Kế hoạch sơ kết học kì 2

PHÒNG GD&ĐT TP TAM ĐIỆP

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

 

Số:     /BC-THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Tân Bình, ngày 06 tháng 01 năm 2022

BÁO CÁO

Sơ kết học kì I, triển khai nhiệm vụ học kì II đối với Giáo dục trung học

(Kèm theo công văn số ……/PGDĐT ngày 04 tháng 01 năm 2022)

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GDTrH HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

I. CÔNG TÁC THAM MƯU, CHỈ ĐẠO

1. Công tác tham mưu

Tiếp tục tích cực tham mưu với UBND phường để chuyên địa điểm trường góp phần duy trì nâng cao các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia sau 5 năm, giai đoạn 2016-2022 (có xu hướng tăng lớp); Tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố, duy trì và nâng cao tỷ lệ, chất lượng đạt chuẩn PCGD THCS duy trì các tiêu chuẩn PCTHCS mức độ 3;Tham mưu kiện toàn, củng cố ban chỉ đạo PCGD, thực hiện nghiêm túc việc quản lý và lưu giữ hồ sơ PCGD THCS và trung học; phối hợp tốt với các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn trong công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hàng kỳ, hàng năm về tình trạng PCGD; tích cực huy động các đối tượng PCGD THCS ra lớp; hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; Tham mưu với ban chỉ đạo phổ cập thành lập các tổ công tác tại các tổ gồm lãnh đạo tổ và các đoàn thể để làm công tác vân động học sinh tốt nghiệp THCS nếu không tiếp tục học THPT thì đi học nghề; Tiếp tục áp dụng phần mềm quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục.

2. Công tác quản lí, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ

-  Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình;

-Tổ chức tốt việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí cốt cán các mô-đun triển khai Chương trình GDPT 2018 theo kế hoạch năm học 2021-2022;

- Tổ chức và tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức dạy học trực tuyến cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán; triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại địa phương, nhà trường;

- Tiếp tục tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự  các lớp tập huấn của sở GD, phòng GD đầy đủ các nội dung.

II. QUY MÔ TRƯỜNG LỚP; HỌC SINH; CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN

1. Số lớp: 14

2. Học sinh: 504 HS (Nữ: 261)

3. Đội ngũ cán bộ, GV:

Cán bộ - GV-NV

Tổng

Trình độ

Trình độ LLCT

Trình độ tin học

Đảng viên

Hợp đồng

Ths

ĐH

TC

TC

SC

A

B

Giám hiệu

2

2

2

2

2

Giáo viên

30

28

2

1

22

2

28

21

1

Nhân viên

5

3

1

1

3

2

2

     Tổng

37

33

3

1

3

22

5

32

25

1

III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC

1. Bảo đảm an toàn trường học, phòng chống Covid-19, hoàn thành chương trình đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục

1.1. Các biện pháp phòng chống Covid-19

- Nhà trường đã kiện toàn Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19, xây dựng kế hoạch phòng chống Covid-19, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tổ chức thực hiện nghiêm túc.

- Công tác vệ sinh trường lớp: Tổng vệ sinh trường lớp, phun thuốc khử khuẩn, làm sạch bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, trang thiết bị trước khi học sinh trở lại trường học tập.

- Đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống dịch như: Dung dịch sát khuẩn, vòi rửa tay, chậu rửa tay, xà phòng rửa tay...

- Cập nhật hằng ngày vào sổ theo dõi khách vào trường và sổ theo dõi học sinh cán bộ, giáo viên, học sinh có triệu chứng ho-sốt-mệt mỏi-khó thở, khách vào trường phải khai báo y tế.

- Thường xuyên giữ mối liên hệ với học sinh, cha mẹ học sinh trên hệ thống edu.vn của nhà trường, qua nhóm zalo của các lớp để nắm được tình hình sức khỏe của học sinh.

- Thực hiện tốt khẩu hiệu 5K của Bộ y tế.

- Nhà trường lập danh sách tiêm phòng vac xin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh  khối 7,8,9.

- Tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngay từ đầu năm học như:

+ Hạn chế tụ tập những nơi đông người.

+ Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người như sân bay, ga tàu, trường học, chợ, bệnh viện, bến xe ...

+ Lau chùi, cọ rửa sạch  bằng dung dịch khử khuẩn.

+ Che mũi và miệng khi ho, hắt hơi, xì mũi…bằng khăn/giấy dùng một lần.

+ Súc họng bằng dung dịch sát khuẩn miệng.

+ Giữ ấm cơ thể và thường xuyên mở của cho thông thoáng các phòng làm việc, phòng học.

+ Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng cảm cúm.

+ Mở thông thoáng các phòng học khi có ánh nắng mặt trời.

+ Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc người đến từ vùng có dịch và có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.

          + Giám sát phát hiện sớm các ca mắc bệnh.

- Báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh cho ngành Y tế địa phương nhằm kiểm soát các điểm nguy cơ bùng phát dịch.

- Có các biện pháp bảo vệ và phòng chống dịch bệnh, kết hợp với trạm y tế xã trong việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Học sinh đến trường uống nước dùng cốc riêng của nhà mang đi mang về hàng  ngày để đề phòng dịch bệnh, rửa tay sạch sẽ thường xuyên trước khi đến lớp. Vệ sinh cá nhân, mặc đủ ấm, ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh để đảm bảo phòng chống dịch bệnh.

1.2. Xây dựng KHGD của nhà trường để chủ động, linh hoạt ứng phó với tình hình Covid-19, bảo đảm hoàn thành chương trình năm học:

Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (sau đây gọi chung là môn học) bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Trong kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, nhà trường xây dựng kế hoạch chung từ lớp 6 đến lớp 9

Nhà trường đã xây dựng KHGD năm học 2021-2022 theo công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ GDĐT và điều chỉnh theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT.

a/ Đối với lớp 6 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 8/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ GDĐT và công văn 797/SGDĐTGDTrH ngày 9/7/2021 của Sở  GDĐT và công văn số 352/PGDĐT ngày 15/7/2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022; công văn 4040/BGDĐT-GDTrH v/v hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid - 19 năm học 2021-2022; xây dựng kế hoạch dạy học 35 tuần bám sát yêu cầu cần đạt theo Chương trình GDPT 2018 để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương.

- Tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí, môn Nghệ thuật bố trí dạy học đồng thời các phân môn Lịch sử, Địa lí (Học kì I - Lịch sử 2 tiết/tuần, Địa lí 1 tiết/tuần; Học kì II - Lịch sử 1 tiết/tuần, Địa lí 2 tiết/tuần), các nội dung Âm nhạc,  Mĩ thuật (đối với môn Nghệ thuật) bảo đảm tương đương với thời lượng trong từng học kì.

GV Lịch sử dạy phân môn Lịch sử, GV Địa lí dạy phân môn Địa lí; GV Âm nhạc day phân môn Âm nhạc, GV Mĩ thuật dạy phân môn Mĩ thuật. Bài KT, đánh giá định kì môn Lịch sử - Địa lí được xây dựng bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí theo tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng giảng dạy của mỗi phân môn. (GV dạy phân môn thống nhất với nhau).

Môn Nghệ thuật: Bài kiểm tra định kì gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra đánh giá định kì được đánh giá Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.

- Tổ chức dạy học môn Tin học, Tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018
quy định.

- Môn KHTN: Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, Hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên, dạy đồng thời các chủ đề. Bài kiểm tra, ĐG định kì được xây dựng gồm nội dung các chủ đề đã thực hiện theo KHDH đảm bảo tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm KT. (GV dạy phân môn thống nhất với nhau)

