Mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Thời gian gần đây, có vẻ các bạn sinh viên đang thực hiện rất nhiều bài nghiên cứu khoa học. MOSL đã nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề nghiên cứu khoa học. Hôm nay, MOSL xin giới thiệu cho các bạn cách xây dựng phần Mục tiêu nghiên cứu trong một bài nghiên cứu khoa học. Khi viết bất kì một bài nghiên cứu khoa học nào, các bạn cũng cần xây dựng phần Mục tiêu nghiên cứu phù hợp nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu hoặc giải quyết vấn đề nghiên cứu. Việc xây dựng Mục tiêu nghiên cứu phù hợp cũng giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết. Hãy cùng MOSL tìm hiểu rõ hơn về phần này nhé!

1/ Mục tiêu nghiên cứu khoa học là gì ?

Mục tiêu nghiên cứu là điều mà tác giả hướng tới sau khi hoàn thành bài nghiên cứu. Nó cũng là  mốc chuẩn để người nghiên cứu xây dựng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp

Việc xây dựng Mục tiêu nghiên cứu giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết để giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc thiết kế nghiên cứu bằng cách tổ chức mục tiêu nghiên cứu thành các phần hay các giai đoạn xác định.

Mục tiêu nghiên cứu thường được phân thành hai mức độ là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát thường là đích đến cuối cùng của nghiên cứu, nhằm giải quyết một hoặc nhiều vấn đề lớn, trên một diện tác động rộng hoặc nhằm mở ra một hướng mới trong nghiên cứu hoặc cung cấp dịch vụ y tế. Trong khi đó, mục tiêu cụ thể là những việc sẽ phải làm để đạt được đích đặt ra trong mục tiêu tổng quát.

Phần lớn nghiên cứu cấp cơ sở hoặc các đề tài tốt nghiệp các bạn thường chỉ có mục tiêu cụ thể.

5 nguyên tắc cực quan trọng khi viết Mục tiêu nghiên cứu khoa học mới nhất 2022 3

2/ Những yêu cầu của Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tốt phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Chúng phải bao quát các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu theo một trình tự logic và mạch lạc.
  • Được viết rõ ràng và chỉ rõ những gì sẽ được thực hiện ở đâu, khi nào và cho mục đích gì.
  • Các mục tiêu phải hợp lý với điều kiện thực tế và khả thi.
  • Các mục tiêu phải bắt đầu bằng các từ hành động nhất định và phải đạt được, chẳng hạn như: xác định, so sánh, kiểm tra, tính toán, mô tả,..

3/ 5 nguyên tắc khi xây dựng Mục tiêu nghiên cứu

Để xây dựng phần Mục tiêu nghiên cứu chuyên nghiệp và đầy đủ, các bạn cần đảm bảo các nguyên tắc SMART.

Nguyên tắc SMART thường được ứng dụng trong việc đề ra mục tiêu, nguyên tắc này đặc biệt phổ biến trong nghành quản trị, Mỗi chữ cái trong SMART tựa trưng cho một yếu tố. Cụ thể:.

  • S (Specific): Cụ thể và rõ ràng
  • M (Measurable): Đo, đếm được, lượng hóa được
  • A (Achievable): Khả thi
  • R (Reasonable): Hợp lý
  • T (Timely): Có phạm vi thời gian

5 nguyên tắc cực quan trọng khi viết Mục tiêu nghiên cứu khoa học mới nhất 2022 4

3.1 S (Specific): Cụ thể và rõ ràng

Các mục tiêu nên bắt đầu bằng động từ theo sau là tân ngữ (ai, cái gì) và trạng ngữ (thời gian, địa điểm), được viết rõ ràng và ngắn gọn, thể hiện tính cụ thể của nghiên cứu.

Khi xem xét bản phác thảo nghiên cứu và đánh giá nghiệm thu đề tài hoặc hội đồng nghiệm thu đề tài ai cũng chú ý đến tính logic của đề tài, kể cả mục đích nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu cũng cần thể hiện được tính logic và có sự liên quan đến tên đề tài cũng như giữa các mục tiêu nghiên cứu với nhau

3.2  M (Measurable) : Có thể đo lường được

Chúng ta không thể viết một mục tiêu chung chung, không thể hiện được số lượng hay mức độ cần đạt được. Nguyên tắc M là Mục tiêu nghiên cứu cần phải đo lường được. Điều này thể hiện qua việc thiết lập các con số, hoặc một mức độ rõ ràng với quy chuẩn chung.

