Kể về trò chơi Mèo đuổi chuột

Tuổi thơ ai đã từng nghiện những trò chơi như rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, thả chó, … thì chắc chắn không thể không biết đến trò chơi "mèo đuổi chuột". Đây là một trò chơi dân gian mang tính tập thể giúp các em học sinh thư giãn sau mỗi buổi học căng thẳng đồng thời tăng tính đoàn kết giữa những người chơi. Cùng ThuThuatPhanMem tìm hiểu cách chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột" nhé.

Kể về trò chơi Mèo đuổi chuột

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Đây là một trò chơi mang tính hoạt động tập thể cho nên số lượng người chơi không hạn chế, không phân biệt độ tuổi cũng như giới tính. Tuy nhiên nên chơi khi có 10 người trở lên, càng đông càng vui.

Về không gian chơi, trò chơi này yêu cầu người chơi phải vận động mạnh, rượt đuổi cùng số lượng người chơi lớn nên cần chọn những khu vực bằng phẳng, rộng rãi như sân trường, sân chơi, sân thể dục, bãi đất trống, …

2. Luật chơi

Chuột chạy, mèo mới bắt đầu đuổi bắt. Chuột chạy hang nào, mèo phải chạy theo hang đấy. Khi mèo bắt được chuột thì mèo thắng cuộc.

3. Cách chơi

Kể về trò chơi Mèo đuổi chuột

Những người tham gia chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để loại ra hai người. Hai người này sẽ tiếp tục oẳn tù tì để xác định ra một người thắng đóng vai mèo, người thua đóng vai chuột.

Sau khi đã tìm ra được mèo và chuột, mèo và chuột sẽ đứng quay lưng về phía nhau, cách nhau khoảng 1- 2m. Tất cả các thành viên tham gia trò chơi sẽ đứng cạnh nhau tạo thành vòng tròn khép kín bao quanh mèo và chuột, tay nắm chặt tay.

Khi có hiệu lệnh "bắt đầu", chuột nhanh chóng chạy còn mèo sẽ đuổi theo chuột. Chuột sẽ luồn lánh qua các "hang", là khoảng trống dưới các cánh tay của người chơi. Khi chuột chạy qua "hang" nào mèo cũng phải chạy vào "hang" đó.

Những người chơi còn lại sẽ vừa đứng hát bài đồng dao, vừa tìm cách giúp đỡ chuột, giúp chuột thoát khỏi sự đuổi bắt của mèo bằng cách: Khi chuột chạy đến hang nào, các bạn ở đó sẽ giơ cao tay lên để chuột nhanh chóng chạy qua. Khi mèo chạy đến đó, người chơi nhanh chóng hạ tay xuống gây khó khăn cho mèo, giúp chuột có nhiều thời gian hơn.

Kể về trò chơi Mèo đuổi chuột

Khi bài hát kết thúc, người chơi sẽ đồng loạt ngồi thụp xuống. Nếu trong ván chơi, mèo không bắt được chuột thì mèo sẽ thua, ngược lại là chuột thua. Nếu chuột thua, hai người sẽ đổi vai cho nhau và lại tiếp tục, cũng có thể chọn ra một người chơi mới hoặc chọn hai người chơi mới để tiếp tục ván chơi mới.
Ngoài ra, ở một số nơi còn quy định, khi kết thúc ván chơi, nếu mèo và chuột cùng ở một phía (cùng trong vòng, cùng ngoài vòng) thì mèo cũng được cho là thắng.

4. Nội dung bài hát Mèo đuổi chuột

"Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Chốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột
Lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo
Bắt mèo hóa chuột."

Đây là một trò chơi phù hợp để tổ chức trong các hoạt động ngoài trời, các giờ ra chơi trong tất cả các cấp bậc, góp phần tạo ra không khí vui vẻ, náo nhiệt và tính đoàn kết giữa những người chơi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người chơi, không nên chơi ở các khu vực sát lề đường, ao hồ, sông suối, có nhiều chướng ngại vật.

Chúc các bạn có những phút giây vui chơi lành mạnh, vui vẻ!!!

Kể về trò chơi Mèo đuổi chuột

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC

Giáo án thể chất trò chơi mèo đuổi chuột, giáo án trò chơi mèo đuổi chuột, giáo án dạy trò chơi mèo đuổi chuột, giáo án thể dục trò chơi mèo đuổi chuột, giáo án đây trò chơi mèo đuổi chuột, giáo án trò chơi dân gian mèo đuổi chuột, soạn giáo án trò chơi mèo đuổi chuột

Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột

Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi

Ngày soạn giáo án:

Ngày dạy:

Thời gian: 15-20 phút

Người thực hiện:

Đơn vị:

Kể về trò chơi Mèo đuổi chuột

1. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên của trò chơi, biết cách chơi, luật chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”, thuộc lời bài đồng dao “Mèo đuổi chuột”.

2. Kỹ năng

– Rèn kỹ năngquan sát, chú ý có chủ định của trẻ.