- Nội dung giáo dục địa phương, Sở GDĐT cụ thể hoá các tiết dạy học và kiểm tra, đánh giá định kì theo công văn 797/SGDĐT-GDTrH ngày 9/7/2021

như sau: Tổng chương trình có 35 tiết (31 tiết tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục và 4 tiết kiểm tra, đánh giá định kì - 2 tiết học kì I và 2 tiết học kì II). Bài kiểm tra, đánh giá định kì gồm nội dung của các chủ đề theo tỷ lệ tương đương với nội dung dạy học của các chủ đề tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

          b/ Đối với các lớp 7,8,9 thực hiện Chương trình GDPT 2006

Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo công văn 938/SGD ngày 03/9/2020 (thực hiện từ năm học 2020-2021), công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ GDĐT và công văn 797/SGDĐTGDTrH ngày 9/7/2021 của Sở  GDĐT và công văn số 352/PGDĐT ngày 15/7/2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022; công văn 4040/BGDĐT-GDTrH v/v hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid - 19 năm học 2021-2022; xây dựng kế hoạch dạy học 35 tuần bám sát yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương.

 Thực hiện chương trình năm học 2021-2022 được thực hiện theo nguyên tắc: giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với lớp học từ lớp 7 đến lớp 9 theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3. Thực hiện các phương pháp và hình thức dạy học hiệu quả

Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu v phương pháp dạy học, thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học, chútrọngđếncácnội dungcốtlõi, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức dạy học trực tuyến hoặc phối hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến, đảm bảo linh hoạt, phù hợp hiệu quả. Chútrọng việchướngdẫnhọc sinhtựhọc, rènluyệnchohọcsinhtựhọc nhà, học trực tuyến.

Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học quản lý  giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản quá trình dạy học quản trị nhà trường, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ dạy; tập huấn cho GV, HS sử dụng các phần mềm giảng dạy trực tuyến chủ động ứng phó tình huống diễn biến phức tạp củadịch bệnh Covid – 19 ở địa phương.

1.4. Thực hiện các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

a/ Thực hiện việc đánh giá HS theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong điều kiện phòng chống dịch Covid - 19

Thực hiện việc đánh giá học sinh trung học theo quy định; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; khôngkiểmtra, đánh giávượtquáyêucầu cầnđạthoặcmứcđộcầnđạtcủa chương trình giáo dục phổ thông; khôngkiểmtra, đánhgiá đốivớicácnộidung phảithựchiện tinh giảncácnộidung hướngdẫn họcsinhtựhọcnhàtheo hướng dẫn của Bộ GDĐT trongđiều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá HS: kiểm tra vấn đáp, viết, sản phẩm dự án, bài tập, trò chơi, kết quả hoạt động nhóm…

Thực hiện hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên đánh giá định kì. Đối với bài kiểm tra, đánh giá định

(trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm s, việc xây dựng ma trận, đặc tả của đề kiểm tra phối hợp theo tỉ l phù hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm câu hỏi tự luận. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục.

b/ Đối với một số môn học, hoạt động giáo dục lớp 6:

Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo đúng Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và công văn 446 của Phòng Giáo dục và đào tạo.

Môn Lịch sử và Địa lí: mỗi phân môn chọn 02 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kì; bài kiểm tra, đánh giá định kì gồm nội dung của 02 phân môn theo tỷ lệ tương đương với nội dung dạy học của 02 phân môn tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Môn Nghệ thuật: mỗi phân môn chọn 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.

Môn KHTN: Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương: Giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó; khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kì theo quy định.

          1.5. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 31/5/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 8/11/2012 của UBND về việc thực hiện “Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” tỉnh Ninh Bình (thực hiện trong giai đoạn 2019-2025)

Tăng cường các điều kiện dạy học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công

nghệ thông tin đồng thời nâng cao chất lượng dạy học các cấp học; đổi mới mạnh

mẽ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh theo

chuẩn đầu ra Đổi mới phương thức tổ chức dạy học môn ngoại ngữ; tổ chức, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh tham giacác sân chơi giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ như thành lập CLB Tiếng Anh, tổ chức các hoạt động ngoại khoá Tiếng Anh.

1.6. Nângcao chấtlượnggiáodụchướngnghiệp,định hướngphânluồng

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục trung

học, trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng

nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ vấn, hướng nghiệp; xây dựng kế hoạch và phân công GV dạy hướng nghiệp đúng quy định.