Tính đo lường được trong các mục tiêu nghiên cứu khoa học được mở rộng như việc sử dụng (nhiều hay ít), hiệu quả sử dụng (nhiều hay xấu), tỷ lệ ( bao nhiêu phần trăm), Tần suất (bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian),…. Cần thêm các yếu tố này vào trong phần tân ngữ (viết về đối tượng nghiên cứu). 

Ví dụ:

  • “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Đại học Kinh tế khi học online năm 2021”.
  • “Đánh giá hiệu quả công tác giảng dạy tại tỉnh Đồng Nai vào quý II năm 2018”
  • …..

3.3. A (Achievable) : Khả thi

Việc đưa ra các mục tiêu nghiên cứu của đề tài khoa học thiếu tính khả thi, không thực hiện được sẽ khiến nghiên cứu khoa học không thể phát triển, hoàn thành và đạt được mục đích đề ra ban đầu. 

Để có thể thực hiện tốt nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần xác định được mục tiêu nghiên cứu là gì và làm sao để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đó.

Các bạn sinh viên nên tỉnh táo tránh các lỗi: Lỗi xây dựng mục tiêu quá hẹp, không cụ thể hóa được tên đề tài, không bao phủ được hết các nội dung nghiên cứu hay mục tiêu quá tham vọng trong khi nội dung và kết quả nghiên cứu chỉ có giới hạn , đề cương đặt mục tiêu quá lớn so với nguồn lực và khả năng thực tế là những lỗi cần phải tránh.

3.4 R (Reasonable) : Hợp lý

Mục tiêu chỉ được đặt ra trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Mục tiêu cũng có cơ sở pháp lý đó là phải theo các quy chế chuyên môn đã quy định, đúng thẩm quyền chuyên môn hoặc đúng phân tuyến kỹ thuật.

Bên cạnh đó, đạo đức trong nghiên cứu cũng là một tiêu chí cần phải chú ý. Có rất nhiều tiêu chí để thẩm định tính hợp lý của một đề cương nghiên cứu, song tiêu chí về đạo đức thì không được phép sai phạm, dù chỉ là sơ xuất rất nhỏ.

3.5 T (Timely) : Có thời gian quy định cụ thể. 

Thông thường, với các bài nghiên cứu khoa học xã hội, chúng ta nhất định phải đưa yếu tố thời gian vào bài. Vì những yếu tố liên quan đến khoa học xã hội thường xuyên thay đổi và có tính chất tùy thời điểm. Khác với các bài nghiên cứu mang tính học thuât, lâm sàng. Đây là những bài nghiên cứu nói về kiến thức khoa học, khái niệm nên có thể không đề cập đến yếu tố thời gian.

Việc xác định thời gian sẽ giúp các bạn tránh được việc mắc lỗi trong nguyên tắc A (Achievable) vì nó giúp các bạn thu hẹp đối tượng nghiên cứu, đảm bảo được tính khả thi cho bài nghiên cứu khoa học.

4. Kết luận

Phần Mục tiêu nghiên cứu là nội dung quan trọng đóng vai trò dẫn dắt toàn bộ bài nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng Mục tiêu nghiên cứu cần đảm bảo 5 nguyên tắc SMART. Hị vọng rằng thông qua bài viết này, MOSL đã giúp các bạn hiểu được Mục tiêu nghiên cứu và các nguyên tắc khi xây dựng phần này.

