Hct hematocrit là gì

Khi cơ thể chúng ta mắc bệnh, các chỉ số huyết học và các cơ quan trong cơ thể sẽ xảy ra nhiều sự thay đổi rõ rệt. Lúc này, bằng việc xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đo lường được các chỉ số liên quan đến máu. Nếu các chỉ số  tăng hoặc giảm bất thường thì chứng tỏ  bạn đã bị mắc phải bệnh lý nào đó. Một trong những xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe phổ biến phải kể đến là HCT.  Vậy, HCT trong máu là gì? Được xét nghiệm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.

HCT là gì? HCT là tên viết tắt của cụm từ Hematocrit. HCT chính là tỷ lệ lượng hồng cầu có trong thể tích máu toàn phần hay còn được gọi là dung tích của hồng cầu. Chỉ số hematocrit cho biết số phần trăm thể tích máu mà hồng cầu trong máu chiếm giữ. Dựa trên chỉ số này, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng thiếu máu, mất máu cũng như có thể chẩn đoán được các bệnh lý về tim mạch, phổi hoặc tăng lượng hồng cầu.

Khi đi xét nghiệm HCT, nhiều người vẫn luôn thắc mắc chỉ số HCT là gì. Chỉ số HCT được tính bằng công thức thể tích của hồng cầu chia cho thể tích máu có trong cơ thể và được tính bằng đơn vị phần trăm. Theo đó, công thức tính chỉ số HCT là:

HCT= [ V (Hồng cầu) : V (Toàn phần)] x 100%

Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi mà chỉ số HCT của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Thông thường, một người có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về hồng cầu thì chỉ số HCT sẽ nằm trong các khoảng như sau:

  • Với trẻ dưới 15 tuổi: Chỉ số HCT ở khoảng từ 35 % đến 39%.
  • Với người trên 15 tuổi, người lớn: Nữ giới: từ 37% đến 48%, nam giới: từ 45% đến 52%.
  • Nếu chỉ số xét nghiệm HCT lớn hơn 55% thì rất có khả năng bạn đã bị tai biến mạch máu não.

Xét nghiệm HCT là gì? Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để xét nghiệm HCT, các bác sĩ sẽ phải đo lường chỉ số HCT. Để đo lường chỉ số Hematocrit, các bác sĩ sẽ sử dụng một máy tự động. Loại máy này có thể thực hiện được các xét nghiệm khác nằm trong một bộ. Đó là bộ xét nghiệm công thức máu.

Muốn xét nghiệm công thức máu, bệnh nhân phải trải qua các xét nghiệm như xét nghiệm nồng độ hemoglobin, hematocrit, xét nghiệm số lượng của 3 tế bào được sản xuất bởi các tủy xương. Đó là bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được các bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp sử dụng máy ly tâm để đo lượng hematocrit. Cách thực hiện như sau:

  • Bệnh nhân sẽ được lấy một lượng máu nhỏ, từ 0.05 ml đến 0.1ml. Sau đó lượng máu này sẽ đặt vào bên trong của ống mao dẫn nhỏ. Ống dẫn này được bọc kín bởi đất sét hoặc sáp.
  • Các bác sĩ sẽ đặt vào ống một máy quay ly tâm. Các tế bào hồng cầu sẽ bị đọng lại ở dưới phần đáy ống và sẽ tạo nên cột hồng cầu.
  • Cột hồng cầu phía dưới được phân tách với cột huyết thanh ở phía trên.
  • Chiều cao phần hồng cầu được chia đều cho chiều cao của dịch chứa trong ống dẫn. Phương pháp xét nghiệm ly tâm chỉ diễn ra với thời gian khoảng vài phút.

Hematocrit thấp 

Lượng Hematocrit thấp có nghĩa là số phần trăm trong máu của hồng cầu thường thấp hơn dưới mức giới hạn bình thường. Đó là những mức giới hạn dựa trên các tiêu chí như giới tính, đột tuổi hoặc các điều kiện như sinh sống ở vùng cao hay đang mang thai…

Thực chất, chỉ số hematocrit thấp chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. Một số nguyên nhân khiến cho lượng hematocrit suy giảm phải kể đến như:

  • Chảy máu do chấn thương tai nạn, do xuất huyết nội, ung thư đại tràng, do bị viêm loét…
  • Do hồng cầu bị phá hủy (Hồng cầu có dạng hình liềm, lách to).
  • Sự sản xuất hồng cầu bị suy giảm do ung thư, suy tủy xương hoặc dùng nhiều thuốc Tây.
  • Thiếu máu do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt các chất như sắt, folate, vitamin B12 .
  • Lượng nước trong cơ thể bị dư thừa khi uống quá nhiều nước hoặc khi truyền tĩnh mạch quá mức.

