Hướng động là gì cho ví dụ

Bài 2 trang 94 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu ví dụ và giải thích về các kiểu hướng động (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa).
  • Bài 3 trang 94 sgk Sinh học 11 nâng cao: Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây?
  • Bài 4 trang 94 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Hướng động ở cây có liên quan tới:
  • Bài 5 trang 94 sgk Sinh học 11 nâng cao: Tìm các ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động.
  • Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

    Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Sinh Học Lớp 11
    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
    • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
    • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

    Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 23: Hướng động (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 91: Quan sát hình 23.1, hãy nêu hiện tượng ở rễ và ở chồi khi để lệch hướng bình thường.

    Lời giải:

    – Rễ luôn hướng xuống dưới

    – Chồi luôn phát triển lên phía trên

    Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 92: Quan sát các thí nghiệm ở hình 23.2, nêu hiện tượng của thí nghiệm.

    Lời giải:

    – Cây luôn phát triển hướng về phía ánh sáng

    Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: Quan sát hình 23.3, nêu hiện tượng của rễ đối với sự có mặt của nước.

    Lời giải:

    Rễ cây phát triển hướng tới nguồn nước

    Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 23 trang 93: So sánh sự khác nhau giữa hai chậu cây trồng trong đất (hình 23.4)

    Lời giải:

    – Chậu 1: Rễ cây phát triển đến nơi có hầm lượng dinh dưỡng tốt.

    – Chậu 2: Rễ phát triển tránh xa các hóa chất độc hại.

    Bài 1 trang 94 sgk Sinh học 11 nâng cao: Thế nào là hướng động?

    Lời giải:

    Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

    Bài 2 trang 94 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu ví dụ và giải thích về các kiểu hướng động (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa).

    Lời giải:

    ∗ Hướng đất:

    – Ví dụ: Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.

    – Giải thích: Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương.

    ∗ Hướng sáng:

    – Ví dụ: Khi cho cây mọc trong hộp kín có một lỗ tròn, thấy ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

    – Giải thích: Ánh sáng gây ra sụ phân bố lại hàm lượng auxin từ phía được chiếu sáng sang phía bị che tối, do đó tích lũy nhiều auxin ở phía bị che tối đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào mạnh hơn phía được chiếu sáng. Kết quả ngọn cây uốn cong về phía ánh sáng.

    ∗ Hướng nước:

    – Ví dụ: Khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng. Khi hạt nảy mầm, rễ và thân cây mọc đúng theo chiều hướng đất.

    – Giải thích: Ở rễ có mặt các bào quan nhạy cảm với trọng lực gọi là sỏi thăng bằng, lực hấp dẫn làm lắng sỏi thăng bằng hướng xuống ngược với lưới nội chất được định hướng riêng biệt.

    ∗ Hướng hóa:

    – Ví dụ: Khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón (đạm, lân, kali), chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc như arsenat, fluorua.

    Bài 3 trang 94 sgk Sinh học 11 nâng cao: Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây?

    Lời giải:

    Auxin có vai trò kích thích sự kéo dài của tế bào.

    – Hướng đất: Hai mặt của rễ có auxin phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống.

    – Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào, làm cây uốn cong về phía sáng.

    Câu 2 trang 94 SGK Sinh học 11 Nâng cao. * Hướng nước: Ví dụ, khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, nằm ngang. Khi hạt nảy mầm, Bài 23. Hướng động

    Advertisements (Quảng cáo)

    Hướng động là gì cho ví dụ

    Nêu ví dụ và giải thích về các kiểu hướng động (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa). 

    Các kiểu hướng động gồm: hướng đất (hướng trọng lực) và hướng sáng do tác động của auxin, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc.

    Hướng động là gì cho ví dụ

    Các kiểu hướng động:

    * Hướng đất (hướng trọng lực): Ví dụ, khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.

    Vận động hướng đất là do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương, chồi ngọn thì hướng đất âm.

    * Hướng sáng: Ví dụ, khi cho cây mọc trong hộp kín có một lỗ tròn, thấy ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

    Advertisements (Quảng cáo)

    Hướng sáng dương là do sự phân bố auxin không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào.

    * Hướng nước: Ví dụ, khi gieo hạt vào một chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, nằm ngang. Khi hạt nảy mầm, rễ mọc hướng về phía bông ẩm.

    Rễ có tính hướng nước dương, luôn tìm về phía có nước. Kết quả rễ có hình lượn sóng. Trong lòng đất rễ vươn ra khá xa, len lỏi vào các khe hở của đất, hướng về phía nguồn nước lấy nước cung cấp cho mọi hoạt động trao đổi chất ở cây.

    * Hướng hóa: Ví dụ, khi đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất: ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón (đạm, lân, kali), chậu thứ hai đặt một bình xốp đựng hóa chất độc như arsenat, fluorua.

    Ta thấy rằng, rễ cây sinh trưởng hướng về nguồn dinh dưỡng (đạm, lân, kali…) và tránh xa hóa chất độc hại (arsenat, fluorua).

    * Hướng tiếp xúc: Khi gặp các chướng ngại rắn, cây mọc cong lại, bò ngang, cuốn quanh theo hình dạng chướng ngại.