Ngoài ra, MOSL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ viết luận văn và thu thập, phân tích số liệu. Nếu trong quá trình học tập có khó khăn gì, các bạn đừng ngại liên hệ chúng mình qua số điện thoại 0707.33.9698 hoặc Mail:  | Fanpage: Mentor Of Số Liệu

Xem thêm: Cách xác định Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chuẩn 2022 cực đơn giản

Nghiên cứu khoa học

XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU,
         CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU


Mục đích nghiên cứu (research purpose)
        Nhằm mô tả một mục đích cụ thể hoặc định hướng nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu phải là xác định (identify), mô tả (describe), hoặc giải thích (explain) một tình trạng hoặc dự đoán giải pháp của một vấn đề. Mục đích nghiên cứu thường bao gồm biến số, quần thể, địa điểm nghiên cứu. Dựa vào mục đích nghiên cứu có thể cho biết được loại nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu (research objective)
Cần phải viết rõ ràng, súc tích, sử dụng thì hiện tại. Để rõ ràng, mục tiêu thường tập trung vào 1 hoặc 2 biến, xác định mối quan hệ hoặc liên quan giữa các biến hoặc để xác định sự khác biệt giữa 2 nhóm về biến nghiên cứu. Thông thường, mục đích sẽ được chia thành 2 đến 3 mục tiêu Ví dụ:

1) Xác định đặc điểm của biến X2) Mô tả biến X trong một quần thể cụ thể3) Đánh giá mối quan hệ giữa biến X và Y trong một quần thể cụ thể

4) Đánh giá sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 về biến X

Câu hỏi nghiên cứu (research questions):
Cần phải viết ngắn gọn, súc tích, ở thì hiện tại, bao gồm 1 biến hoặc nhiều hơn, tập trung vào mô tả biến, khám phá mối quan hệ giữa các biến, đánh giá sự khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu. Ví dụ:

1) Biến X được mô tả như thế nào trong quần thể cụ thể?2) Nhận thức gì về biến X trong quần thể cụ thể? 3) Biến X có mối tương quan với biến Y và Z không?

4) Có sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 về biến X không?

Giả thuyết nghiên cứu (hypothesis)

Dự kiến mối quan hệ giữa các biến trọng một quần thể xác định cụ thể. Giả thiết nghiên cứu như một lời giải thích rõ ràng cho vấn đề và mục đích nghiên cứu, hay là dự đoán những kết quả mong đợi/ kết quả nghiên cứu. Giả thiết nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, thu thập số liệu, phương pháp phân tích, giải thích kết quả.
Nguồn để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu:

• Quan sát hiện thượng• Phân tích học thuyết

• Tổng quan tài liệu

Các loại giả thiết nghiên cứu: Một nghiên cứu có thể có từ 1 đến 5 giả thiết hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào độ phức tạp của nghiên cứu. Loại giả thiết được lựa chọn dựa vào mục đích của nghiên cứu, bao gồm:

• Liên quan (Associative) – Nguyên nhân (Causal): Mối quan hệ được xác định trong giả thiết là liên quan hoặc nguyên nhân. Thể hiện mối quan hệ thuận nghịch hoặc quan hệ nhân quả giữa các biến. Giả thiết liên quan chỉ ra mối quan hệ giữa các biến, chứ không đề cập đến nguyên nhân ( biến độc lập) và hệ quả (biến phụ thuộc) như giả thiết nguyên nhân.

• Đơn giản (Simple) - Phức tạp (Complex): giả thiết đơn giản chỉ ra mối quan hệ (liên quan/ nguyên nhân) giữa 2 biến. Giả thiết phức tạp chỉ dự đoán mối quan hệ (liên quan/ nguyên nhân) giữa ba biến hoặc nhiều hơn.

• Định hướng (Directional) – Không định hướng (non-directional): giả thiết không định hướng chỉ ra một mối quan hệ tồn tại nhưng không dự đoán bản chất của mối quan hệ. Nếu hướng của mối quan hệ không rõ ràng trong thực hành lâm sàng hoặc tài liệu thực nghiệm thì nhà nghiên cứu không chỉ rõ bản chất mối quan hệ.

• Nghiên cứu (Research) - Không (null: không có ý nghĩa thống kê giữa 2 biến): Giả thuyết null (H0) hay còn gọi là giả thiết thống kê (statistical hypothesis) được sử dụng để kiểm tra thống kê và diễn giải kết quả thống kê. Thông thường giả thuyết null sẽ không được trình bày. Null hypothesis để chỉ ra không có mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. Giả thiết nghiên cứu hay còn gọi là giả thiết thay thế (alternative research- H1/ HA) , chỉ ra có quan mối hệ giữa các biến nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:
Burns, N., Grove, S.K.(1999). Understanding Nursing Research (2nd ed) . Philadelphia: WB. Saunders

 Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh