Học sinh mầm non cách ly

SKĐS - Trẻ mầm non và học sinh phổ thông đã trở lại trường học trực tiếp trong điều kiện bình thường mới. Nếu trong lớp mầm non có một ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 (F0) thì các thành viên còn lại trong lớp có cần phải cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày?

Việc gần 1.200 cơ sở giáo dục mầm non của Thủ đô mở cửa đón hơn 500.000 trẻ trở lại trường học trực tiếp là niềm vui lớn của phụ huynh và giáo viên mầm non.

Tuy nhiên, khi trẻ mầm non trở lại trường, nhiều phụ huynh và một số trường mầm non băn khoăn về phương án xử lý khi có trẻ là F0 tại lớp học trong Hướng dẫn liên ngành số 489/HDLN-SGDĐT- SYT ngày 28/02/2022 của Sở GD&ĐT và Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng, an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 khi học sinh trở lại trường học.

Học sinh mầm non cách ly

Sau khi đóng cửa hoàn toàn kể từ tháng 4/2021, ngày 13/4/2022, toàn bộ trường mầm non tại Hà Nội mở cửa đón trẻ trở lại học trực tiếp.

Trong Hướng dẫn của liên Sở GD&ĐT và Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ như sau: Nếu trong lớp mầm non có một ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Hướng dẫn này liệu có còn phù hợp trong điều kiện bình thường khi tất cả các cổng trường đã mở hoàn toàn?

Y tế địa phương và nhà trường có thể phối hợp để điều chỉnh phương án xử lý phù hợp

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS. Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hướng dẫn này đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh. 

Nhưng để đáp ứng với tình hình mới khi chuyển từ cấm đoán sang quản lý rủi ro, tránh học sinh phải nghỉ học quá nhiều thì y tế địa phương và nhà trường có thể phối hợp để đánh giá chính xác trẻ mầm non nào là F0, trẻ nào là F1 để thống nhất điều chỉnh phương án xử lý phù hợp.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, về quy trình xử lý khi trẻ mầm non là F0 trong lớp có thể được thực hiện như đối với học sinh phổ thông là F0. Cụ thể, khi phát hiện trẻ mầm non là F0, giáo viên cho cả lớp ngồi yên tại chỗ, đưa F0 đến phòng cách ly tạm thời của trường. Sau đó, tổ chức xét nghiệm cho những trẻ được xác định là F1.

Với những trường hợp chỉ nghi ngờ mà chưa chắc chắn là F1 có thể kết hợp với xét nghiệm 2 ngày 1 lần để theo dõi, đánh giá, tránh nhiều học sinh phải nghỉ học.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, cấp học mầm non hiện có hơn 21.000 ca F0, trong đó số trẻ mầm non gần 13.000 trường hợp, giáo viên là hơn 8.000.


Việc gần 1.200 cơ sở giáo dục mầm non của Thủ đô mở cửa đón hơn 500.000 trẻ trở lại trường học trực tiếp là niềm vui lớn của phụ huynh và giáo viên mầm non.

Tuy nhiên, khi trẻ mầm non trở lại trường, nhiều phụ huynh và một số trường mầm non băn khoăn về phương án xử lý khi có trẻ là F0 tại lớp học trong Hướng dẫn liên ngành số 489/HDLN-SGDĐT- SYT ngày 28/02/2022 của Sở GD&ĐT và Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng, an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 khi học sinh trở lại trường học.

Học sinh mầm non cách ly

Sau khi đóng cửa hoàn toàn kể từ tháng 4/2021, ngày 13/4/2022, toàn bộ trường mầm non tại Hà Nội mở cửa đón trẻ trở lại học trực tiếp.

Trong Hướng dẫn của liên Sở GD&ĐT và Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ như sau: Nếu trong lớp mầm non có một ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Hướng dẫn này liệu có còn phù hợp trong điều kiện bình thường khi tất cả các cổng trường đã mở hoàn toàn?

Y tế địa phương và nhà trường có thể phối hợp để điều chỉnh phương án xử lý phù hợp

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS. Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hướng dẫn này đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh. 

Nhưng để đáp ứng với tình hình mới khi chuyển từ cấm đoán sang quản lý rủi ro, tránh học sinh phải nghỉ học quá nhiều thì y tế địa phương và nhà trường có thể phối hợp để đánh giá chính xác trẻ mầm non nào là F0, trẻ nào là F1 để thống nhất điều chỉnh phương án xử lý phù hợp.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, về quy trình xử lý khi trẻ mầm non là F0 trong lớp có thể được thực hiện như đối với học sinh phổ thông là F0. Cụ thể, khi phát hiện trẻ mầm non là F0, giáo viên cho cả lớp ngồi yên tại chỗ, đưa F0 đến phòng cách ly tạm thời của trường. Sau đó, tổ chức xét nghiệm cho những trẻ được xác định là F1.

Với những trường hợp chỉ nghi ngờ mà chưa chắc chắn là F1 có thể kết hợp với xét nghiệm 2 ngày 1 lần để theo dõi, đánh giá, tránh nhiều học sinh phải nghỉ học.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, cấp học mầm non hiện có hơn 21.000 ca F0, trong đó số trẻ mầm non gần 13.000 trường hợp, giáo viên là hơn 8.000.

https://suckhoedoisong.vn/tre-mam-non-la-f0-toan-bo-hoc-sinh-trong-lop-co-can-phai-cach-ly-169220413230408379.htm