Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng

Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng
Tổng hợp những kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên

Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên luôn thuộc top những vị trí được tuyển dụng nhiều nhất tại các ngân hàng với mức đãi ngộ hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở. Vậy giao dịch viên cần có những kỹ năng gì và đâu là những kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên? Nếu muốn trở thành giao dịch viên ngân hàng cần chuẩn bị những gì? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Blog TopCV nhé!

Giao dịch viên ngân hàng là gì?

Giao dịch viên là những người làm việc tại quầy giao dịch của các ngân hàng, có nhiệm vụ xử lý những yêu cầu của khách hàng, giải quyết sự cố dịch vụ, giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm của ngân hàng như: mở tài khoản, làm thẻ ATM, thẻ debit, tư vấn mở thẻ thanh toán quốc tế và tín dụng, gửi tiết kiệm và quản lý các tài khoản tiền gửi, đăng ký dịch vụ SMS banking, internet banking, xác minh và cung cấp lại mã PIN thẻ, mật khẩu tài khoản internet banking, thực hiện các lệnh chuyển tiền, lệnh thanh toán, thu chi tiền mặt, thu đổi các ngoại tệ theo tỷ giá, chi trả kiều hối,…

Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng
Giao dịch viên ngân hàng là gì?

Thuộc bộ phận front – office, cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng. Do đó giao dịch viên được coi là bộ mặt và là bộ phận vô cùng quan trọng của mỗi ngân hàng

>>>> Tham khảo: Mô tả chi tiết công việc của giao dịch viên ngân hàng

3 kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên ngân hàng

Ngoài kiến thức và trình độ nghiệp vụ chuyên môn ngành tài chính – ngân hàng, kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên bao gồm những gì?

Kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, và cũng là bộ phận trực tiếp xử lý yêu cầu dịch vụ, giải đáp thắc mắc cho khách hàng, do đó kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng được coi là kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên

Giao dịch viên có nhiệm vụ lắng nghe các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng, từ đó áp dụng các nghiệp vụ chuyên môn để giải quyết vấn đề, hướng dẫn, tư vấn khách hàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp. Do đó, người làm giao dịch viên cần phải có thái độ tận tâm, nhẹ nhàng, khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi tới các tại quầy giao dịch.

Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng
3 kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên ngân hàng

Kỹ năng tra cứu thông tin và xử lý vấn đề

Giao dịch viên phải làm việc với một khối lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ, do đó kỹ năng tra cứu và tổng hợp thông tin là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên ngân hàng. Ngoài ra, kỹ năng xử lý vấn đề cũng là yêu cầu cần thiết, bởi họ là người trực tiếp xử lý những yêu cầu, rắc rối phát sinh trong quá trình sử dụng của khách hàng. Những sự cố như quên mã PIN, bị khóa thẻ, không nhớ chữ ký giao dịch,… là những cực ố thường xuyên xảy ra với khách hàng, đòi hỏi giao dịch viên cần biết cách xử lý thành thạo, đúng quy trình, giúp khách hàng xử lý vấn đề một cách tốt nhất

Kỹ năng làm việc nhóm

Giao dịch viên là người tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng, do đó cần phải phối hợp chặt chẽ vơi các bộ phận trong ngân hàng như bộ phận thẻ, bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tín dụng và thẩm định vay,… để cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

Ngân hàng là một định chế tài chính lớn, phức tạp gồm rất nhiều nghiệp vụ chuyên môn. Các bộ phận trong ngân hàng có mối liên kết chặt chẽ với nhau và do đó, kỹ năng team work (làm việc nhóm) là kỹ năng rất quan trọng mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Tổng hợp kinh nghiệm thi tuyển giao dịch viên ngân hàng

Nếu bạn muốn apply vào vị trí giao dịch viên tại ngân hàng, hãy bắt đầu từ việc viết CV. Bạn có thể tìm các mẫu CV giao dịch viên ngân hàng của TopCV cũng như tham khảo bí quyết viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng dễ pass để có một CV chuyên nghiệp và ấn tượng.

Ngoài bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng thông thường, bạn có thể đọc thêm kinh nghiệm phỏng vấn vị trí giao dịch viên ngân hàng để biết thêm cách trả lời những câu hỏi tình huống dành riêng cho vị trí GDV. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng lại có cách thi tuyển khác nhau, do đó ngoài những câu hỏi thông thường, bạn hãy tham khảo thêm một số bài viết sau để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn nhé

Tìm việc giao dịch viên ngân hàng ở đâu uy tín?

Các ngân hàng thường mở đợt tuyển dụng vị trí giao dịch viên ngân hàng từ 1-2 lần/ năm. Để không bỏ lỡ bất cứ đợt tuyển dụng giao dịch viên nào, hãy theo dõi TopCV – kênh tuyển dụng uy tín được nhiều ngân hàng lớn đánh giá cao. Truy cập vào TopCV để tìm kiếm ngay thông tin về những vị trí giao dịch viên đang tuyển nhé!

Mong rằng, thông qua bài viết TOP 3 kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên ngân hàng, bạn đã có thểm sự chuẩn bị tốt nhất cho vông việc giao dịch viên của mình trong tương lai. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí giao dịch viên tại các ngân hàng HOT nhất nhé!

