Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép

Nhân viên bán hàng giày dép là một việc làm phổ biến, có nhu cầu tuyển dụng nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn và nơi tập trung nhiều dân cư. Khi ứng tuyển vị trí việc làm này nhà tuyển dụng không yêu cầu nhiều kinh nghiệm nên phù hợp với nhiều đối tượng đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Nếu bạn yêu thích vị trí việc làm nhân viên bán giày dép có thể tham khảo nội dung bài viết sau đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Khái quát đôi chút về nhân viên bán giày dép

Nhân viên bán giày dép là người quan trọng trong quá trình thúc đẩy doanh thu và sự phát triển của các doanh nghiệp. Người nhân viên bán hàng giày dép là người trực tiếp làm việc với khách hàng, tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời tại cửa hàng. Người nhân viên bán giày dép cũng là người đại diện cho cửa hàng, công ty mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và điều quan trọng nhất là nhân viên bán hàng giày dép cần phải chốt được đơn hàng và bán hàng.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép
Khái quát đôi chút về nhân viên bán giày dép

Trên đây là đối chút thông tin về việc làm nhân viên bán giày dép, để hiểu hơn về vị trí việc làm này bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc sau đây.

Nhân viên bán giày dép sẽ làm việc tại các cửa hàng và dưới đây là những công việc, nhiệm vụ chính của nhân viên bán hàng giày dép bạn có thể tham khảo.

2.1. Trưng bày và sắp xếp hàng hóa

Công việc đầu tiên của nhân viên bán hàng giày dép phải nói đến đó chính là công việc trưng bày và sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng. Với công việc này người bán hàng sẽ thực hiện những công việc cụ thể sau đây.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép
Trưng bày và sắp xếp hàng hóa

- Đưa ra những mẫu mã giày dép mới để sắp xếp lên kệ sao cho đẹp, thu hút khách.

- Sắp xếp giày, dép theo từng loại, từng chủ đề để tạo điểm nhấn cho cửa hàng.

- Lấy giày theo yêu cầu của khách hàng.

- Sắp xếp lại các đôi giày khách thử:

- Các đôi giày trong kho cần phải được xử lý méo mó trước khi đưa cho khách thử hoặc trước khi sắp xếp lên kệ.

- Thường xuyên thay đổi vị trí sắp xếp các đôi giày, phong cách trang trí của gian hàng để tạo nhiều điểm hấp dẫn và thu hút.

Đây là những công việc mà người nhân viên bán hàng giày dép thực hiện khi ít khách hoặc ít khác, đầu mỗi giờ làm việc. Bên cạnh những công việc này thì người bán hàng còn thực hiện công việc qua trọng là bán hàng trực tiếp tại cửa hàng. Cụ thể như sau.

2.2. Bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng

- Khi có khách hàng đến cửa hàng xem giày dép thì nhiệm vụ của nhân viên bán hàng chính là mở cửa, chào khách hàng và tư vấn khách hàng để khách hàng lựa chọn được giày dép phù hợp.

- Đưa ra các chương trình khuyến mại cho khách hàng lựa chọn.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép
Trưng bày và sắp xếp hàng hóa

- Hỗ trợ khách hàng chọn mẫu, thử mẫu và lấy sz phù hợp.

2.3. Tư vấn và chăm sóc khách hàng

- Ngoài việc tư vấn và chăm sóc khách hàng trực tiếp tại cửa hàng thì những người nhân viên bán hàng giày dép còn thực hiện công việc chăm sóc và tư vấn khách hàng qua face của cửa hàng.

Trả lời những câu hỏi và thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm của cửa hàng.

2.4. Thực hiện các yêu cầu cửa hàng trưởng

Ngoài những công việc chính ở trên thì người nhân viên bán giày dép còn thực hiện các yêu cầu của cửa hàng trường như hỗ trợ kho lấy hàng, hỗ trợ thu ngân thu tiền hoặc thực hiện một số công việc khác.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép
Thực hiện các yêu cầu cửa hàng trưởng

Nhìn chung công việc của nhân viên bán hàng không đòi hỏi nhiều về trình độ những để bán được hàng và tạo ấn tượng tốt với khách hàng thì ứng viên cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Dưới đây là một số yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra khi đăng tin tuyển dụng, bạn có thể tham khảo.

3. Yêu cầu khi ứng tuyển nhân viên bán hàng giày dép

Yêu cầu về ngoại hình: Nhân viên bán hàng giày dép cần có ngoại hình ưa nhìn, khuôn mặt sáng và có tuổi đời từ 18 đến 35 tuổi.

Yêu cầu về mặt kỹ năng: Ưu tiên những ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, không nói ngọng, không nói giọng địa phương.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép
Yêu cầu khi ứng tuyển nhân viên bán hàng giày dép

Những ứng viên có kinh nghiệm bán hàng, đặc biệt là những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giày dép được ưu tiên.

Yêu cầu về bằng cấp: Ứng viên tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên.

4. Quyền lợi và mức lương được hưởng

Việc làm nhân viên bán giày dép là một việc làm phổ biến, không có nhiều yêu cầu những về mức lương và quyền lợi mà nhân viên nhận được cũng rất hấp dẫn. Cụ thể như sau.

Nhân viên bán hàng giày dép nhận được mức lương trong khoảng từ 5 triệu đến 7 triệu lương cứng. Ngoài lương cứng thì người lao động còn nhận được tiền hoa hồng, tiền doanh thu… Nhìn chung lương mà người nhân viên bán hàng giày dép nhân được so với mặt bằng lương chung được đánh giá là cao. Ngoài mức lương người lao động còn nhận được rất nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác như.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép
 Quyền lợi và mức lương được hưởng

Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có điều kiện làm việc tốt.

Được mua các sản phẩm của cửa hàng với giá ưu đãi.

Được đóng đầy đủ bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Được hưởng lương tháng 13, các ngày lễ tết được tặng quà, nếu đi làm sẽ được nhận lương theo quy định.

Công ty còn đào tạo cho bạn kỹ năng bán hàng, nắm bắt tâm lý để có thể chốt được nhiều đơn hàng. Như vậy có thể thấy việc làm nhân viên bán hàng có quyền lợi và mức lương hấp dẫn nên thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia. Nếu bạn yêu thích công việc này có thể tham khảo cách tìm kiếm việc làm sau.

5. Hướng dẫn tìm kiếm việc làm nhân viên bán giày dép

Nhân viên bán hàng giày dép là việc làm phổ biến có nhu cầu tuyển dụng nhiều, ứng viên dễ dàng tìm kiếm việc làm này trên các hội nhóm, trên facebook, zalo hay tìm kiếm việc làm qua người thân. Có rất nhiều cách tìm kiếm việc làm nhân viên bán giày dép cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên để quá trình tìm kiếm việc làm trở nên chuyên nghiệp và có được nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn thì ứng viên nên lựa chọn cho mình cách hay nhất và được nhiều người lựa chọn.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép
Hướng dẫn tìm kiếm việc làm nhân viên bán giày dép

Ứng viên có thể tìm kiếm việc làm nhân viên bán hàng giày dép bằng cách truy cập vào trang timviec365.vn thực hiện nhập thông tin về vị trí việc làm bạn muốn tìm kiếm, địa chỉ làm việc sau đó click vào ô tìm kiếm bạn sẽ có ngày rất nhiều tin tuyển dụng để lựa chọn.

Đây là cách tìm kiếm việc làm được đánh giá là đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Có rất nhiều công ty doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng trên trang nên hằng này có rất nhiều tin tuyển dụng để bạn lựa chọn. Việc của bạn chỉ cần chuẩn bị một hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, bạn có thể tải các mẫu CV xin việc ngày trên trang để có được những CV xin việc đúng chuẩn.

