Kinh tế ba lan 2023

Vốn là nước có tới 40/100 thành phố với chất lượng không khí xấu nhất tại EU do phụ thuộc vào than để sưởi ấm, khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao đang khiến nhiều người Ba Lan tìm kiếm các giải pháp thay thế, trong đó gồm cả đốt rác.

Chiến sự tại Ukraine cùng việc Nga cắt khí đốt tới châu lục này đã cho thấy an ninh năng lượng tại châu Âu mong manh tới đâu. Tuy nhiên theo Bloomberg, Ba Lan vẫn còn một nguy cơ khác ngoài các nguy cơ vốn hiện hữu tại các quốc gia châu Âu. Cụ thể, đó chính là sự thụt lùi trong các nỗ lực giải quyết ô nhiễm không khí và thực hiện các cam kết về phát thải vào năm 2050 tại quốc gia có tỷ lệ tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí cao.

Trong khu vực châu Âu, Ba Lan là quốc gia chiếm tới 77% số hộ gia đình tại EU vẫn sử dụng than để sưởi ấm. Bất chấp sự đảm bảo của Tổng thống Andrzej Duda rằng Ba Lan có đủ than để tồn tại trong 200 năm, tình hình nhanh chóng trở nên tồi tệ khi chính phủ ra lệnh cấm nhập khẩu và sử dụng than từ Nga. Chính điều này đã dẫn tới hàng dài xe tải xếp hàng trước các mỏ than đang khai thác không kịp nhu cầu gia tăng.

Theo ông Piotr Siergiej, phát ngôn viên của mạng lưới các nhà hoạt động môi trường có tên là Polish Smog Alert, các cuộc khảo sát cho thấy 60% hộ gia đình không có đủ nguồn cung cấp than cho mùa đông. Vì vậy trong bối cảnh thiếu thốn nguồn cung than nghiêm trọng, chính phủ Ba Lan đã ra quyết định tạm ngừng kiểm soát chất lượng than, đồng thời xem xét việc phân phát khẩu trang bảo hộ khi nhiệt độ giảm xuống.

Ngay trong tháng 9 trước đó, ông Jaroslaw Kaczynski, chính trị gia quyền lực nhất của đất nước, thậm chí còn đưa ra đề nghị người dân có thể làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ ấm. Tại một cuộc biểu tình ở Nowy Targ, miền nam Ba Lan, ông tuyên bố người dân có thể “đốt cháy mọi thứ ngoại trừ lốp xe và những thứ độc hại tương tự”.

Đi cùng với xu hướng này, một số thành phố tại Ba Lan đã nới lỏng các hạn chế về môi trường được đề xuất trong những năm gần đây. Hội đồng khu vực Malopolska ở Krakow, do Đảng Công lý và Pháp luật cầm quyền, tháng trước đã bỏ phiếu trì hoãn lệnh cấm các lò nung, đồng thời cho phép đốt bất cứ thứ gì từ than tới rác thải cho đến đầu năm 2024.

Trong khi đó chỉ vài năm trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cảnh sát Krakow vẫn luôn triển khai máy bay không người lái với camera để kiểm tra các ống khói từ trên cao xem có dấu hiệu cho thấy các lò đốt rác của các hộ gia đình đang đốt rác trái phép hay không.

Theo Thị trưởng Ludomir Handzel, mọi người đang sợ hãi và do đó đang cố gắng thu thập bất cứ thứ gì có thể dùng để đốt từ than non, gỗ, than bùn, yến mạch tới cả rác. Tại Nowy Sacz cách Krakow khoảng 100km về phía đông nam, chính quyền thành phố đang phải đối mặt với một tình huống "chưa từng có" khi số rác thu gom được ít hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái.

Bloomberg trích dẫn bài phỏng vấn của ông Handzel với kênh tin tức TVN24 cho biết thành phố đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong việc thu gom rác, đặc biệt là khi nói đến các vật liệu ít nhất là về lý thuyết có thể phù hợp để đốt như giấy, bìa cứng và bao bì.

