Kinh nghiệm đi xin điểm

Phỏng vấn là một trong những vòng quan trọng quyết định xem bạn có được chọn là người phù hợp với công ty hay không. Dưới đây là những chia sẻ quý báu về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc để bạn dễ dàng ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng.

Phỏng vấn cũng là cơ hội để trao đổi công việc để các ứng viên có thể thể hiện được năng lực và kỹ năng của bản thân. Bước qua vòng lọc CV bạn sẽ tiếp tục đến vòng vô cùng quan trọng, đó chính là vòng phỏng vấn. Nếu phù hợp bạn sẽ được chọn vào làm việc hay không.

Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức về những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời chinh phục bất kỳ nhà tuyển dụng khó tính nào.

Thực tế thì mỗi nhà tuyển dụng lại có những cách phỏng vấn ứng viên khác nhau nên không có toàn bộ câu hỏi phỏng vấn chung nào. Tùy vào hoàn cảnh phỏng vấn để chúng ta thể hiện bản thân sao cho phù hợp nhất. Có một vài những câu hỏi thường gặp nhất dưới đây các bạn có thể suy nghĩ tập trả lời trước.

Kinh nghiệm đi xin điểm

Một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn

Nội dung tóm tắt

  • Những câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn xin việc
    • Hãy nói về bản thân bạn
    • Điểm yếu của bạn là gì?
    • Điểm mạnh của bạn là gì?
    • Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
    • Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?
    • Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
    • Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
    • Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
  • Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc
    • Trang phục nghiêm túc
    • Thái độ
    • Tạo sự chủ động trong cuộc trao đổi

Những câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn xin việc

Hãy nói về bản thân bạn

Cách trả lời: Với câu hỏi này bạn chỉ cần giới thiệu sơ qua thông tin bản thân, câu hỏi này để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài thông tin cơ bản như họ tên, quê quán, tuổi tác thì bạn có thể giới thiệu cá tính, sở trường trong công việc, trường lớp. Về sự phù hợp với công ty cũng như với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.Thay vì chỉ nói tới những vấn đề cá nhân hãy gắn những thông tin đó với công việc.

Những điều bạn cần trình bày khi được hỏi câu hỏi này như:

  • Họ và tên
  • Quá trình học tập và làm việc.
  • Chuyên môn
  • Nói sơ qua về sở trường và sở thích

Điểm yếu của bạn là gì?

  • Cách trả lời: Với câu hỏi phỏng vấn này những câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm mạnh thành điểm yếu. Đừng vội vàng liệt kê những điểm yếu của mình, cũng đừng khẳng định 100% rằng bạn không có điểm yếu nào. Tốt nhất là chuẩn bị một vài điểm yếu nhưng nó lại là chi tiết nhỏ trong thế mạnh. Như tôi biết cách làm việc tốt nhưng lại không giỏi thể hiện bên ngoài ăn nói.

Điểm mạnh của bạn là gì?

  • Đối với câu hỏi này bạn hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn phải gắn bó với những công việc mà bạn đang phỏng vấn. Đó có thể là những điểm mạnh thực sự và thuyết phục nhà tuyển dụng về chuyên môn hoặc tính cách.

Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất. Bạn hãy hướng theo hướng tích cực như muốn thử thách trong môi trường mới, muốn phát triển bản thân hơn nữa, muốn theo đuổi đam mê. Đừng bao giờ nói xấu sếp hay công ty cũ vì nói sẽ làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?

Khi bạn đi phỏng vấn tìm việc và bắt gặp những câu hỏi dạng này bạn nên tránh những câu trả lời dạng như em không có mong muốn gì cả hoặc hiện tại em chưa có mong muốn gì. Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi phỏng vấn này để xem liệu công ty có đáp ứng được mong muốn của bạn hay không và xem bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Bạn có thể trả lời là bạn mong muốn được áp dụng những kỹ năng của mình vào để hoàn thành những nhiệm vụ được công ty giao.

Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi những câu hỏi phỏng vấn xin việc này là để xem bạn tìm hiểu rõ về công ty tới đâu và có quan tâm tới vị trí công việc hay không. Với dạng câu hỏi này bạn cần tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí mà bạn đang ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn. Cách trả lời phỏng vấn hay là nêu ra những ưu điểm của công ty như công ty gần với nhà bạn, thuận tiện đi lại, công ty có môi trường làm việc trẻ, nhiệt huyết, năng động, có điều kiện thăng tiến xa

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Có thể nói đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc rất phổ biến. Mỗi người có một mong muốn khác nhau, bạn nên chuẩn bị câu trả lời sẵn cho mình. Để hài hòa bạn hãy khéo léo đưa ra cách trả lời phỏng vấn hay với một mức lương phù hợp nhất. Vì nếu bạn đưa ra một mức lương quá cao thì nhà tuyển dụng có thể thấy khó đáp ứng được. Còn nếu như bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn này với một mức lương quá thấp thì khả năng sẽ bị thiệt vì công sức nhiều mà mức lương không cân xứng. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng có thể trình độ của bạn không cao, bạn chưa tự tin vào bản thân.

Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?

Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty trước khi đến phỏng vấn từ sản phẩm, dịch vụ

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

Ngoài việc chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn thì bạn cũng cần chuẩn bị một vài công việc nho nhỏ như:

Trang phục nghiêm túc

Trang phục và hình thức bên ngoài là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo nên ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì thế khi tham gia buổi phỏng vấn muốn đầu xuôi đuôi lọt bạn nên nhớ hãy ăn mặc thật nghiêm túc và chứng tỏ bạn tôn trọng người phỏng vấn cũng như văn hóa doanh nghiệp.

Kinh nghiệm đi xin điểm

Trang phục công sở là lựa chọn hoàn hảo cho buổi phỏng vấn

Không nên mặc áo phông, quần short hay chân váy quá ngắn tới phỏng vấn. Hãy chuẩn bị cho mình ngoại hình tươm tất và trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn. Tốt nhất có thể áo sơ mi phối quần âu hoặc nếu là váy thì cần có tay và dài qua gối. Ấn tượng tượng đầu tiên nó cũng quyết định một phần sự thành công của bạn trong buổi tuyển dụng.

Nếu bạn mặc một chiếc một chiếc áo vest thì nên mặc áo sơ mi bên trong, không nên mặc áo không cổ. Bạn cũng có thể chọn một chiếc váy liền thân để mặc đi phỏng vấn nhưng phải lưu ý độ dài của váy cho phù hợp.

Với giày, nên chọn một đôi giày có màu sắc phù hợp, độ cao phù hợp, không cao quá. Bạn nên mang theo một chiếc túi xách vừa phải để đựng những vật dụng cần thiết. Tóc buộc gọn gàng, trang điểm nhẹ nhàng và không nên sử dụng nước hoa vì có nhiều người bị dị ứng cả với các mùi nhẹ. Sự chỉn chu trong phong cách ăn mặc sẽ giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn tuyển dụng và cả trong các công việc khác. Việc chuẩn bị trang phục phỏng vấn tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề khá đau đầu với nhiều người.

Thái độ

Thái độ hơn trình độ bởi vậy nó quyết định sự thành công của bạn trong buổi phỏng vấn. Hãy thể hiện sự tự tin, chân thành và nghiêm túc trong các câu hỏi và trả lời của nhà tuyển dụng. Không nên vòng vo úp mở mà hãy đi thẳng vào vấn đề. Chúng ta coi trọng cuộc phỏng vấn nhưng cũng không quá áp lực mà hãy thoải mái trong tầm kiểm soát và hoàn thành nó một cách thật nhẹ nhàng.

Tạo sự chủ động trong cuộc trao đổi

Phỏng vấn không phải là buổi tra hỏi, thế nên hãy tương tác với nhà tuyển dụng. Bạn có thể đặt câu hỏi cho người phỏng vấn để bạn tìm hiểu công việc, doanh nghiệp có thực sự phù hợp với mình hay không. Sự chủ động cũng giúp không khí bớt căng thẳng và thoải mái hơn. Hãy chủ động hỏi lại nhà tuyển dụng những vấn đề liên quan tới công việc. Khi gặp một câu hỏi khó bạn đừng vội nói tôi không biết, tôi không làm được mà hãy trả lời khôn khéo hơn như tôi chưa tìm hiểu, tôi sẽ tìm hiểu thêmchứng tỏ bạn thực sự nghiêm túc, có sự tìm tòi học hỏi.

Bạn đừng quên trong buổi phỏng vấn xin việc hỏi thêm thông tin về một số quyền lợi liên quan như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để biết rõ hơn về những gì mình sẽ được hưởng.

Ghi nhớ một số tips sau đây:

  • Bạn hãy ghi điểm bằng cách trở thành người chủ động nếu nhà tuyển dụng không bắt chuyện trước,
  • Hãy coi buổi phỏng vấn là một cuộc đối thoại, trò chuyện.
  • Khi được hỏi, hãy trả lời lại tự nhiên, nhưng vẫn giữ thái độ nghiêm túc
  • Hãy cười thật tươi, như nói về một chuyện vừa xảy ra với bạn ở bên ngoài chẳng hạn.
  • Không than thở quá nhiều về những công việc đã trải qua trước đó.

ShareTweetPin