Lượng Hematocrit trong máu tăng cao có nghĩa là tỷ lệ phần trăm của các tế bào hồng cầu ở trong máu chiếm tỷ lệ cao hơn trên mức bình thường so với giới tính, tuổi tác và các điều kiện khác như sinh sống ở vùng cao, mang thai của người thực hiện xét nghiệm.

Một số nguyên nhân khiến cho hematocrit tăng cao phải kể đến như:

  • Do cơ thể bị thiếu nước khi nhiệt độ tăng quá cao và không có nước để uống.
  • Sống trong điều kiện thiếu hụt oxy do nơi sống cao, hút thuốc lá, phổi bị xơ hóa.
  • Do yếu tố di truyền (Bệnh nhân bị mắc tim bẩm sinh).
  • Do sự tăng hồng cầu thứ phát (Xảy ra do lượng hồng cầu được sản xuất quá mức bởi tủy xương hoặc hồng cầu bị tăng vô căn).
  • Người thực hiện xét nghiệm mắc các bệnh về tâm phế mạn như thuyên tắc phổi, COPD, ngưng thở khi ngủ.

Để các chỉ số HCT trở lại mức bình thường, người bệnh cần kết hợp điều trị các bệnh lý mãn tính và duy trì thói quen ăn uống một cách khoa học và hợp lý. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc góp phần ngăn cản tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.

Thông qua bài viết trên, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ hematocrit (HCT) trong máu là gì rồi chứ? Có thể nói, để đánh giá được chính xác các chỉ số HCT ở trong cơ thể, bệnh nhân cần phải thực hiện việc xét nghiệm máu. Xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán được mức độ bệnh lý để đưa ra hướng điều trị cụ thể cho bệnh nhân. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số neut trong máu là gì?

Việc làm Y tế - Dược

Hematocrit được viết tắt là HCT, là một trong 18 chỉ số xét nghiệm vô cùng quan trọng với với ngành Y học, nó phản ánh được tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do vậy mà mỗi khi cơ thể của ai đó không ổn hay mắc phải chứng bệnh gì thì những cơ quan trong cơ thể và chỉ số Hematocrit cũng sẽ có sự thay đổi nhất định. Các chỉ số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng loại bệnh và nó sẽ phản ánh sự bất thường đó của cơ thể. Ngoài ra có thể bạn đã nghe thấy xét nghiệm ana để xác định hội chứng Sjogren, xơ cứng bì,... và vô vàn các xét nghiệm khác.

Hematocrit là gì?

Có nghĩa là dung tích hồng cầu, hay nói rõ hơn thì nó chính là một chỉ số hồng cầu, những chỉ số này sẽ phản ánh được tỷ lệ thể tích hồng cầu chiếm trong thể tích máu toàn phần. Trong trường hợp chỉ số Hct trong máu này vượt qua giới hạn được Bộ y tế khuyến cáo thì các bạn nên lưu ý về tình trạng sức khỏe của mình, có thể không ổn với một số bệnh lý như: phổi, chứng tăng hồng cầu, phổi, bệnh thiếu máu,… nên đi khám theo quy định khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra từ những chỉ số Hematocrit cũng được người ta sử dụng để có thể tính toán được công thức máu và dựa vào đó để đáng giá cũng như theo dõi được tình trạng sức khỏe của con người. Và Bác sỹ cũng thường xuyên yêu cầu xét nghiệm chỉ số Hct mỗi khi cảm thấy sự bất thường ở bệnh nhân như bị thiếu máu. Các quá trình xét nghiệm và đưa kết quả này sẽ được các nhân viên ngành kỹ thuật xét nghiệm y học đảm nhận

Chính vì vậy mà Hematocrit luôn là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng của ngành Y học nói chung và của công tác xét nghiệm huyết học nói riêng.

Có thể đối với những bạn theo ngành Y học thì sẽ thường xuyên tiếp xúc với chỉ số này, nhưng đối với nhiều người thì chỉ số Hct là gì vẫn là “ẩn số” và cần phải tìm ra được cách giải. Thực ra số Hct trong máu được xác định tùy thuộc khá nhiều vào độ tuổi, giới tính của từng người khác nhau. Một người được cho là có tình trạng khỏe mạnh, không mang bệnh liên quan đến hồng cầu thì sẽ có chỉ số hct nằm trong khoảng dưới đây:

- Dưới 15 tuổi: Thì chỉ số Hematocrit phải nằm trong khoảng từ 35% - 39%.

- Trên 15 tuổi - người trưởng thành: Thì chỉ số Hematocrit của nữ phải nằm trong khoảng từ 37% - 48%, còn nam sẽ là từ 45% - 52%.

