Hình chiếu cạnh ở đâu

Bài 2. Hình chiếu – Câu 3 trang 10 SGK Công Nghệ 8 . Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào ?

Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào ? 

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ.

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.

+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Câu hỏi: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

Trả lời:

Gồm 3 hình chiếu:

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng

+ Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hình chiếu và cách vẽ hình chiếu nhé!

1. Khái niệm về hình chiếu

Khái niệm:Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát . Phần khuất của vật thể được biểu diễn bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn.

- Hình chiếu của vật thể bao gồm:hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần

Thông thường khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta chỉ cần thể hiện trên ba hình chiếu:

+ Hình chiếu chính ( hình chiếu đứng)

+ Hình chiếu cạnh

+ Hình chiếu bằng

Các quy ước vẽ hình chiếu:

+ Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước ( Hình chiếu chính) sao cho thể hiện nhiều nhất và tương đối rõ ràng nhất những phần tử quan trọng của khối vật thể.

+ Căn cứ vào mức độ phức tạp của khối vật thể mà chọn loại hình chiếu và số lượng hình chiếu cho đủ (không thừa, không thiếu)

+ Nếu các vị trí các hình chiếu thay đổi vị trí thì phải ký hiệu bằng chữ.

2. Các loại hình chiếu cơ bản

Theo TCVN 5-78 qui định sáu mặt của một hình hộp được dùng làm sáu mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu tương ứng. Sau khi chiếu vật thể lên các mặt của hình hộp, các mặt đó sẽ được trải ra trùng với mặt phẳng bản vẽ. Mặt 06 có thể được đặt cạnh mặt 04. Như vậy hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản được gọi là hình chiếu cơ bản. Sáu hình chiếu cơ bản có tên gọi và bố trí như sau:

1. Hình chiếu từ trước ( hình chiếu đứng, hình chiếu chính)

2. Hình chiếu từ trên ( hình chiếu bằng)

3. Hình chiếu từ trái

4. Hình chiếu từ phải

5. Hình chiếu từ dưới

6. Hình chiếu từ sau

Nếu hình chiếu từ trên, từ trái, từ dưới, từ phải và từ sau thay đổi vị trí đối với hình chiếu chính như đã qui định ở hình trên thì chúng phải ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi, và trên hình chiếu liên quan phải vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn và kèm theo chữ ký hiệu.

Nếu các hình chiếu cơ bản đặt phân cách với hình biểu diễn chính bởi các hình biểu diễn khác, hoặc không cùng trên một bản vẽ với hình chiếu chính thì các hình chiếu này cũng phải có ký hiệu như trên.

Các phương pháp chiếu và cách bố trí các hình chiếu như hình trên gọi là phương pháp góc phần tư thứ nhất. Đây là phương pháp được sử dụng theo tiêu chuẩn của các nước châu âu và thế giới.

3. Các quy ước vẽ hình chiếu

a. Chọn vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước

– Khi muốn biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta phải thực hiện việc đặt vật thể hoặc là hình dung đặt vật thể theo nguyên tắc sau:

– Đặt vật thể sau cho khi biểu diễn lên hình chiếu đứng thì nó phải thể hiện được cơ bản về kết cấu và hình dạng của vật thể.

– Trên hình chiếu cạnh và chiếu bằng phải bổ xung được toàn bộ các kết cấu và hình dạng chưa thể hiện rõ ở hình chiếu đứng.

– Các kích thước được thể hiện trên các hình chiếu phải là kích thước thật.

– Hình dạng vật thể trên các hình chiếu không bị biến dạng sau phép chiếu.

b. Chọn số hình chiếu và loại hình chiếu thích hợp

Thông thường khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật ta chỉ cần thể hiện trên ba hình chiếu:

+ Hình chiếu chính ( hình chiếu đứng)

+ Hình chiếu cạnh

+ Hình chiếu bằng

Trong trường hợp ba hình chiếu trên không thể hiện được hết về kết cấu và hình dạng của vât thể ta có thể sử dụng thêm một số mặt cắt, một số hình cắt riêng phần, hình trích hoặc phóng to hay thu nhỏ để biểu diễn thêm cho hoàn thiện.

c. Cách ký hiệu hình chiếu cơ bản khi đặt sai vị trí quy định

Theo TCVN 5-78 quy định vị trí các hình chiếu thể hiện trên bản vẽ, nhưng khi bố trí các hình chiếu trên bản vẽ đôi khi ta không để theo quy định mà ta bố trí sao cho bản vẽ hợp lý. Trong trường hợp này ta phải ghi rõ trong bản vẽ hoặc trong khung tên bản vẽ. Ví dụ hình 5.3

d. Cách ghi kích thước hình chiếu vật thể

a/ Phân tích kích thước

Việc ghi kích thước trên bản vẽ thể hiện chính xác độ lớn của vật thể, do đó kích thước này phải được chính xác, đầy đủ và rõ ràng nhất. Gồm các loại kích thước sau:

+ Kích thước định hình:là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học cơ bản tạo thành vật thể.

+ Kích thước định vị:là kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học cơ bản. Chúng được xác định theo không gian ba chiều, mỗi chiều thông thường có một mặt hoặc một đường để làm chuẩn.

+ Kích thước định khối:( kích thước bao hay kích thước choán chỗ) là kích thước xác định ba chiều chung cho vật thể.

b/ Phân bố kích thước

Để kích thước ghi trên bản vẽ được rõ ràng và đầy đủ ta phải bố trí kích thước hợp lý và theo nguyên tắc sau đây:

+ Mỗi kích thước trên bản vẽ chỉ ghi một lần, không được ghi thừa.

+ Các kích thước được ghi cho bộ phận nào thì nên ghi ở hình chiếu thể hiện bộ phận đó rõ nhất và không bị biến dạng về mặt hình học và đặc trưng cho bộ phận đó.

+ Các kích thước ghi cho một bộ phận và co liên quan thì nên ghi gần nhau.

+ Mỗi kích thước được ghio rõ ràng trên bản vẽ và lên ghi ở ngoài hình biểu diễn.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1. Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:

A. Bên trái hình chiếu đứng.

B. Bên phải hình chiếu đứng.

C. Trên hình chiếu đứng.

D. Dưới hình chiếu đứng.

Câu 2. Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ gì?

A. Bản vẽ cơ khí

B. Bản vẽ xây dựng

C. Bản vẽ chi tiết

D. Bản vẽ lắp

Câu 3. Khi ta quay một hình chữ nhật quanh một cạnh góc vuông cố định, hình thu được là hình gì?

A. Hình vuông

B. Hình trụ

C. Hình cầu

D. Hình thang

Câu 4. Đối với ren trục, đường đỉnh ren được vẽ bằng nét gì?

A. Nét liền mảnh

B. Nét đứt

C. Nét liền đậm

D. Nét chấm gạch mảnh

Câu 5. Hình chiếu đứng có các hướng chiếu như thế nào?

A. Từ trước tới

B. Từ trên xuống

C. Từ trái sang

D. Từ phải sang

Câu 6. Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có:

A. Các tia chiếu song song với nhau

B. Các tia chiếu đồng quy

C. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu

D. Các tia chiếu vuông góc với nhau

Câu 7. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết theo các bước:

A. Khung tên→ Kích thước→ Yêu cầu kĩ thuật→ Hình biểu diễn→ Tổng hợp.

B. Khung tên→ Yêu cầu kĩ thuật→ Hình biểu diễn→ Kích thước→ Tổng hợp.

C. Khung tên→ Kích thước→ Yêu cầu kĩ thuật→ Tổng hợp→ Hình biểu diễn.

D. Khung tên→ Hình biểu diễn→ Kích thước→ Yêu cầu kĩ thuật→ Tổng hợp.

Đáp án

1 a

2 d

3 b

4b

5a

6d

7c

Câu hỏi: Trong PPCG1 hình chiếu cạnh đặt ở đâu ?

A. Phía dưới hình chiếu đứng

B. Phía trên hình chiếu đứng

C. Bên trái hình chiếu đứng

D. Bên phải hình chiếu đứng

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Bên phải hình chiếu đứng.

Hãy để Top lời giải cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức về hình chiếu để cùng hiểu rõ hơn về câu hỏi trên nhé!

1. Hình chiếu là gì?

Hình chiếu của một đoạn thẳng trên một đường thẳng là khoảng cách giữa 2 đoạn thẳng kẻ từ 2 điểm của đoạn thẳng đó vuông góc với đường thẳng cho trước còn hình chiếu của một điểm là giao điểm của đường thẳng cho trước với đường thẳng kẻ từ điểm đó vuông góc với đường thẳng cho trước.

2. Phân loại hình chiếu

Cách phân loại những hình chiếu thông thường như sau:

+ Hình chiếu thẳng góc:là loại hình biểu diễn đơn giản, hình dạng và kích thước của vật thể được bảo toàn, cho phép thể hiện một cách chính xác hình dạng, kích thước của vật thể. Những mỗi hình chiếu thẳng góc chỉ thể hiện được 2 chiều nên phải sử dụng nhiều hình chiếu để biểu diễn, đặc biệt là những vật thể phức tạp.

Thông thường có 3 hình chiếu phổ biến, bao gồm hình chiếu đứng (hướng từ mặt trước nhìn tới). chiếu cạnh (hướng chiếu từ bên cạnh, bên phải nhìn sang bên trái), cuối cùng là chiếu bằng (hướng chiếu từ trên nhìn xuống dưới).

Ngoài ra thì cũng có thể dùng thêm 3 hình chiếu nữa, đó là nhìn từ dưới lên trên, nhìn từ trái sang phải, nhìn từ mặt sau đến mặt trước. Trong đó những tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu, thể hiện các mặt của vật thể lên mặt phẳng chiếu.

+ Hình chiếu trục đo:bản chất củahình chiếunày thể hiện cả 3 chiều của vật thể lên mặt phẳng chiếu, những tia chiếu song song với nhau, tùy theo phương chiếu là xiên góc hay là vuông góc, theo sự tương quan biến dạng của 3 chiều mà được phân ra các loại.

Hình chiếu trục đo vuông góc

- Hình chiếu trục đo vuông góc đều ba hệ số biến dạng theo 3 trục bằng nhau

- Hình chiếu trục đo vuông góc cân hai trong 3 hệ số biến dạng bằng nhau từng đôi một

- Hình chiếu trục đo vuông góc lệch 3 hệ số biến dạng theo ba trục không bằng nhau

Hình chiếu trục đo xiên góc

- Hình chiếu trục đo xiên góc đều

- Hình chiếu trục đo xiên góc cân

- Hình chiếu trục đo xiên góc lệch

+ Hình chiếu phối cảnh: sử dụng phép chiếu xuyên tâm, những tia chiếu hội tụ về tại một điểm gọi là điểm tụ. Dựa trên số lượng của điểm tự mà chia ra hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ, 2 điểm tụ hay 3 điểm tụ.

Ngoài ra, còn có hình chiếu phối cảnh Curvilinear perspective dùng khung cơ sở là mạng đường cong, thể hiện cả hướng nhìn từ trên xuống, từ thấp từ dưới lên. Hình chiếu phối cảnh rút gọn khoảng cách Foreshortening khiến khoảng cách trông gần hơn về hướng người xem.

3. Tam giác hình chiếu là gì?

Tam giác hình chiếu hay còn được gọi với tên là tam giác bàn đạp tại điểm P với 1 tam giác đã cho trước có ba đỉnh là hình chiếu của P lên ba cạnh của tam giác.

Xét tam giác ABC, lấy điểm P trên mặt phẳng không trùng với cả 3 điểm A, B, C. Các giao điểm của ba đường thẳng đi qua P và vuông góc với ba cạnh tam giác BC, CA, AB lần lượt là L, M, N, đồng thời LMN là tam giác hình chiếu tương ứng với điểm P trong tam giác ABC.

Với mỗi điểm P sẽ có một tam giác hình chiếu khác nhau, ví dụ:

– Nếu P là trực tâm, thì LMN là tam giác orthic (tam giác có các đỉnh là chân các đường cao của 1 tam giác cho trước).

– Nếu P là tâm nội tiếp, thì LMN là tam giác tiếp xúc trong.

– Nếu P là tâm ngoại tiếp, thì LMN là tam giác trung bình.

Khi P thuộc đường tròn ngoại tiếp, lúc này tam giác hình chiếu sẽ trở thành một đường thẳng.

4. Mối quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên, đường xiên với hình chiếu

Cho 1 điểm A nằm bên ngoài đường thẳng d, ta kẻ một đường thẳng vuông góc tại điểm H. Trên d lấy điểm B mà không trùng với H. Ta có:

Mối quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên, đường xiên với hình chiếu

– Đoạn thẳng AH: Gọi là đoạn vuông góc bắt đầu từ A đến đường thẳng d.

– Điểm H: Gọi là đường xiên góc bắt đầu từ A đến đường thẳng d.

– Đoạn thẳng AB: Gọi là đường xiên góc bắt đầu từ điểm A đến đường thẳng d.

– Đoạn thẳng HB: Gọi là hình chiếu của đường xiên góc AB trên đường thẳng d.

Định lý 1:Trong các đường xiên góc và đường vuông góc kể từ điểm nằm ngoài đường thẳng cho đến đường thẳng đó thì đường vuông góc sẽ là đường ngắn nhất.

Định lý 2:Trong hai đường xiên góc từ điểm nằm ngoài đường thẳng cho đến đường thẳng đó:

– Đường xiên góc nào có hình chiều lớn hơn sẽ lớn hơn.

– Đường xiên góc lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn.

– Hai đường xiên góc bằng nhau ta có hai hình chiếu sẽ bằng nhau và ngược lại.

Video liên quan

Chủ đề