Sau khi tải về bạn hoàn thiện nội dung và gửi đến nhà tuyển dụng. Chắc chắn với những bản CV xin việc chuyên nghiệp trên trang sẽ giúp bạn ghi điểm và có được một tấm vé vào vòng phỏng vấn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc làm nhân viên bán giày dép. Chúc các bạn sớm tìm kiếm được việc làm phù hợp.

Kinh nghiệm nhân viên bán hàng giày dép

Trong Seri những bài viết thuộc chủ đề nghệ thuật bán hàng trực tiếp, bán hàng online, cửa tiệm, qua điện thoại. Tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm bán hàng thực chiến, nhằm nâng cao cho Boss nghiệp vụ và tư duy bán hàng hiệu quả.

Thực chiến trong Phần 1 này, tôi sẽ tập trung vào cách nói, ý đồ nói chuyện giao tiếp với khách hàng, làm cho khách hàng khó có thể từ chối mua.

Cao thủ bán hàng thực sự là những người có thể chi phối được cảm xúc và tính tích cực của khách hàng khiến họ “chịu lắng nghe” và kéo dài thời gian giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp mà không cảm thấy chán nản, mệt mỏi đồng thời còn khiến họ nảy sinh lực hấp dẫn tương ứng. Do đó, những người nhân viên bán hàng cần phải học hỏi và nắm được bí quyết giao tiếp và nói chuyện với khách hàng.

1. Nếu khách hàng còn nghi vấn đừng chỉ nghĩ tới việc nói về sản phẩm và giá cả- nguyên tắc bất di bất dịch khi tiếp cận khách hàng trong cửa hàng, cửa tiệm, hoặc bán hàng trực tiếp.

Trong quá trình giao tiếp trao đổi, khách hàng chắc hẳn sẽ có nhiều nghi vấn. Nếu như khách hàng chủ động đặt câu hỏi thì đây chính là thời cơ giao tiếp có hiệu quả nhất, thế nhưng rất nhiều nhân viên bán hàng lại không nắm bắt được cơ hội tốt này.

Những nhân viên bán hàng trình độ kém thường sợ khách hàng đặt câu hỏi hoặc sợ mình không thể chế ngự được tình thế mà “bại lộ” (gây ra bởi sự thiếu chuyên nghiệp và tự tin). Hoặc thường oán thán khách hàng hay xoi mói bắt bẻ (chỉ muốn gặp được “khác hàng chất lượng cao”); Còn những nhân viên bán hàng bình thường thì lại chỉ trả lời đúng sự thật. Nghệ thuật bán hàng bậc cao nằm ở vấn đề này.

Ví dụ: Khi khách hàng hỏi “Chiếc áo này giá bao nhiêu tiền? Chất lượng ra sao?

Nhân viên bán hàng không chỉ trả lời “giá bao nhiêu”, “chất lượng như thế nào” mà cần phải nói hết cả định hướng sản phẩm của mình cho khách hàng nghe bởi sự thật đằng sau giá cả là vấn đề định hướng sản phẩm và đằng sau chất lượng sản phẩm là phương châm tư tưởng của doanh nghiệp.

“Giá bán của chiếc áo này là 1 triệu ạ. Nó thuộc định hướng các mặt hàng trung cao cấp, đây chính là lý do mà em giới thiệu cho chị”. Có được định hướng sản phẩm thì khách hàng của họ cũng sẽ kiên trì với chất lượng sản phẩm và năng lực chi tiêu nhất định….

Thúc đẩy khách hàng: “Chị như thế này thì cần phải có những sản phẩm như thế nọ”, “Cô nên mặc những sản phẩm có chất lượng cao như thế này”….Đồng thời cố gắng nói lý do với khách hàng một cách “đơn giản mà thấm”- đây là phương pháp bán hàng hiệu quả, dễ dàng thường được các bậc thầy bán hàng áp dụng.

