Hướng dẫn làm hoạt hình

Ngành sản xuất video Animation đang ngày càng phát triển và dược đầu tư tốt khi nhu cầu sử dụng các dạng video đó vào trong việc truyền thông – quảng bá, nhận diện thương hiệu và xây dựng kinh doanh của các công ty ngày càng tăng lên. Vì thế, không ít các bạn trẻ đã lựa chọn con đường sản xuất video Animation để phát triển sự nghiệp cho bản thân mình.

Bạn đang mong muốn tự mình làm ra những video Animation chuyên nghiệp và hấp dẫn được nhiều người xem, tuy nhiên bạn lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Sconnect Academy tìm hiểu những hướng dẫn cách làm video Animation qua bài viết dưới đây nhé.

Video Animation (hay còn được gọi là Motion Graphic) có thể được hiểu đơn giản là dạng thiết kế video là dạng video trong đó các hình ảnh được điều khiển để xuất hiện dưới dạng những khung hình chuyển động. Video Animation còn được biết đến với nhiều cách gọi quen thuộc khác như: hoạt hình máy tính, phim hoạt hình,…

Hướng dẫn làm hoạt hình
Video Animation là gì?

Những cách làm video Animation phổ biến

Cách làm video Animation dạng tay vẽ

Cách làm video Animation dạng tay vẽ là phương pháp vẽ tay một loạt các hình ảnh liên tiếp được phác họa qua từng giai đoạn trên công cụ StoryBoard và tạo ra những chuyển động có trong phim hoạt hình. Khi những hình ảnh được xây dựng trong StoryBoard đưa vào máy tính để xử lý và được trình chiếu ở tốc độ cao, nó sẽ tạo ra cảm giác như hình ảnh đang chuyển động thực sự.

Trước đây, các video Animaton sẽ được vẽ tay bởi một chuyên viên, trong cả quá trình sản xuất video, nó sẽ được ghi lại bằng máy ảnh. Hiện nay, dưới sự cải tiến và phát triển của công nghệ, kỹ thuật này đã được nâng cấp đáng kể và nhận hỗ trợ bằng công nghệ vẽ 2D.

Hướng dẫn làm hoạt hình
Cách làm video Animation dạng tay vẽ

Cách làm video Animation trên máy tính

Cách làm video Animation trên máy tính có lợi thế là vô cùng tiện lợi, linh hoạt, hiệu quả, đặc biệt tiết kiệm thời gian và công sức sản xuất. Sự phát triển của công nghệ đã sáng chế ra một loạt các phần mềm công cụ chuyên dụng đặc biệt dành cho những người chuyên thiết kế về video Animation, như: Moho, Maya, Web Cartoon Maker,…

Bạn chỉ cần suy nghĩ về ý tưởng của mình và phát triển nó trên các phần mềm công cụ đó để hoàn thiện sản phẩm, bởi khi sử dụng phương pháp này, mọi công đoạn vẽ và xây dựng bối cảnh sẽ được chuyển vào máy tính để xử lý.

Ngoài ra, các phần mềm chuyên dụng có được xây dựng để để hỗ trợ người dùng từng mảng chuyên môn để tạo hình nhân vật, vẽ phong cảnh và lồng nhạc nền vào cho đoạn phim. Bạn nên nắm vững cách sử dụng và cách phối hợp linh hoạt giữa các công cụ đó nếu muốn trở thành một Animator chuyên nghiệp nhé!

Hướng dẫn làm hoạt hình
Cách làm video Animation trên máy tính

Xem thêm: 2D ANIMATION là gì? Quy trình làm phim hoạt hình 2D

Cách làm video Animation trên Canva

Canva là nền tảng sáng tạo, chỉnh sửa ảnh và thiết kế đò họa trên các thiết bị di động. Đây là ứng dụng rất được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là các bạn trẻ. Với Canva, bạn có thể thỏa sức sáng tạo với hơn 80.000 thiết kế miễn phí do các Designer chuyên nghiệp tạo ra trên toàn thế giới. Canva không đòi hỏi người dùng quá nhiều kỹ năng tinh xảo, chuyên nghiệp về chuyển động đồ họa Animation do mọi thứ tại đây đã được đơn giản hóa, vô cùng tiện dụng.

Từ cách làm video Animation trên Canva mà bạn có thể xây dựng những video vô cùng chất lượng, đẹp mắt dành riêng cho bản thân nhằm phục vụ sở thích, học tập cũng như công việc.

Hướng dẫn làm hoạt hình
cách làm video animation trên canva

Cách làm video Animation dạng Stop-frame & Stop-motion

Stop-frame & Stop-motion là các kỹ thuật phổ biến thường được sử dụng để sản xuất các bộ phim, đặc biệt là phim hoạt hình. Cách làm video Animation này sử dụng các loại mô hình, con rối hoặc đối tượng 2D/ 3D được dựng lên theo từng động tác, sau đó được chụp hình lại đưa vào khung nền và ghép thành một bộ phim. Người làm phim sẽ chuyển từng tấm ảnh từ trạng thái tĩnh sang cảm giác chuyển động, khi ghép nối nhiều hình ảnh với nhau.

Hướng dẫn làm hoạt hình
Cách làm video Animation dạng Stop-frame & Stop-motion

Hướng dẫn cách làm video Animation đơn giản dành cho người mới bắt đầu

Bước 1: Lên ý tưởng, viết kịch bản cho video

Để có thể sản xuất một video chất lượng, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là lên một ý tưởng và kịch bản hoàn chỉnh. Bạn cần xác định được những mong muốn và phân đoạn diễn tả được ý tưởng của nội dung sẽ có trong video. Do đó, bạn cần xác định trong kịch bản bạn sẽ quyết định những gì, xuất hiện nhân vặt nào, bối cảnh ra sao… ở video.

