Học cải thiện có phải đóng tiền không

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:29/01/2021

 Sinh viên cao đẳng  Sinh viên

Em đang là sinh viên cao đẳng. Cho hỏi: Theo quy định thì từng học cải thiện điểm thì bằng có được xếp loại giỏi không?

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Tại Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT, có quy định:

    - Xếp loại tốt nghiệp được xác định trên cơ sở điểm trung bình chung theo tín chỉ của toàn khóa học theo thang điểm 4 được quy định tại Điều 29, Điều 30 Quy chế này và được làm tròn đến hai chữ số thập phân, như sau:

    + Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 3,60 đến 4,00;

    + Loại giỏi: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 3,20 đến 3,59;

    + Loại khá: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 2,50 đến 3,19;

    + Loại trung bình: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 2,00 đến 2,49.

    - Người học có điểm xếp loại tốt nghiệp đạt từ loại giỏi trở lên sẽ bị giảm đi một mức xếp loại tốt nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Có một môn học, học phần trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại hoặc có ít nhất một trong một số học phần chuyên môn có khối lượng kiến thức, kỹ năng tương đương với khối lượng kiến thức, kỹ năng của chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp phải thi lại hoặc phải bảo vệ lại chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; hoặc có ít nhất một môn học, học phần bị điểm D sau khi quy đổi sang điểm chữ trong đào tạo theo tín chỉ được quy định tại Điều 30 Quy chế này.

    + Bị nhà trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học tập tại cơ sở đào tạo giáo viên.

    => Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc học cải thiện điểm nhiều môn sẽ không bị hạ khi xếp loại kết quả học tập của sinh viên đó. Nên nếu kết quả tích lũy trong quá trình học tập đạt loại giỏi thì vẫn được giữ nguyên nhé.

    Trân trọng.


Học cải thiện – gần giống “học lại” khi rớt học phần


Các sinh viên nếu thấy điểm trung bình mỗi môn học của mình thấp thì có quyền đăng kí học cải thiện để thi lại và cho dù điểm thi lần 2 có thấp hơn điểm trước đó thì vẫn phải lấy điểm thi lần 2. Thế nên cũng có không ít trường hợp đi học cải thiện mà lần sau điểm thấp hơn cả lần đầu.


Tuấn Anh (sinh viên năm 2 ĐH Kinh Tế) là một ví dụ điển hình. “Điểm môn Triết của mình là 6.0, trong khi các môn khác điểm toàn trên 7.5. Mình thấy vì môn Triết mà bảng điểm “hơi xấu” nên đăng kí học lại với hi vọng đạt điểm cao hơn, vậy mà chỉ5.0 đểvừa đủ đậu. Mình hơi buồn vì không có may mắn, nhưng qua đó cũng rút kinh nghiệm, biết tự lượng sức mình và không ham thành tích nữa” - Tuấn Anh tâm sự.


Khi học cải thiện, sinh viên phải đóng tiền theo tín chỉ hệt như học lại và tất nhiên, điểm số của lần trước cũng sẽ bị hủy hoàn toàn để chờ đợi cột điểm mới mà bạn mong muốn. Nhưng không phải ai cũng biết học cái thiện đúng cách


Bỏ học chính thức để… cải thiện điểm!


Thùy Dung (sinh viên năm 2 ĐH Tài chính – khoa Marketing) học 28 tín chỉ vào học kì này, trong khi năm ngoái chỉ học 18 tín chỉ. Thùy Dung cho biết: “Mình học cải thiện 3 môn, dù điểm không thấp lắm. Tính mình vốn cầu toàn, năm 1 còn chưa quen với môi trường đại học nên điểm còn thấp, năm nay ráng tốt hơn. Nhưng vì lịch học dày quá nên mình không lên lớp ở một số môn chính.”


Rất nhiều bạn sinh viên giống Dung, chọn cách bỏ một số môn chính thức để ra sức “cày”, mong cho đạt lại số điểm thật cao. Dung chia sẻ: “Hơi may rủi, nhưng cứ cố gắng, còn các môn chính thức, có thể sẽ phải… học lại, nhưng kệ vậy”


Quốc Anh (sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế - khoa Luật) đến nay vẫn còn nợ rất nhiều môn so với bạn bè cùng trang lứa cũng chỉ vì “học cải thiện”. “Đúng là có môn điểm cao hơn, môn thì học đến mấy điểm vẫn không lên nổi và mình mất thời gian để học lại rất nhiều, cứ trả nợ hết môn này đến môn kia, rồi cải thiện, vòng lặp cứ thế tiếp diễn và bảng điểm của mình thì nhìn… "te tua", sửa đi sửa lại mấy lần” – Quốc Anh bày tỏ.