Nếu chỉ số Hematocrit > 55% thì khả năng bị tai biến mạch máu nào là rất cao.

Chỉ số Hematocrit là gì?

Để kịp thời phát hiện được sự bất thường trong chỉ số Hct thì các bạn cũng cần phải nắm được khi nào thì nó sẽ tăng và giảm. Nhất là đối với những bạn theo ngành Y học, sẽ phải nắm được:

- Trường hợp tăng:

• Chứng giảm lưu lượng máu( sốt, nôn, tiêu chảy…);

• Mất nước; bệnh mạch vành;

• Khi ở trên núi cao;

• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;

• Hút thuốc lá;

• Rối loạn dị ứng,

• Chứng tăng hồng cầu.

- Trường hợp giảm:

• Bệnh tan máu bẩm sinh (Thlassemia);

• Bệnh thiếu máu do xuất huyết;

• Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Đối với các trường hợp đang mang thai là người lao động nên điền mẫu C70A để được hưởng chế độ cũng như an tâm dưỡng thai.

Hematocrit là gì? – Là trong trường hợp có chỉ số thấp hay giảm mạnh thì chắc chắn máu số lượng hồng cầu sẽ không thể đáp ứng đủ được những nhu cầu nuôi các cơ quan trong cơ thể chính vì vậy khi chỉ số Hematocrit thấp sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe trong tương lai của bạn.

1.4. Tại sao nên biết chỉ số Hct cao hoặc thấp

Về mức độ quan trọng của chỉ số Hematocrit nói riêng và xét nghiệm máu thì có lẽ tôi cũng không nên nhắc lại nữa, nhưng các bạn cũng cần phải biết được rằng bất cứ một sự bất thường nào của sức khỏe liên quan đến hồng cầu đều sẽ được biểu hiện thông qua các chỉ số Hct, do vậy dù nó tăng hay giảm thì đều có những nguyên của nó. Tuy nhiên cũng không thể chỉ dựa vào những con số cụ thể của chỉ số hct mà đưa ra được kết luận của bệnh lý ngay được. Vì với đặc thù cũng như tính chất của nghề Y là phải chuẩn xác, chắc như đinh đóng cột, một một kết luận được đưa ra phải dựa vào nhiều yếu tố. Do vậy các bạn cũng cần phải biết được mức độ tăng giảm của chỉ số hct để có việc chuẩn đoán và đưa ra cách điều trị sẽ được thuận lợi, chính xác hơn.

Tóm lại, các bạn cũng cần phải xét nghiệm thêm, về các thông số như khối lượng hemoglobin trong hồng cầu - MCH, thể tích trung bình của hồng cầu – MVC, số lượng hồng cầu bằng chỉ số RBC và đừng quên xét nghiệm MCHC. Sau khi đọc đến đây thì có lẽ nhiều bạn cũng thắc mắc Xét nghiệm máu mchc là gì? Thực ra nó chính là nồng độ của hồng cầu. Sau khi đã có thêm được kết quả của những xét nghiệm này cũng sẽ giúp các Bác sỹ đưa ra được kết luận chuẩn xác hơn.

Tìm hiểu: Cách tra cứu lương nhanh - gọn - lẹ!

2. Quy trình xét nghiệm Hct trong máu là gì?

Như ở đầu bài tôi cũng đã nhắc đến cách thức của việc xét nghiệm Hematocrit rồi, nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật công nghệ cao mà các y sĩ, bác sỹ cũng có cơ hội được tiếp cận thêm cách để xét nghiệm khoa học hơn. Có thể các bạn cũng chưa biết rằng, đối với các bạn ngành Y hiện nay nhà tuyển dụng cũng có yêu cầu khá cao, nếu bạn đang theo đuổi và mong muốn được tham gia vào ngành nghề này thì các bạn cũng nên bổ sung kiến thức chuyên ngành cho mình thật tốt. Bởi các nhà tuyển dụng việc làm Y tế trên timviec365.vn cũng thương đưa thêm yêu cầu về việc nắm rõ những thuật ngữ chuyên ngành và cả kiến thức về các quy trình xét nghiệm liên quan. Chính vì vậy thông tin tôi sẽ cung cấp sau đây cũng sẽ không hề thừa đối với bạn. 

2.1. Phương pháp thủ công

Sau khi trải qua nhiều công trình nghiên cứu thì những chuyên gia đầu ngành thời xa xưa đã tìm ra được cách để có thể xét nghiệm máu thủ công, nhưng lại cho ra được những kết quả vô cùng chính xác và đánh dấu mốc lịch sử cho Y học “thô sơ”. Mẫu máu xét nghiệm sẽ được tiến hành chống đông, sau đó sẽ được đem vào ống Hematocrit, và các ống này sẽ phải có khắc vạch từ 0 – 100 để thuận tiện cho việc đưa ra kết quả.