Bất kỳ video nào được tạo ra đều có một thông điệp cốt lõi truyền tải tới công chúng. Sau khi đã xác định đối tượng, mục tiêu và thông điệp của video, bạn cần tóm gọn lại nội dung của nó (hay còn gọi là Brief) để đưa ra định hướng rõ ràng cho video Animation.

Bước 2: Tạo các phân cảnh cho video Animation

Trong quy trình tạo nên video Animation, phân cảnh có vai trò vô cùng quan trọng giúp người xem có thể hình dung một cách rõ ràng hơn về ý tưởng và kịch bản của bạn muốn truyền tải trong sản phẩm đã hoàn thành.

Do đó, bảng phân cảnh ra đời (hay còn gọi là StoryBoard) nhằm giúp bạn sắp xếp ý tưởng và lời thoại theo từng phân cảnh một cách logic nhất. Nó sử dụng các hộp hình chữ nhật để thể hiện các hành động nếu có, ngoài ra, các storyboard này còn có thể được dùng để lập kế hoạch cho mục tiêu sản xuất video Animation.

Bước 3: Lựa chọn thể loại video Animation

Các thể loại video Animation rất đa dạng và có những phong cách riêng nhằm đáp ứng theo từng nhu cầu xây dựng nội dung và thực hiện video của mỗi người. Bởi vậy, các cách làm video Animation cũng rất đa dạng, phổ biến như:

  • Video 2D Animation: Video hoạt hình 2D là phong cách video được dùng phổ biến, được tạo ra bằng cách sắp xếp liên tục các hình ảnh theo mô phỏng chuyển động như cuộc sống hàng ngày. Loại hình video rất được công chúng ưa chuộng.
  • Video Animation sử dụng bảng trắng: Đây là dạng video rất thích hợp để xây dựng những nôi dung mô tả về sản phẩm. Nó sẽ tác động rất lớn đến nhận thức của người xem nếu có một kịch bản thu hút và hấp dẫn.
  • Video hoạt hình Infographic: Dạng video có tác dụng chuyển đổi các thông tin nhàm chán thành các hình ảnh sinh động, dễ được ghi nhớ và hấp dẫn người xem hơn. Các hiệu ứng chuyển động bắt mắt từ các hình ảnh sẽ tạo nên nét độc đáo, thu hút và chú ý từ công chúng muốn quan tâm.

Bước 4: Tiến hành làm video Animation

Sau khi đã cơ bản đáp ứng công đoạn cách làm video Animation giai đoạn đầu (bao gồm xây dựng ý tưởng và kịch bản và lựa chọn thể loại, video) thì chúng ta bắt đầu bắt tay vào giai đoạn sản xuất video Animation. Để giúp cho việc làm video trở nên hiệu quả, đặc sắc, tốn ít thời gian và công sức thì bạn nên lựa chọn một phần mềm hỗ trợ tạo video phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ làm video trên các thiết bị di động.

Các công cụ phần mềm được coi như những “ trợ thủ” đắc lực giúp cả những người chuyên nghiệp lẫn không chuyên sáng tạo ra các video hấp dẫn, độc đáo. Bạn nên lựa chọn và thành thạo các công cụ chuyên dụng để có thể nhanh chóng đặt được mục tiêu mà không mất quá nhiều công đoạn nhé!

Bước 5: Tạo nhạc nền phù hợp

Nhạc nền của video Animation là một thành tố quan trọng không thể thiếu và qua loa nếu bạn muốn sản phẩm của mình trở nên hoàn hảo nhất. Âm thanh luôn có sức hấp dẫn rất lớn đối công chúng từ trước đến nay. Chọn được nhạc nền phù hợp là một việc không dễ dàng cần có nhiều thời gian chọn lọc và phù hợp với từng phân cảnh có trong video. Lời khuyên của Sconnect Academy dành cho bạn khi chọn nhạc nền:

  • Hãy suy nghĩ về cảm xúc mà video muốn gợi tả đến cho người xem.
  • Hãy chú ý và tìm hiểu tính cách và tình cảm của đối tượng muốn hướng tới.
  • Hãy chú ý nền nhạc không vi phạm bản quyền khi muốn truyền bá video rộng rãi.

Bước 6: Lồng tiếng cho video

Trong một vài trường hợp, video của bạn cần có lời thoại hay lồng tiếng nhân vật,… Công việc này bạn cần thu âm, ghi âm lại hoặc sử dụng một số ứng dụng chuyển đổi giọng nói có thể linh hoạt và dễ dàng ghép âm thanh, hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất. Như vậy, qua các bước hướng dẫn cách làm video Animation ở trên, một video cơ bản của riêng bạn đã được hoàn thành.

Hướng dẫn làm hoạt hình
Hướng dẫn cách làm video animation đơn giản dành cho người mới bắt đầu

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Sconnect Academy về cách làm video Animation đơn giản và cơ bản nhất cho người mới bắt đầu. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cách làm video Animation và các công đoạn cần có để tạo ra một video hoạt hình hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của bản thân mong rằng sẽ hữu ích với các bạn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực Animation và muốn được trang bị một lộ trình học bài bản hãy liên hệ ngay với học viện Sconnect: