Kinh nghiệm sử dụng flash rời

Trong quá trình chụp ảnh, chắc chắn vấn đề gây cản trở bạn nhiều nhất chính là ánh sáng. Chụp ảnh chân dung trong điều kiện có ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ là quá tốt, nhưng nếu không thì rất rắc rối. Ví dụ như ánh sáng gay gắt của buổi trưa sẽ tạo bóng cho bức ảnh thậm chí làm đối tượng chụp bị nheo mắt và không thoải mái. Có 2 cách giải quyết phổ biến cho tình trạng này.

Một là, bạn dùng chế độ phơi sáng cho mặt của đối tượng chụp hoặc phơi sáng mạnh tay cho vùng trời hay phối cảnh. Hai là, bạn sử dụng đèn flash để lấp đầy bóng tối trên mặt của họ đồng thời giữ lại màu sắc sinh động cho toàn bức ảnh. Bài viết hôm nay, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các bạn về cách dùng đèn flash rời.

Có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã từng chia sẻ với tôi rằng: “Vấn đề không phải là bạn có chụp được với ánh sáng tự nhiên hay không mà chính là cách bạn tạo ra sự tuyệt vời của bức ảnh trong bất kỳ điều kiện ánh sáng nào!”.

Nào bây giờ chúng ta hãy cùng nghiên cứu một chút về bức ảnh bên trên nhé.

Bạn có thể thấy rằng, hình ảnh bên trái được chụp tự nhiên và không hề có tác động của đèn flash. Hình ảnh bên trái đang chỉ cho ta thấy bức ảnh sẽ trông như thế nào khi chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên, phơi sáng mặt của đối tượng chụp. Rất rõ ràng hình ảnh bên phải trông “tự nhiên” hơn nhưng lại phần nào mất đi sự sống động vốn có của nó.

Để khắc phục tình hình này, tôi xin hướng dẫn các bạn từng bước làm như sau:

Kinh nghiệm sử dụng flash rời
Chụp ảnh chân dung – concept với hoa

Cài đặt camera phù hợp với nền

Khi bạn sử dụng đèn flash, tuyệt đối bạn cần phải nhớ rằng đèn flash có mục đích lấp đầy bóng tối và giữ lại màu sắc cũng như chi tiết của nền. Do đó, ở bước đầu tiên của cách dùng đèn flash rời chính là điều chỉnh độ phơi sáng sao cho phù hợp với ánh sáng xung quanh; phổ biến nhất là bầu trời. Nếu bạn đang sử dụng đèn flash trên máy ảnh thì nên cài đặt “đồng bộ hóa flash tốc độ cao”. Hoặc giả sử bạn không dùng đèn flash để chụp thì cũng không ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên khi sử dụng đèn flash chụp ảnh chân dung ngoài trời thì hầu hết các đèn flash sẽ kích hoạt và có tốc độ đồng bộ hóa falsh tối đa là 1/200 giây. Tức là bạn không thể chụp nhanh hơn 1/200 giây. Vì vậy, để kiểm soát sự giới hạn này, trước tiên bạn nên chỉnh ISO ở mức thấp nhất và sau đó điều chỉnh khẩu độ sao cho hướng máy ảnh về phía bầu trời hoặc phối cảnh mà bạn đang phơi sáng; cho đến khi đạt được tốc độ đồng bộ hóa tới đa hoặc thấp hơn tốc độc đồng bộ hóa tối đa một chút.

Hãy chắc chắn máy ảnh của bạn đang ở chế độ chụp thủ công hoặc thậm chỉ cài đặt chế độ ưu tiên màn trập để đảm bảo tốc độ màn trập luôn được cố định.

Cài đặt thêm flash vào đối tượng chụp

Sau khi các bước cài đặt camera căn bản như trên, tiếp theo bạn chỉnh đèn flash vào đối tượng chụp để chiếu sáng họ. Lưu ý rằng điện năng thực tế yêu cầu từ “tốc độ ánh sáng / đèn flash” sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ ánh sáng mặt trời của ngày hôm đó, vị trí mặt trời, khoảng cách đến đối tượng chụp là bao xa v.v…Bạn sẽ phải kiểm tra ít nhất 2 lần để quyết định xem cường độ đèn flash là bao nhiêu.

Bức ảnh bên trên, tôi đang sử dụng đèn flash ở chế độ chụp thủ công (manual) với công suất là 1/32. Xem ví dụ trên, bạn sẽ thấy rằng toàn cảnh vật rất rộng và thoáng, tôi không tìm được vị trí để giấu đèn flash. Vì vậy, tôi gỡ đèn falsh đặt xuống bãi cỏ và đặt trước họ. Đây là một kinh nghiệm thú vị cho bạn đấy!

Kinh nghiệm sử dụng flash rời
Chụp ảnh chân dung – concept nắng

Chỉnh sửa màu bằng phần mềm

Thông thường tôi hay sử dụng phần mềm Lightroom. Đây là một phần mềm gần giống với Photoshop tuy nhiên dùng để chỉnh sửa màu cho hình ảnh lại tuyệt vời hơn ngoại trừ các bức ảnh bạn buộc phải tháo flash ra để góc chụp trông rộng hơn. Bạn theo dõi các bước chỉnh sửa bên dưới từ A đến D nhé!

A. Hình ảnh gốc từ máy

B. Áp dụng preset – chọn crisp, clean và color

Preset nó giống như action của photoshop- nó giúp bạn lấy toàn bộ thông tin từ một người nào đó đã thiết lập các giá trị màu sắc và ánh sáng và lưu thành một tập dữ liệu mẫu- nó chính là preset. Một preset gồm có crisp, clean và color tương thích với hệ điều hành mà bạn đang dùng.

Kết quả là chúng ta có một vùng trời và đối tượng chụp được phơi sáng phù. Bức ảnh độc đáo này thể hiện đúng ý nghĩa là một bức chân dung góc nhìn rộng với một quảng cảnh tuyệt đẹp cùng bầu trời trong xanh. Tất cả chỉ mất vỏn vẹn 30 giây với Lightroom 5. Các bạn hãy cùng trải nghiệm phần mềm này nhé!

Hi vọng rằng với những hướng dẫn dùng đèn flash rời chụp ảnh chân dung mà tôi đã chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn. Và đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của các bạn với chúng tôi nhé!

Điều hướng bài viết