– Phát triển tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Rèn tính kiên trì, có ý thức tổ chức trong khi chơi.

3. Thái độ

– Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, thích chơi các trò chơi dân gian.

– Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, thân thiện, hợp tác với bạn khi tham gia chơi.

II.Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

– Câu đố về con mèo.

– Nhạc bài hát “Con mèo con chuột”.

2. Đồ dùng của trẻ

– Mũ chuột và mũ mèo

– Trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết

3. Địa điểm: Trong lớp hay ngoài sân

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức- gây hứng thú

– Nghe tin các bạn lớp 4 tuổi D chăm ngoan và học giỏi nên cô đã đến dự với các con một tiết học các con có đồng ý không?

– Các con hãy dùng trí thông minh của mình để giải câu đố của cô nhé!

Con gì tai thính mắt tinh

Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua

đó là con gì?

– Đúng rồi, đó là con mèo đấy.

– Con mèo được nuôi ở đâu?

– Con mèo kêu như thế nào?

(Cho trẻ bắt chước tiếng mèo kêu!)

– Con mèo thích làm gì?

Đúng rồi con mèo thích bắt chuột đấy!

Có một trò chơi dân gian rất hay nói về chú mèo đuổi bắt chú chuột. Trò chơi có lời đồng dao vui nhộn khi chơi các con phải chạy nhanh làm cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

2. Nội dung

– Giới thiệu tên trò chơi: “Mèo đuổi chuột”

– Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi:

Cách chơi: Các con đứng thành vòng tròn rộng và giơ tay lên cao để làm hang. Cô sẽ chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Mèo và chuột sẽ đứng quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh “ Đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để chốn mèo. Mèo phải nhanh chân đuổi để bắt chuột. Khi thực hiện trò chơi thì các con đọc lời ca của bài đồng dao “Mèo đuổi chuột”:

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Chạy vội chạy mau

Mèo đuổi đằng sau

Chốn đâu cho thoát

Thế rồi chú chuột

Lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo

Bắt mèo hóa chuột.

Khi lời ca kết thúc thì các bạn ngồi thụp xuống để cụp mèo và chuột, lượt chơi kết thúc và sẽ đổi bạn chơi.

+ Luật chơi: Chuột chạy hang nào thì mèo chạy hang đó nếu mèo không chạy đúng hang của chuột đã chạy thì mèo thua;Khichưa đọc hết bài đồng dao mà mèo bắt được chuột thì chuột thua cuộc; còn khi đã đọc hết bài đồng dao mà mèo không bắt đươc chuột là mèo thua cuộc.Các bạn bị thua cuộc sẽ phải hát một bài hát.

Các con đã rõ luật chơi và cách chơi chưa?

– Cô và trẻ cùng đọc lời bài đồng dao 1 lần.

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Chạy vội chạy mau

Mèo đuổi đằng sau

Chốn đâu cho thoát

Thế rồi chú chuột

Lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo

Bắt mèo hóa chuột.

– Cô chơi mẫu cùng một số trẻ.

+ Sau khi chơi xong cô nhận xét về cách chơi.

– Cho trẻ chơi thử 1 lần.

– Tổ chức cho trẻ chơi:

+ Cô giáo dục trẻ trước khi chơi: Khi tham gia chơi các con chú ý chơi đoàn kết, thân thiện, hợp tác với bạn để trò chơi vui hơn nhé!

+ Cho trẻ chơi các hình thức khác nhau.

+Chơi theo tổ (2 tổ).

+ Cả lớp (2-3 lần).

Cô bao quát hướng dẫn, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi.

– Các con vừa được chơi trò chơi gì?

=> Các con vừa được chơi trò chơi “Mèo đuôi chuột” các con cảm thấy thế nào?

-GD: Các con ạ các trò chơi dân gian rất vui nhộn và gần gũi với cuộc sống hàng hàng của chúng mình đấy. Vì vậy các con phải yêu thích trò chơi dân gian, thường xuyên tự tổ chức trò chơi với bạn để cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh nhé.

3. Kết thúc

– Cho trẻ hát “con mèo con chuột” và đi ra ngoài.

Kết thúc hoạt động

 

– Có ạ.

– Vâng ạ.

– Con mèo ạ.

– Trong gia đình ạ!

– Meo meo.

– Trẻ bắt chước tiếng mèo kêu.

– Thích bắt chuột.

– Trẻ lắng nghe.

– Chú ý lắng nghe

– Trẻ lắng nghe.

– Rồi ạ.

– Trẻ đọc lời đồng dao.

-Trẻ chơi cùng cô

– Trẻ chơi thử.

– Trẻ chơi theo tổ.

– Trẻ chơi cả lớp 2-3 lần.

– Trò chơi mèo đuổi chuột ạ.

– Rất vui ạ

– Trẻ lắng nghe.

Vâng ạ.

– Trẻ hát.

Xem thêm: Thuyết minh và hướng dẫn trò chơi mèo đuổi chuột mầm non