Thực ra sự lựa chọn của khách hàng chỉ là muốn tìm hiểu giá cả hoặc dịch vụ như thế nào mà thôi, họ sẽ dựa câu trả lời của bạn để vận dụng suy nghĩ như thế nào tôi nghĩ rằng bạn có thể đoán được 8,9 phần. Thế nhưng chúng ta lại sẽ vận dụng chủ để này để “tuỳ ý” truyền đạt những thông tin mang tính kích thích.

2. Nắm được điểm chủ chốt nhất bèn có thể thúc đẩy để đi đến thành công.

Trong quá trình biểu đạt không chỉ nói về  đặc điểm của sản phẩm hàng hoá mà còn phải nói vì sao nó lại phù hợp với khách hàng, đây là chủ đề rất có ý nghĩa (thông tin mang tính kích thích).

Tức là nâng cấp chủ đề hiện tại lên một độ cao nhất định nào đó rồi biểu đạt ra cách giải quyết vấn đề có ý nghĩa “vĩ đại”. Chứ không phải đợi đến khi khách hàng đưa ra sự từ chối rồi bạn mới phát hiện khách hàng “không bài lòng” với phương án giải quyết này nên mới tiến hành bù đắp.

>> Không cần nói tên thương hiệu nhưng vẫn được khách hàng săn đón

Ví dụ: “Em chị muốn nói với chị một điểm chủ chốt nhất đó là mẫu sản phẩm này của chúng em mặc lên người trông sẽ rất eo thon!”

Điều mà cô nhân viên bán hàng này nói cũng được coi là một thông tin thực tế. Nhưng quan trọng là tiếp sau đó có rất nhiều nhân viên bán hàng vẫn tiếp tục nói đến những thông tin thực tế này : “Mẫu sản phẩm này mặc lên người trông sẽ rất eo thon là vì…”. Cách nói này nhìn bề ngoài có nguyên nhân kết quả nhưng thực ra lại vô cùng rườm rà vô vị hoặc chuyên nghiệp một cách thái quá. Trong nghệ thuật bán hàng bậc cao, đây được xem là mũi tên chĩa thẳng tới người bán.

Lúc này cái cần phải có là những chủ đề có ý nghĩa (thông tin mang tính kích thích): “So với những sản phẩm khác sản phẩm này được nâng cao về…và ý nghĩa cải thiện…Nên hôm nay em mới đặc biệt giới thiệu tới chị ưu thế về sản phẩm này của chúng em ạ”.

3. Khi khách hàng đặt câu hỏi mà bạn cảm thấy khó trả lời, cần phải học được cách chuyển chủ đề đối thoại- tuyệt chiêu bán hàng online, offline hiệu  quả.

Có nhiều lúc khách hàng đặt ra nghi vấn, bạn không cần phải mở rộng hoặc trình bày về chủ đề đó mà hãy từ đó phát hiện suy nghĩ then chốt ở một phương diện khác của khách hàng để tiến hành kích thích, vậy thì hãy lợi dụng chủ đề hiện tại để chuyển sang chủ đề khác mang tính khuyến khích, áp dụng cách đặt câu hỏi mở trong bán hàng, nhằm tránh ra khỏi chủ đề bạn cảm thấy khó trả lời.

Ví dụ hiện tại đang nói về chủ đề thời gian: “Không có dịp để mặc”, bạn có thể quá độ lên chủ đề ý thức tiêu dùng, sau đó từ chủ đề ý thức tiêu dùng chuyển sang chủ đề giá trị hàng hoá để kích thích.

Ví dụ như: “Thực ra thời gian của mỗi người đều cố định và cũng không nhất thiết phải sử dụng một cách tuyệt đối, chúng ta dĩ nhiên sẽ phải sắp xếp thời gian cho những chuyện quan trọng hơn”, sau đó chuyển sang chủ đề có thể mặc bộ trang phục nào trong những dịp nào để kích thích trọng điểm. Cứ như vậy không chỉ có thể giải quyết được những vấn đề mang tính chi tiết như “dịp, hoàn cảnh”…mà còn giúp củng cố và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.