IPhone dung lượng cao chạy nhanh hơn

Theo The Next Web, trong một video vừa được chia sẻ trên trang YouTube, chuyên viên Lew Hilsenteger của Unbox Therapi đã tiến hành một loạt các bài kiểm tra về tốc độ và xác nhận sự khác biệt giữa các cấu hình khác nhau của bộ đôi iPhone 7.

Đầu tiên, Hilsenteger sử dụng ứng dụng miễn phí PerformanceTest Mobile để so sánh tốc độ đọc và ghi của iPhone 7. Trong khi có rất ít sự khác biệt giữa tốc độ đọc của phiên bản 32 GB và 128 GB, nhưng có một sự chênh lệch rất lớn khi nói đến tốc độ ghi. Mẫu iPhone 7 32 GB có tốc độ ghi 42MB/giây, chậm hơn đến 8 lần so với phiên bản 128 GB đạt mức 341MB/s.

Hilsenteger sau đó thực hiện một thử nghiệm tốc độ thực tế, bao gồm việc chuyển phim từ một MacBook sang iPhone 7 bằng cách sử dụng cáp USB. Phiên bản 256 GB mất hai 2 phút 34 giây để hoàn thành việc chuyển tập tin 4 GB, trong khi đó iPhone 32 GB phải cần đến 3 phút 40 giây cho việc truyền tải này.

\n

Theo các chuyên gia nhận xét, ổ SSD chính là nguyên nhân dẫn đến việc này. Các ổ đĩa có dung lượng lớn hơn có xu hướng thực hiện tốt hơn nhiều so với các ổ đĩa dung lượng thấp.

Tin liên quan

Cuộc chiến giữa hai nền tảng Android của Google và iOS của Apple trên các thiết bị iPhone, iPad đã diễn ra từ những buổi ban đầu ngay khi hai hệ điều hành này xuất hiện. Nhanh chóng đánh bại các đối thủ khác như Symbian, Windows Mobile, Windows Phone, Blackberry OS,…Android và iOS đã trở thành hai gã khổng lồ thống lĩnh thị trường hệ điều hành smartphone cho đến thời điểm hiện tại. Tuy ngày càng cải tiến, nhanh hơn và học hỏi nhiều ưu điểm của nhau, giữa điện thoại Android và iPhone vẫn có những khác biệt cốt lõi.

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa hai hệ điều hành Android và iOS chính là cách sử dụng RAM của hệ thống. Trong khi Android vốn cần rất nhiều dung lượng RAM để chạy trơn tru thì iOS cần ít tài nguyên hệ thống hơn rất nhiều. Cùng bài viết tìm hiểu vì sao iOS lại chạy mượt mà dù dùng ít tài nguyên RAM hơn hệ điều hành Android nhé.

RAM (Randon Access Memory) là bộ nhớ lưu trữ tạm có tốc độ rất nhanh giúp máy lưu trữ những thông tin cần thiết để CPU dùng đến khi cần xử lý. Dung lượng RAM càng lớn thì tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh do dữ liệu được tải sẵn nhiều hơn. RAM không lưu trữ được như ổ cứng và sẽ xóa sạch dữ liệu khi bạn tắt máy hoặc mất nguồn.

IPhone dung lượng cao chạy nhanh hơn

Về lý thuyết càng nhiều dung lượng thì hệ thống sẽ chạy càng nhanh và mượt mà, tuy nhiên trong nhiều năm qua chúng ta đã chứng kiến hệ điều hành iOS của Apple dùng rất ít bộ nhớ RAM nhưng vẫn chạy cực kỳ mượt mà so với Android của đối thủ Google. Chúng ta sẽ đi sâu hơn tìm hiểu vì sao lại như vậy nhé!

Hệ thống Android được lập trình trên nền tảng Java – một nền tảng phổ biến với slogan “Viết một lần, chạy mọi nền tảng”. Tuy nhiên để có thể chạy được trên Android, hệ thống cần phải có một bộ phiên dịch – hay còn gọi là máy ảo Java. Google đã dùng máy ảo Dalvik để phiên dịch những ứng dụng Android từ phiên bản đầu tiên cho đến nay. Dù có nhiều cải tiến hơn nhưng cách biên dịch cốt lõi của Android vẫn giữ nguyên bản từ thuở ban đầu đến thời điểm hiện tại.

