Kinh nghiệm tham vấn giá hải quan

Kinh nghiệm tham vấn giá hải quan
Quy Trình Tham Vấn Trị Giá Hải Quan Các Cấp

“Tham vấn trị giá” là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đã kê khai của người khai hải quan. Bài viết sau đây ACC xin cung cấp cho quý khách một số thông tin về quy trình tham vấn giá trị hải quan cụ thể như sau:

  • Cục trưởng Cục Hải quan tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị;
  • Căn cứ tình hình thực tế, đặc điểm địa bàn, Cục trưởng Cục Hải quan có thể phân cấp cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc diện phải tham vấn.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu (bản chính); Tờ khai trị giá  (tùy trường hợp); Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất.
  • Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định (bản chính); chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng mua bán hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương (bản sao); hóa đơn thương mại (bản chính); vận tải đơn (bản copy chính).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (bản chính);
  • Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính;
  • Các chứng từ có liên quan đến việc xác định mức giá thực thanh toán.
  • Cơ quan tổ chức nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện tham vấn
  • Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và đề nghị tham vấn (nêu rõ thời gian tham vấn), cơ quan hải quan giải phóng hàng hóa theo quy định tại Điều 33 Thông tư 38/2015/TT-BTC, tổ chức tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 38/2015/TT-BTC;
  • Quá thời gian 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, người khai hải quan không nộp bổ sung hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu hoặc không đề nghị tham vấn, cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo, chuyển các nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
  • Yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai trong trường hợp người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Một trong các trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
    • Người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự, điều kiện, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan.
    • Thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định trong các trường hợp sau:
    • Quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn hoặc quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan không khai bổ sung theo quy định tại điểm g.1 khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
  • Người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan.
  • Thông quan theo trị giá khai báo đối với các trường hợp không có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo.

Người khai hải quan được yêu cầu tham vấn một lần nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cùng hợp đồng mua bán, được xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo nhiều chuyến khác nhau;
  • Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan không thay đổi;
  • Người khai hải quan có văn bản đề nghị tham vấn một lần, trong đó nêu rõ cam kết sử dụng kết quả tham vấn cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo.
  • Kết quả tham vấn một lần được sử dụng cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo nếu trị giá hải quan sau khi tham vấn phù hợp với thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan hàng hóa đang xác định trị giá.
  • Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp;
  • Thời gian hoàn thành tham vấn: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai;
  • Thời gian thực hiện tham vấn: Tối đa 05 ngày làm việc

Tự hào là đơn vị hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm về các thủ tục hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.

Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.

Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số:  2472/TXNK-TGHQ
V/v Hướng dẫn tham vấn và xác định trị giá hải quan
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2022

Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời công văn số 561/HQTPHCM-TXNK ngày 21/3/2022 của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh về một số nội dung tại công văn số 5371/TCHQ-TXNK ngày 12/11/2021 của Tổng cục Hải quan, để có cách hiểu đúng và thống nhất, Cục Thuế xuất nhập khẩu có ý kiến như sau: 

1. Đối với việc doanh nghiệp xuất trình chứng từ, tài liệu để chứng minh cho trị giá kê khai khi tham vấn trị giá với cơ quan hải quan: 

– Căn cứ khoản 2 Điều 16 và khoản 1 Điều 17 Luật Hải quan số 54/2014/QH13; căn cứ khoản 1 Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC) thì trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, tham vấn trị giá hải quan nếu tờ khai hải quan được hệ thống chỉ dẫn rủi ro về trị giá và mức giá kê khai có nghi vấn theo quy định. 

– Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ thì tham vấn trị giá “là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đã kê khai của người khai hải quan”.

– Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan có quyền “tham vấn để trao đổi, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định”.

– Để tạo điều kiện cho người khai hải quan thực hiện quyền của mình, đồng thời để cơ quan hải quan có đủ cơ sở quyết định chấp nhận hay bác bỏ trị giá do người khai hải quan tự xác định và kê khai, đề nghị Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh quán triệt công chức hải quan hướng dẫn, giải thích căn cứ nghi vấn trị giá kê khai để người khai hải quan xuất trình các chứng từ, tài liệu liên quan đến trị giá hải quan nhằm chứng minh cho cơ quan hải quan về nội dung đang có nghi vấn. Lưu ý rằng 13 loại chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a mục 2 công văn số 5371/TCHQ-TXNK là gợi ý một số chứng từ, tài liệu cơ bản liên quan đến xác định trị giá hải quan. Ngoài ra, trong khi tham vấn, người khai hải quan còn có thể xuất trình hoặc công chức hải quan có thể yêu cầu xuất trình những chứng từ, tài liệu khác có nội dung liên quan đến xác định trị giá của lô hàng.