Học cải thiện có phải đóng tiền không


Học thế nào cho đúng?


Nhiều bạn luôn cho rằng học cải thiện thì sẽ tốt nhưng thực tế, nếu không biết học đúng cách thì chẳng những không cải thiện được mà còn khiến bạn bị áp lực, điểm số không tăng mà nguy cơ học lại càng lúc càng cao, để rồi vòng lặp học lại – học cải thiện cứ tiếp diễn, vừa phí phạm thời gian và công sức, vừa làm bạn mệt mỏi. Đừng quá cầu toàn vào bản thân, quan trọng là những kĩ năng bạn có được. Tốt nhất là chỉ nên học cải thiện khi


- Điểm trung bình học kì của bạn quá thấp, chỉ trên 5.0 một chút.


- Bạn tự tin vào nền tảng kiến thức của mình ở những môn học cải thiện.


- Bạn có thời gian và biết cách học tập hợp lí.


- Bạn có hầu bao rủng rỉnh để đủ đóng đầy đủ học phí tín chỉ học cải thiện.


- Bạn không bằng lòng với số điểm được chấm, và bạn nghĩ mình bị chấm điểm sai.


Còn nếu điểm của bạn thuộc loại khá, thì chẳng việc gì đi học cải thiện để phải chịu nhiều rủi ro, mất thời gian và công sức trong khi kết quả thu được lại không như mong muốn. Có ý chí, cầu toàn là tốt, nhưng bảng điểm đẹp không có nghĩa là bạn sẽ thành công sau khi ra trường. Một người học chỉ khá thôi nhưng biết cách học đúng đắn và khoa học thì vẫn hơn một người suốt ngày đi học cải thiện để đẹp bảng điểm, mà kĩ năng thì không có.


 -Thủ tục đăng ký học lại hoặc đăng ký học cải thiện điểm hoàn toàn giống như thủ  tục đăng ký môn học lần đầu. Sinh viên có thể đăng ký vào bất kỳ học kỳ nào mà môn học có mở lớp.

- Đối với môn học bất kỳ đã có kết quả đạt, sinh viên được phép đăng ký  học lại để  cải thiện điểm. Điểm của tất cả  các lần học được ghi trong bảng điểm các học kỳ và trong bảng điểm tốt nghiệp. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểm trung bình tích lũy. 

- Đối với môn học bắt buộc hoặc môn học lựa chọn bắt buộc theo ngành/chuyên ngành, nếu sinh viên có điểm tổng kết môn học không đạt thì bắt buộc phải đăng ký học lại khi môn học đó được tổ chức giảng.

- Đối với môn học tự chọn nếu không đạt sinh viên có quyền chọn đăng ký học lại chính môn học đó hoặc lựa chọn học các môn tự chọn khác cùng nhóm để đảm bảo tích lũy đủ số tín chỉ.  Sinh viên không nhất thiết phải học lại môn học tự chọn chưa đạt nếu đã tích lũy đủ số tín chỉ của nhóm tương ứng. 

Hiện nay điểm trung bình tích lũy vẫn tính cả những môn tự chọn nhưng chưa đạt, em nên liên hệ với giảng viên cố vấn để được tư vấn cách chọn môn học hợp lý. Nếu sinh viên chọn học môn khác, ở học kỳ cuối cùng của khóa học, sinh viên có thể nộp đơn xin không tính điểm môn học tự chọn không đạt.

Sinh viên nên tham khảo quy định về tiền học phí trước khi đăng ký môn học tránh bị động về tài chính.

(GDVN) - Cầm tờ hóa đơn thanh toán học phí trên tay mà Thu Trang (sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Khoa học tự nhiên) không khỏi ngỡ ngàng với mức học phí tăng lên bất ngờ. So với năm ngoái, mỗi tín chỉ đã tăng lên hơn 50 nghìn (từ 150 nghìn lên hơn 200 nghìn/tín chỉ đối với môn tin học cơ sở). Kì này, Trang học 5 tín chỉ với hai môn và số tiền mà cô phải đóng là gần 1 triệu đồng.

Kỳ 1: Nở rộ lớp hè để nâng điểm cho sinh viên Tại nhiều trường Đại học, trong đợt hè này, việc tổ chức lớp học cải thiện đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, do không được Nhà nước hỗ trợ tài chính nên nhiều trường đã tự điều chỉnh mức phí học cải thiện để đảm bảo quyền lợi của giảng viên và mức kinh phí cơ sở vật chất của Nhà trường.