Tiếp đó sẽ mang ống đó đi ly tâm, nhằm thực hiện công việc tách máu thành 2 phần, bởi có thể các bạn cũng đã biết thì phần lỏng màu vàng ở phía trên chắc chắn sẽ là huyết tương, còn phần đặc phía dưới của ống chính là các tế bào máu. Và dựa vào đặc tính thì phần lớp đỏ dày cuối cùng được tập trung chính là hồng cầu. Lúc này chỉ số Hematocrit sẽ được xác định bằng kết quả ở phần màu đỏ đó.

Quy trình xét nghiệm - Hematocrit là gì?

Với máy móc, thiết bị y tế hiện đại hiện nay thì dường như phương pháp thủ công cũng đang dần được thay thế bởi phương pháp tự động. Nhờ vậy mà gánh nặng cho kỹ thuật viên xét nghiệm Y học cũng đã giảm bớt, đồng thời cũng đã giúp cho công tác xét nghiệm được rút ngắn thời gian mà lại hiệu quả hơn.

Đối với phương pháp này thì việc xét nghiệm cũng sẽ trở nên vô cùng dễ dàng chỉ cần đưa mẫu máu vào máy phân tích huyết học tự động. Cơ chế hoạt động của những thiết bị này sẽ là đếm số lượng hồng cầu trong máu; đồng thời sẽ tự tính toán được ra các chỉ số cần thiết, và đương nhiên kết quả chỉ số Hematocrit sẽ được chính xác hóa hơn vì không có khoảng trống giữa các hồng cầu như các nhà Y học đã nhận định. Đó chính là một trong những thành tựu vĩ đại mà toàn thế giới đã ghi nhận.

Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì và những thông tin về bác sĩ chuyên khoa

3. Công thức liên quan đến chỉ số Hematocrit là gì?

Công thức máu thường được các chuyên gia sử dụng cụm từ Complete Blood Count là việc tính toán để Bác sỹ sẽ dựa vào đó để đưa ra được những kết luận và phương pháp điều trị bệnh lý về máu cho người bệnh. Vậy những công thức có liên quan cũng như sử dụng đến chỉ số Hematocrit là gì?

3.1. Thể tích trung bình hồng cầu - MCV

Đơn vị đo của MCV - chỉ số thể hiện thể tích trung bình của hồng cầu, là sử dụng femtolit ( Cách quy đổi là1fl sẽ tương đương với 10-15 lit).

Công thức tính:  MCV = Hct / số hồng cầu.

- Trường hợp chỉ số MCV nhỏ hơn 80fl, thì điều này chứng tỏ rằng người bệnh này đang trong trạng thái thiếu máu hồng cầu nhỏ.

- Trường hợp chỉ số MCV nằm trong khoảng 80 fl - 105 fl, thì điều này chứng tỏ rằng người bệnh này thiếu máu hồng cầu bình (trung bình).

- Trường hợp chỉ số MCV lớn hơn 105fl, , thì điều này chứng tỏ rằng người bệnh này thiếu máu hồng cầu đại (lớn).

Công thức liên quan chỉ số Hematocrit là gì?

Đơn vị đo của MCHC - chỉ số thể hiện nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu, là sử dụng là g/dl hoặc g/l tùy vào từng tổ chức xét nghiệm máu sử dụng.

Công thức tính:MCHC = Hb / Hct.

(Trong đó Hb chính là thuật ngữ được viết tắt của nồng độ Hemoglobin trong máu)

- Trường hợp MCHC vẫn nằm trong khoảng giá trị bình thường nghĩa là người bệnh thiếu máu đẳng sắc:

• Đối với nữ: 33.04 – 35 g/dl;

• Đối với nam: 32.99 – 34.79 g/dl,.

- Trường hợp MCHC < nhỏ hơn 32g/dl, thì người bệnh hiện đang trong trạng thái thiếu máu nhược sắc.

Hematocrit là gì? Là thuật ngữ mà bất cứ ai cũng nên nắm được, đặc biệt là đối với những bạn đang theo đuổi Ngành Y tế. Bởi đây đều là những thông tin cơ bản để phục vụ cho sự nghiệp của bạn trong tương lai gần. Hy vọng với những thông tin tổng hợp về Hematocrit được chia sẻ ở trên đã giúp các bạn có thêm được một khối lượng kiến thức nhất định. Chúc các bạn luôn thành công cùng với timviec365.vn!

Video liên quan

Chủ đề