– Trường hợp người khai hải quan không xuất trình hoặc không xuất trình được chứng từ, tài liệu để chứng minh, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan về điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá kê khai và tính chính xác của mức giá kê khai thì cơ quan hải quan kết luận là có cơ sở bác bỏ trị giá kê khai.

– Riêng đối với “tài liệu xác thực trị giá lô hàng đang được kiểm tra trị giá do cơ quan có thẩm quyền nước đối tác cung cấp”, đó là chứng từ, tài liệu có thể hiện giá trị của lô hàng do cơ quan quản lý nhà nước của nước đối tác phát hành cho người khai hải quan hoặc cho doanh nghiệp đối tác nước ngoài. Ví dụ như tờ khai hải quan đã được thông quan khi kê khai nhập khẩu vào nước đối tác đối với hàng xuất khẩu; tờ khai hải quan đã được thông quan khi kê khai xuất khẩu đến Việt Nam đối với hàng nhập khẩu; bản khai để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại nước xuất khẩu. Hợp đồng mua bán ngoại thương không phải là tài liệu do cơ quan quản lý nhà nước phát hành. Vì vậy, hợp đồng mua bán ngoại thương giữa hai bên mua bán lô hàng đang kiểm tra trị giá có hợp pháp hóa lãnh sự không được chấp nhận là tài liệu xác thực trị giá của cơ quan quản lý nhà nước. 

2. Đối với việc cơ quan hải quan kiểm tra trị giá kê khai và xác định trị giá hải quan của hàng hóa sau khi bác bỏ trị giá kê khai: 

– Trường hợp người khai hải quan xuất trình đầy đủ bằng chứng về việc giao dịch đáp ứng đầy đủ cả 4 điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu để xác định trị giá hải quan thì công chức hải quan chấp nhận việc người khai hải quan áp dụng đúng phương pháp xác định trị giá. 

– Công chức hải quan xác định trị giá giao dịch của hàng hóa và trị giá khấu trừ của hàng hóa để đối chiếu với trị giá kê khai, làm cơ sở quyết định chấp nhận hay bác bỏ mức giá kê khai, đồng thời làm căn cứ xác định trị giá hải quan ấn định, tránh tình trạng bác bỏ trị giá không có căn cứ hoặc căn cứ vào những lý do thiếu thuyết phục, áp đặt trị giá hải quan không đúng quy định, gây bức xúc cho doanh nghiệp, hoặc chấp nhận mức giá kê khai thấp nhưng không có căn cứ chứng minh, áp dụng mức giá đã được chấp nhận tại cơ sở dữ liệu trị giá nhưng không xem xét tính chất phù hợp về điều kiện mua bán hàng hóa, mà Tổng cục Hải quan có văn bản chấn chỉnh trong thời gian vừa qua. 

3. Để bảo đảm minh bạch, công bằng giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan, tránh để công chức hải quan lạm dụng quyền hạn trong quá trình kiểm tra, tham vấn trị giá, đồng thời để có bằng chứng rõ ràng về năng lực, trách nhiệm của công chức hải quan trong khi thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, tham vấn trị giá, đề nghị Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn công chức hải quan phải ghi rõ vào biên bản tham vấn:

– Căn cứ nghi vấn trị giá kê khai theo các trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 

– Chứng từ, tài liệu mà người khai hải quan xuất trình để chứng minh cho nghi vấn của cơ quan hải quan về trị giá kê khai. Trường hợp không chấp nhận chứng từ, tài liệu nào thì phải ghi rõ lý do không chấp nhận. 

– Căn cứ bác bỏ trị giá kê khai, bao gồm căn cứ bác bỏ phương pháp trị giá giao dịch và căn cứ bác bỏ mức giá kê khai. 

– Chứng từ, tài liệu mà người khai hải quan xuất trình để công chức hải quan xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 

– Phương pháp mà cơ quan hải quan áp dụng để xác định trị giá hải quan ấn định; cách thức tính toán trị giá hải quan ấn định; nguồn gốc những chứng từ, tài liệu, dữ liệu đã sử dụng để xác định trị giá hải quan ấn định. 

4. Về việc tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, tham vấn trị giá hải quan, đề nghị Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong Cục, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục.

Cục Thuế xuất nhập khẩu thông báo để Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh biết và triển khai thực hiện.

Nơi nhận:– Như trên;– PTCT Lưu Mạnh Tưởng (để b/c);– Các CHQ tỉnh, thành phố (để biết và th/h);

– Lưu: VT, TGHQ (3b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Trần Bằng Toàn