Các kỹ năng cần thiết của người Giao dịch viên ngân hàng giỏi

Giao dịch viên hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Với nhiều khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân, giao dịch viên là tấm gương phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng. à Giao dịch viên đại diện cho hình ảnh của Ngân hàng đó (PR)

Khách hàng  cần nhanh chóng và chính xác, cẩn thần, đó là yêu cầu đầu tiên. Vì thế là nhân viên giao dịch đồng nghĩa phải thực sự nhanh nhẹn hoạt bát và chính xác, cộng thêm tài ăn nói dễ nghe và một nụ cười luôn trực sẵn trên môi. Như vậy, Giao dịch viên đóng vai 1 nhân viên bán hàng, chăm sóc KH trực tiếp (SALE)

Hiện nay hoạt động của ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, để thu hút khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ, một lời giải quan trọng trong bài toán cạnh tranh chính là việc sử dụng cẩm nang văn hóa kinh doanh, trong đó có phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng.

Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên ngân hàng phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Một sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và ngược lại hình ảnh đẹp về một ngân hàng sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên giao dịch làm hài lòng khách hàng.

Ðến một phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Ngoại thương trên đường Hàng Trống (Hà Nội) có thể cảm nhận nền nếp quy củ và thân thiện của phòng giao dịch này. Trên tuyến phố này còn có nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng khác, song lượng khách ra vào phòng giao dịch này đông thường xuyên. Ðiều có thể cảm nhận là khách hàng đến đây phần lớn là khách hàng lâu năm và quen thuộc. Một nhân viên giao dịch ở đây đã nhiều lần gọi khách hàng nhận lại tiền để quên trên quầy. Sự thật thà, chân tình, chu đáo đã khiến chị được nhiều khách hàng yêu mến.Một cán bộ ngân hàng tâm sự, kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng rất cần đến văn hóa ứng xử để thành công. Văn hóa kinh doanh chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững ở mỗi chi nhánh ngân hàng khi từng cán bộ nhân viên ngân hàng thấu hiểu được bản chất của nó, còn nhà quản trị ngân hàng cụ thể hóa thành các chuẩn mực, đồng thời có các biện pháp giáo dục, đào tạo và khuyến khích mọi người thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác. Văn hóa kinh doanh là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi ngân hàng, liên kết các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Tuy văn hóa kinh doanh không thể thay thế các nguồn lực khác của ngân hàng như vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực… nhưng nó lại có thể tạo ra môi trường và cách thức để phát huy cao nhất hiệu quả các nguồn lực trên. Thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, không những hình ảnh ngân hàng trong tiềm thức khách hàng sẽ ngày càng đẹp hơn mà nó chính là cơ hội để mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động hoàn thiện mình.

Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng

Giám đốc Trường đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam Nguyễn Thị Mùi cho rằng: Văn hóa không phải như quy chế, nội quy lao động mà mỗi CBNV ngân hàng bắt buộc phải thực hiện. Ðể kinh doanh có văn hóa ở mọi nơi, mọi lúc, cần hơn sự tuyên truyền giáo dục, vận động CBNV, trang bị cho họ những kiến thức, giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu sâu sắc ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện văn hóa kinh doanh trong từng hoạt động ngân hàng. Từ nhận thức, chuyển biến thành hành động, dần trở thành phổ biến và đi vào nền nếp. Khi đó văn hóa trở thành một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Giao dịch viên hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Với nhiều khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân, giao dịch viên là tấm gương phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.

Tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua tốc độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên. Vì vậy, việc nâng cao giá trị ngân hàng, xây dựng thương hiệu hoàn toàn có thể bắt đầu bằng việc đào tạo đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp.

Các kỹ năng mềm cần có cho 1 GDV:  

  1. Có kỹ năng giao tiếp trực diện và qua điện thoại ( giao tiếp căn bản)
  2. Có kỹ năng chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại của khách ( xử lý tình huống, Giải quyết vấn đề, ra quyết định)
  3. Có kỹ năng bán hàng và bán chéo ( Kỹ năng bán hàng)
  4. Kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork)
  5. Kỹ năng xây dựng hình ảnh văn hóa Doanh nghiệp cho Ngân hàng mình
  6. Yêu nghề và yêu quý tổ chức, dịch vụ với tâm huyết mỗi ngày phục vụ tốt hơn, thuận tiện hơn cho KH

Chuẩn bị các kiến thức cần có cho 1 GDV:

  1.  Biết về vai trò và hoạt động của 1 ngân hàng thương mại hiện đại
  2. Học thuộc các chính sách về khách hàng, dịch vụ của NH mình
  3. Có kỹ năng giao tiếp trực diện và qua điện thoại
  4. Có kỹ năng chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại của khách (Cái này có quy định, hướng dẫn của NH, cứ vào làm họ sẽ training )
  5. Hiểu về các sản phẩm huy động, thanh toán và giao dịch của NH mình & NHTM nói chung
  6. Có kỹ năng bán hàng và bán chéo
  7. Hiểu về luật chống rửa tiền, phân biệt tiền thật tiền giả (Cần thiết)
  8. Kỹ năng làm việc theo nhóm

Kiến thức cần có của giao dịch viên ngân hàng

————

Những bạn nào là Sinh viên năm 3, 4 hoặc vừa mới tốt nghiệp chưa phải học viên Future Bankers muốn được hỗ trợ cơ hội việc làm/ thực tập tại Ngân hàng, muốn học nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vui lòng liên hệ với BTCI, theo thông tin liên hệ: Tầng 9, tòa nhà Gelex Tower, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline VP HN:  0967 067 839


Hotline VP HCM: 0967 067 839 Fanpage chính thức Viện Nhân Lực Ngân Hàng Tài Chính BTCI:

      https://www.facebook.com/VienNhanLucNHTC

Fanpage chính thức FutureBankers:

      https://www.facebook.com/FutureBankers.vn