IPhone dung lượng cao chạy nhanh hơn

Ưu điểm của việc dùng Java đó là ứng dụng có thể dễ dàng chạy mọi nền tảng, với dung lượng ứng dụng được nén lại nhỏ gọn, dễ cài đặt. Tuy nhiên rắc rối nằm ở đây, để chạy các ứng dụng này, máy ảo Dalvik sẽ phải giải nén chúng mỗi khi chạy, và sau khi bạn tắt ứng dụng, chúng sẽ để lại tàn dư trên RAM (dữ liệu tạm đã giải nén) và lúc này hệ thống sẽ phải mất thêm một thao tác “quét rác” RAM để dành chỗ cho các ứng dụng khác, chính vì vậy sau một thời gian sử dụng hệ điều hành Android dễ bị giật, lag. Ví dụ để quét được 500MB RAM “rác” – “người dọn rác” RAM trên Android cần gấp 4 lần dung lượng đó để làm sạch RAM, chừa bộ nhớ cho các ứng dụng khác. Hiện tượng này đã giảm đi khá nhiều từ phiên bản Android 7 trở lên tuy nhiên về cơ bản Android vẫn cần nhiều RAM để có thể chạy trơn tru.

Khác với Android, ngay từ ban đầu các app iOS đã được lập trình bởi ngôn ngữ Objective C và sau này là Swift. Trên iOS, các ứng dụng sẽ không nén mà sẽ được biên dịch thành mã máy để ứng dụng dễ dàng giao tiếp với phần cứng trực tiếp mà không cần qua bước nén/giải nén như Android. Chính vì vậy dù ít RAM hơn iOS vẫn chạy nhanh hơn Android nhưng dung lượng ứng dụng trên iOS sẽ “phình to” lên rất nhiều do được biên dịch thành mã máy trực tiếp, không nén, những chiếc iPhone dung lượng thấp sẽ dễ bị đầy dung lượng sau một thời gian sử dụng.

IPhone dung lượng cao chạy nhanh hơn

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi cài cùng một ứng dụng lên hai máy Android và iOS, ứng dụng trên iOS sẽ luôn chiếm nhiều dung lượng hơn Android, tuy nhiên với các smartphone dung lượng cao ngày càng rẻ hơn, đây có lẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.

Trên iOS, các ứng dụng chạy trong nền sẽ được đưa vào trạng thái đóng băng (Hibernate) và chỉ thật sự chạy trở lại khi người dùng mở chúng lên. Chính vì vậy iPhone không cần quá nhiều dung lượng RAM, ngay cả các phiên bản iPhone cao cấp nhất như chiếc iPhone 13 Pro Max cũng chỉ cần 6GB RAM là dễ dàng đánh bại các flagship Android 8GB hoặc 12GB RAM.

IPhone dung lượng cao chạy nhanh hơn

Tất nhiên iOS vẫn đảm bảo các ứng dụng cần chạy nền như bản đồ, nghe nhạc chạy trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên điểm yếu của iOS lộ rõ khi bạn cần chạy đồng bộ dữ liệu trên các ứng dụng bên thứ ba, ứng dụng Google Photos của Google khi chạy trên iPhone chỉ có thể lưu trữ dữ liệu trong nền khi bạn mở ứng dụng hoặc sau một khoảng thời gian nhất định ứng dụng sẽ tự tắt đồng bộ, rất khó chịu khi so với dịch vụ “cây nhà lá vườn” iCloud của Apple.

IPhone dung lượng cao chạy nhanh hơn

Trên Android, với đặc điểm phải dùng máy ảo Java để biên dịch ứng dụng, thì dung lượng RAM càng cao máy sẽ chạy càng mượt, tuy các điện thoại Android có RAM dung lượng cao ngày càng xuất hiện nhiều hơn, nhưng tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu sẽ dẫn đến giá của những chiếc smartphone này tăng cao.

IPhone dung lượng cao chạy nhanh hơn

Khác với iOS, các smartphone Android sẽ luôn giữ các ứng dụng chạy trong nền, nên bạn sẽ không sợ tình trạng ứng dụng bị tắt đi giữa chừng và nếu máy bạn càng nhiều RAM, bạn càng dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng, game dễ dàng mà không cần đợi load lại. Google cũng đã cải tiến máy ảo Java Dalvik trên Android mới cho phép ứng dụng biên dịch nhanh hơn, ít tạo rác trên RAM hơn nên tốc độ của Android giờ đây cũng có thể tiệm cận với iOS (nhưng đòi hỏi hệ thống phải có dung lượng RAM cao hơn nhiều).

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được lý do vì sao iOS dù ít RAM hơn những vẫn chạy nhanh hơn Android. Tuy nhiên công nghệ vẫn đang thay đổi từng ngày, iPhone ngày càng được trang bị dung lượng RAM lớn hơn và Android ngày càng có tốc độ load ứng dụng tối ưu hơn nên chúng ta lại phải chờ xem trong tương lai, liệu ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến phần cứng/phần mềm. Cùng để lại bình luận của bạn bên dưới bài viết nhé.

Xem thêm:

Di Động Việt