Kết hợp với các trường nghề tuyên truyền, định hướng hiệu quả việc phân luồng học sinh sau trung học sở theo học các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh; tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường trung học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về lựa chọn ngh nghiệp, khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinhthần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh trung học.

          1.7. Kết quả tham gia các cuộc thi, kì thi

          - Thi KHKT cấp TP: tham gia 2 sản phẩm

          - Thi HSG cấp thành phố môn Địa lí, Lịch sử, Hoá học, Vật lí:

          Kết quả cụ thể:

          + Môn Vật lý 9: Đạt 1 giải ba

          + Môn Hóa học: Đạt 2 giải (1 giải ba, 1 giải KK)

          + Môn Tin: Đạt 3 giải (2 giải nhất, 1 giải ba)

          Có 3 HS tham gia tập huấn đội tuyển tỉnh (1 môn văn; 1 môn vật lý, 1 môn toán)

2. Nâng cao chất lượng phổ cập GDTHCS

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố, duy trì và nâng cao tỷ lệ, chất lượng đạt chuẩn PCGD THCS duy trì các tiêu chuẩn PCTHCS mức độ 3;

- Tham mưu kiện toàn, củng cố ban chỉ đạo PCGD, thực hiện nghiêm túc việc quản lý và lưu giữ hồ sơ PCGD THCS và trung học; phối hợp tốt với các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn trong công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hàng kỳ, hàng năm về tình trạng PCGD; tích cực huy động các đối tượng PCGD THCS ra lớp; không có tình trạng học sinh bỏ học.

3. Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia

Về lâu dài: Tích cực tham mưu với UBND phường để chuyên địa điểm trường góp phần duy trì nâng cao các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia sau 5 năm, giai đoạn 2016-2022.

Năm học 2021-2022, BGH tham mưu với UBND phường và các cấp lãnh đạo tu sửa cơ sở vật chất nhà trường, mua sắm thêm các phương tiện dạy học thông minh góp phần duy trì nâng cao các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia. Cụ thể: lắp cửa sổ và cửa kính mới cho 10 phòng học, đang xây 1 nhà bảo vệ, mua 2 điều hoà lắp tại phong tin học. Thời gian tới tham mưu với UBND thành phố trang bị thêm các máy chiếu và Ti vi thông minh trang bị cho các lớp học.

Tập thể CBGV nhà trường quyết tâm làm công nhận tái chuẩn quốc gia trong năm học 2021-2022.

4. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học

Đã tham mưu với cấp trên sửa chữa lại phòng bộ môn tin học, lắp đặt thêm 5 camera an ninh; thay lại hệ thống cửa chính, cửa sổ của 10 phòng học; lát lại nền  2 phòng học; lắp đặt hệ thống pano trường học; đang tiến hành xây dựng phòng bảo vệ, sửa chức khu nhà vệ sinh của HS và hệ thống tường rào; tăng cường công tác bảo vệ cơ sở vật chất trường học không để mất mát và ít hư hỏng. Củng cố và nâng cao các tiêu chuẩn của việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và trường chuẩn quốc gia.

5. Thực hiện đổi mới công tác quản lí giáo dục

            Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.

Tổ chức tốt việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí cốt cán các mô-đun triển khai Chương trình GDPT 2018 theo kế hoạch năm học 2021-2022. Triển khai bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.

Khuyến khích đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài về các kết quả hoạt động của ngành; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để khích lệ các cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả nổi bật

- Kết quả giáo dục toàn diện:

Kết quả xếp loại hạnh kiểm (học kì I):

STT

KHÓI

SĨ SỐ

HS NỮ

TỐT

KHÁ

ĐẠT

CHƯA ĐẠT

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

6

114

51

44.7%

111

97.4

3

2.6%

0

0.0%

0

0.0%

STT

KHỐI

SĨ SỐ

HS NỮ

TỐT

KHÁ

TRUNG BÌNH

YẾU

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

TỔNG K7,8,9

390

210

53.8

369

94.6

19

4.9

2

0.5

0

0

 7

132

68

51.5%

128

97%

3

2.2%

1

0.8%

0

0.0%

 8

126

70

55.6%

116

92.1%

10

7.9%

0

0.0%

0

0.0%

9

132

72

54.6%

125

94.7%

6

4.5%

1

0.8%

0

0.0%

TỔNG CỘNG

504

261

51.8%

480

95.2%

22

4.4%

2

0.4%

0

0.0%

Kết quả xếp loại học lực (học kì I):