Mỗi trường một mức học phí

Tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, mức phí học cải thiện trong hè là 174 nghìn/tín chỉ, so với mức học phí trong năm là 105 nghìn; như vậy, mức phí học cải thiện điểm trong hè tăng gấp 1,6 lần. Mỗi sinh viên có thể đăng kí cho mình tối đa 10 tín chỉ trong đợt học cải thiện điểm của hè này. “Em cứ nghĩ mức học phí sẽ giống như mình học bình thường nên xin tiền nhà đủ 7 tín chỉ để đóng thôi. Lúc đóng tiền mới ngỡ ra mình phải đóng số tiền lớn tới thể nên đã đi vay tứ tung để đóng cho Nhà trường. Phải tận dụng thời gian trong hè học được  môn nào hay môn đó thôi, vào trong năm nhiều môn lắm lại toàn môn khó nữa. Vẫn biết là học phí sẽ cao hơn một chút nhưng đành phải cố thôi  anh ạ”. Tuấn – sinh viên năm thứ 4 Đại học Kiến trúc Hà Nội chia sẻ với tôi.

Ngoài ra, ở một số trường khác mức phí học cải thiện cũng tăng từ 1,1 cho tới 1,5 lần so với mức học phí của kì chính khóa.

Học cải thiện có phải đóng tiền không
Các lớp học cải thiện điểm “nhộn nhịp” trong dịp hè

Cụ thể  là trường Đại học Thương mại có mức 130 nghìn/tín chỉ, trường đại học Khoa học Tự nhiên, bình quân mỗi tín chỉ có giá 165 nghìn (tùy vào môn thực hành hay lí thuyết để áp mức phí cho từng môn), trường Đại học Kinh tế Quốc dân  lại căn cứ theo mức học phí của kì chính khóa nhân lên 1,5 lần mà tính cho các môn học cải thiện (mỗi khoa, mỗi môn học có mức học phí khác nhau), trường Đại học Thủy lợi có giá là 120 nghìn (mức học phí bình quân của trường này là 95 nghìn/tín chỉ)… “Do biết mức phí học cải thiện trong hè sẽ cao hơn trong kì học chính khóa cho nên nhiều đứa bạn em không đăng kí học cải thiện. Gia đình bọn nó hơi khó khăn nên đành ở quê phụ giúp bố mẹ” Chung – sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Thương Mại thở dài chia sẻ với tôi. Do tiết kiệm tiền cho gia đình, Ngân – sinh viên năm thứ 4 Đại học Kinh tế Quốc dân đã không chọn việc học cải thiện trong dịp hè.

Đã có trường ĐH bỏ việc dạy cải thiện môn

Lí giải điều này, nhiều trường Đại học cho rằng, do đặc thù đào tạo của từng trường cũng như việc đầu tư cơ sở vật chất của mỗi trường là khác nhau nên việc quy định mức phí học cải thiện điểm của mỗi trường cũng không giống nhau.

Mức tính phí học cải thiện của mỗi trường khác nhau do mức học phí của mỗi trường không giống nhau. Nhà trường sẽ căn cứ vào mức học phí của mỗi môn học, mỗi hình thức học trong kì chính khóa nhân với hệ số từ 1,1 – 1,6/ tín chỉ (tùy theo đặc thù từng trường và từng môn học) để quy định nên mức phí học cải thiện trong hè.

Học cải thiện có phải đóng tiền không
Liệu lớp cải thiện môn vào dịp hè có phải là “sân chơi”
của những sinh viên có điều kiện

“Ban đầu chúng tôi định tính hệ số là 1,2 nhưng nghĩ thấy thương sinh viên và gia đình của các em nên đã hạ xuống 1,1 đối với mỗi tín chỉ. Đối với sinh viên thì 10 nghìn đáng quý lắm, chúng tôi phải cân nhắc rất kĩ khi quy định mức phí học cải thiện trong đợt hè cho sinh viên”. Tiến sĩ Đoàn Văn Vệ - Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi.   “Nhà trường trước đây cũng đã từng tổ chức lớp học cải thiện nhưng hè này không tổ chức. Nguyên nhân  là do trường không đủ điều kiện cơ sở vật chất cũng như là nguồn nhân lực phục vụ giảng dạy. Thêm vào đó, sau kì học thử nghiệm trước đây Nhà trường đã nghe nhiều ý kiến phản hồi của sinh viên về sự bất công bằng về vấn đề học tập. Những sinh viên học lực gần khá nhưng gia đình khó khăn  sẽ không có điều kiện học cải thiện điểm trong khi những sinh viên học kém, gia đình có điều kiện lại được thoải mái học cải thiện cho tới khi kết quả học tập ưng ý thì thôi”. Thầy Xuân Anh – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Xây dựng  Hà Nội cho biết.


Minh Quý – Quân Trang

Đón xem kỳ 3: Các trường ĐH nói gì?