+  “Giờ chúng ta…”     – Tóm tắt và kết thúc:         

+ “Tôi muốn kết thúc…”         


+ “Giờ tôi muốn kết thúc…”
2. Bài 2:     * Lập dàn ý cho bài trình bày về đề tài: Thần tượng của tuổi học trò.  – Giải thích khái niệm: thần tượng – những người được tôn sùng, ngưỡng mộ, yêu mến. – Các loại thần tượng của tuổi học trò: ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, bóng đá, các danh nhân,…  – Tác động của thần tượng đối với tuổi học trò:     + Tích cực:  – Làm cho đời sống tinh thần phong phú. – Là tấm gương về đạo đức, tài năng cho các em học tập.     + Tiêu cực:  – Một số bạn biến mình thành hình bóng của thần tượng. – Mất nhiều thời gian, tiền bạc… – Các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thần tượng đối với tuổi học trò: + Chọn thần tượng đẹp về phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự.  

+ Cố gắng nỗ lực học tập các mặt tốt đó ở họ.

Hoạt động 3: Luyện tập (Giáo án trình bày một vấn đề)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm đọc và làm bài tập.

Lập dàn ý cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ. 


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


Gv nhận xét, chốt kiến thức      
Chọn vấn đề trình bày: Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ.
Lập dàn ý cho bài trình bày:
(1) Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người, đặc biệt là người phụ nữ, từ xưa đến nay. – Cơm ăn , áo mặc là nhu cầu thiết yếu của con người. – Trang phục làm đẹp cho con người , đặc biệt là người phụ nữ. – Vẻ đẹp mỗi người -> tăng vẻ đẹp cộng đồng.

(2)Trang phục đẹp không thể thay thế được vẻ đẹp tính nết, tâm hồn.

– “ Cái nết đánh chết cái đẹp” – “ Gặp nhau nhìn quần áo…” – Vẻ đẹp về trang phục là vẻ đẹp bên ngoài, dễ thấy nhưng chóng phai. Vẻ đẹp tâm hồn khó thấy nhưng càng lâu càng đậm… – Cần chú ý vừa đẹp người nhưng lại vừa đẹp nết.

(3). Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải thống nhất, hài hòa với cái đẹp của cộng đồng.

– Cái đẹp không phải là cái lập dị, tách biệt cộng đồng.

– Cái đẹp phải hài hòa giữa truyền thống – hiện đại, giữa bên trong – bên ngoài.

Hoạt động 4: Vận dụng (Giáo án trình bày một vấn đề)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giải thích tại sao khi trình bày một vấn đề, người nói cần phải chú ý tới đối tượng (người nghe) ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


Gv nhận xét, chốt kiến thức  
– Đối tượng chi phối việc lựa chọn nội dung: Những nội dung trình bày phải phù hợp với trình độ nhận thức, tầm đón đợi của người nghe. Việc xác định lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của đối tượng cũng là căn cứ để người trình bày tập trung vào những nội dung thiết thực, phù hợp. – Đối tượng đòi hỏi lựa chọn cách trình bày phù hợp: Nói với đối tượng nào thì cách nói, ứng xử khi nói, ngôn từ, thái độ,… phải phù hợp với đối tượng ấy.

– Đối tượng giúp người nói điều chỉnh khi trình bày: Trong khi trình bày, thái độ, phản ứng của đối tượng giúp người nói có thể điều chỉnh để thu hút, tăng sức thuyết phục.

Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:  
Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


Gv nhận xét, chốt kiến thức  
+ Mở đầu: Vấn đề bình đẳng nam nữ; Cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ.
+ Nội dung : – Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện tượng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn, nó biểu hiện trong quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình và ngay cả trong nhà trường phổ thông; – Cần phải tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái vì: vẻ đẹp của phụ nữ cần được tôn trọng, bảo vệ, bạn gái là phái yếu,…; – Những biểu hiện cụ thể của thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái: lời nói, hành động,…; Việc tôn trọng bạn gái không hề làm giảm đi nam tính, mà ngược lại càng khiến hình ảnh người nam giới thêm đẹp,…; – Cần phê phán những biểu hiện thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử với bạn gái: ngoài xã hội, trong trường học,…

+ Kết thúc: Khẳng định và kêu gọi mọi người tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái; Có thể đưa ra những tình huống đã gặp trong thực tế để thảo luận,…

Xem thêm: Giáo án Thuật hoài Phạm Ngũ Lão chi tiết nhất

  • Giáo án trình bày một vấn đề