STT

KHỐI

SĨ SỐ

HS NỮ

TỐT

KHÁ

ĐẠT

CHƯA ĐẠT

   

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

   

6

114

51

44.7%

18

15.8%

60

52.6%

36

31.6%

0

0.0%

   

STT

KHỐI

SĨ SỐ

HS NỮ

GIỎI

KHÁ

TRUNG BÌNH

YẾU

KÉM

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

TỔNG CỘNG 7,8,9

390

210

53.8

88

22.5641

205

52.5641

96

24.6

1

0.3

0

0

7

132

68

51.5%

41

31.1%

61

46.2%

30

22.7%

0

0.0%

0

0.0%

8

126

70

55.6%

26

20.6%

68

54%

31

24.6%

1

0.8%

0

0.0%

9

132

72

54.6%

21

15.9%

76

57.6%

35

26.5%

0

0.0%

0

0.0%

TỔNG CỘNG

504

261

51.8%

106

21%

265

52.6%

132

26.2%

1

0.2%

0

0.0%

- Kết quả bồi dưỡng HSG:

          - Thi HSG cấp thành phố môn Địa lí, Lịch sử, Hoá học, Vật lí:

          Kết quả cụ thể:

          + Môn Vật lý 9: Đạt 1 giải ba

          + Môn Hóa học: Đạt 2 giải (1 giải ba, 1 giải KK)

          + Môn Tin: Đạt 3 giải (2 giải nhất, 1 giải ba)

          Có 3 HS tham gia tập huấn đội tuyển tỉnh (1 môn văn; 1 môn vật lý, 1 môn toán)

- Kết quả thi KHKT: Có 2 sản phẩm tham gia cấp thành phố

- Kết quả thi TDTT: Đạt 01 giải nhất môn nhảy xa nữ. Toàn đoàn xếp thứ 4 thành phố.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

Hoạt động dạy học thông qua di sản còn ít, triển  khai chậm. Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo mới đưa vào hoạt động nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, học sinh chưa có điều điện tham gia trải nghiệm thực tế do ảnh hưởng của dịch Covid 19. 

Chất lượng tiếng Anh của học sinh còn thấp, chưa có điều kiện để các em tham gia trải nghiệm giao tiếp. Nhà trường chưa thực hiện công tác xã hội hóa.

b) Một số nguyên nhân của những tồn tại hại chế

Tư tưởng của một bộ phận phụ huynh học sinh còn phó thác việc giáo dục con em cho nhà trường, đời sống của một số gia đình phụ huynh khó khăn dẫn đến việc quan tâm học hành của con cái cũng hạn chế.

Do điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn khó khăn nên nhà trường chưa thực hiện công tác huy động xã hội hóa.

V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Nhà trường kính mong các cấp quan tâm đến việc mở rộng khuôn viên trường học, để đảm bảo điều kiện trường học đạt chuẩn theo thông tư 13, 14 của Bộ GDĐT.

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

I. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Rà soát các chỉ tiêu về học lực, hạnh kiểm, đề ra các giải pháp hữu hiệu để đạt các chỉ tiêu của năm học.

          2. Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục học sinh.Tập trung dạy học, kiểm tra đánh giá theo đúng hướng dẫn của thông tư 22 (HS khối 6) và thông tư 26 (HS khối 7,8,9) .

          3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng tăng cường thực hiện kế hoạch giáo dục; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý của đơn vị.

          4. Tiếp cận với chương trình giáo dục Phổ thông mới để có định hướng dạy-học về sau.

          5. Xây dựng tập thể HĐSP đoàn kết, nhất trí, giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đã xây dựng. Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, quy chế làm việc của đơn vị. Thực hiện tốt việc giáo dực đạo đức học sinh.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU.

          1.  Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp; hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

          - Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lí; thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời các vật dụng cần thiết để bảo đảm an toàn khi học sinh đến trường học tập.

- Kịp thời phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học, báo cáo với cơ quan Y tế tại địa phương để thực hiện phương án xử lý theo quy định.

2.  Tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị; Ổn định về tư tưởng chính trị, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ về mọi mặt, xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, thực hiện tốt qui định về đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt quy định về văn hóa công sở.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các nội dung thiết thực. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học,  hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.

- Tăng cường đổi mới phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả.

-  Tích cực nâng cao các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học để ứng phó kịp thời với các tình huống bất ngờ về dịch bệnh như CoviD-19 khi phải dạy và học trực tuyến.

3. Tiếp tục thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT, yêu cầu bảo đảm yêu cầu thực hiện các nội dung cốt lõi, chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các nội dung còn lại phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương; chủ động về các phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để ứng phó kịp thời với các tình huống diễn biến của dịch Covid-19 tại địa phương

4. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; ; tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học;

-Đẩy mạnh hoạt động của đội TNTPHCM; Thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong học sinh.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương, hội phụ huynh học sinh... để giáo dục học sinh tránh các tệ nạn xã hội, tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến xâm nhập vào nhà trường.

          5.  Tiếp tục  thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH; công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH; công văn số 352/PGDĐT ngày 15/7/2021; công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19; tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến và trực tiếp phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. (Đối với HS khối 6)

- Đối với HS khối 7,8,9  Tiếp tục thực hiện theo  kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH.

          - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; đánh giá học sinh trung học theo quy định; thực hiện tốt các điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến bảo đảm chất lượng, chínhxác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực, đúng năng lực của học sinh.

-  Tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức dạy học môn ngoại ngữ; tổ chức, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các sân chơi có giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ.

          6.Tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao trên cơ sở tự nguyện cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nội dung học tập của học sinh trung học;

          - Duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục, tập luyện và tổ chức thi đấu các môn thể thao nhằm phát triển thể lực toàn diện cho học sinh; triển khai dạy đủ các tiết học thể dục theo quy định;

7.  Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình; Thực hiện tốt việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí cốt cán các mô-đun triển khai Chương trình GDPT 2018 theo kế hoạch năm học gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.

- Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự  các lớp tập huấn của sở GD, phòng GD đầy đủ các nội dung.

- Bố trí cán bộ, GV làm công tác tư vấn tâm lí theo quy định tại thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 và công tác tư vấn xã hội theo hướng dẫn của ngành.

8.  Cáctổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục từng môn học, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

          - Riêng đối với lớp 6,  tiếp tục tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức trao đổi về tổ chức dạy học theo Chương trình GDPT 2018; đánh giá, tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế tại địa phương, cơ sở giáo dục.

9. Tiếp tục tham mưu với UBND phường để chuyên địa điểm trường góp phần duy trì nâng cao các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia sau 5 năm, giai đoạn 2016-2022.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện đón kiểm tra Kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn Quốc gia.

10. Tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Tham mưu kiện toàn, củng cố ban chỉ đạo PCGD, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hàng kỳ, hàng năm về tình trạng PCGD; tích cực huy động các đối tượng PCGD THCS ra lớp; hạn chế tình trạng học sinh bỏ học;

11. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm công bằng, minh bạch, gắn với hiệu quả công việc.

          - Tiếp tục xây dựng các bài giảng trực tuyến, phát triển học liệu điện tử để chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức dạy học trực tuyến và trực tiếp, ứng phó kịp thời với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, nhà trường.

- Thực hiện tốt việc khen thưởng, kỉ luật vì sự tiến bộ của học sinh; bảo đảm thực hiện đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho học sinh;

- Chú trọng việc khen thưởng các CBGVNV và học sinh đạt thành tích trong giảng dạy, học tập và các mặt hoạt động khác

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Ban giám hiệu;

- Lưu: Văn thư.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

  Tống Đức Hùng