Tuy nhiên, đại diện của nhóm các công ty quản lý chất thải cho biết còn quá sớm để đưa ra kết luận về nguyên nhân cho sự sụt giảm số lượng rác. Trên thực tế, nguyên nhân có thể tới từ tiêu thụ giảm do nhu cầu yếu đi thay vì tích trữ để sử dụng cho sưởi ấm.

Kinh tế ba lan 2023

Ba Lan là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí cao. Ảnh: Shutterstock

Về phía người dân, việc đốt rác trên thực tế ngày càng phổ biến trên đường phố mỗi ngày. Cô Paulina Mroczkowska, một bà mẹ ba con đến từ Jablonna ở ngoại ô phía bắc Warsaw, cho biết cô có thể ngửi thấy mùi rác đốt mỗi ngày và hiếm khi ngửi được mùi nhiên liệu nào khác đang được đốt. Nhắc tới tương lai, cô cho biết mình cảm thấy “sợ hãi” khi nghĩ tới điều gì sẽ xảy ra thời tiết thực sự trở nên lạnh hơn.

Ông Kamil Sukiennik, một thành viên của Polski Alarm Smogowy, cũng cho biết khói trong khu phố của ông thường xuất phát từ việc người dân đốt lò sưởi vào buổi tối. Tuy nhiên, hiện ông có thể cảm nhận được cả mùi chát vào đầu mùa thu này từ các sản phẩm rác.

Một số gia đình đã ngay lập tức có những động thái bảo vệ bản thân mà không chờ đợi sự giúp đỡ của chính phủ. Brimmu, một công ty startup có trụ sở tại Warsaw, đã bắt đầu tiếp thị một loại lưới bọc cho xe đẩy trẻ em với hệ thống lọc không khí sẵn có. Sản phẩm này đang ngày càng nhận được nhu cầu gia tăng từ người dân trong nước.

Kể từ khi căng thẳng Nga - Ukraine xảy ra đã kích hoạt một loạt các lệnh trừng phạt quốc tế tác động trực tiếp đối với xuất khẩu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng, đe dọa nền kinh tế Đông Âu, trong đó có Ba Lan.

Ba Lan là nền kinh tế lớn thứ 6 của châu Âu và là nhà sản xuất và cung ứng lớn về máy móc, phương tiện và thiết bị điện tử, cũng như một loạt các khoáng sản bao gồm than, đồng, kẽm và muối mỏ cho thị trường châu Âu. Hoạt động kinh tế của Ba Lan trong quý I/2022 chưa chịu nhiều tác động của cuộc xung đột nói trên. Cụ thể, sản lượng công nghiệp của nước này đã tăng 17,6% so với cùng kỳ. Hiện tại, sản lượng của Ba Lan đang cao hơn 24% so với mức cuối năm 2019.

Kinh tế ba lan 2023
Ba Lan đang phải chiến đấu với giá cả tăng liên tục

Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đang phủ lên Ba Lan một "đám mây đen". Nó gây nhiều tác động tiêu cực đến xuất khẩu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và đẩy lạm phát cao hơn. Xuất khẩu hàng hóa của Ba Lan sang Nga chiếm khoảng 3% GDP, nhập khẩu từ Nga (chủ yếu là nguyên liệu thô) bắt đầu và sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Ba Lan.

Đại diện của Công ty tư vấn Capital Economics đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Ba Lan từ 4,5% xuống 3,5%, đây là con số thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế với nguyên nhân chính là cuộc xung đột ở Ukraine chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Hiện nay, "đám mây đen" đang hiện diện tại đường chân trời của Ba Lan là lạm phát. Cùng với phần lớn các nước châu Âu, Ba Lan đang phải chiến đấu với giá cả tăng liên tục ngay cả trước khi cuộc xung đột bắt đầu. Ngay trong tháng 2/2022, Chính phủ Ba Lan đã tạm thời cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với khí đốt, thực phẩm và xăng dầu trong nỗ lực kiềm chế giá tiêu dùng tăng cao và kết quả của điều chỉnh này là lạm phát đã giảm xuống 8,5%.

Tuy nhiên, sự bất ổn địa chính trị mới đây và sự biến động trên thị trường hàng hóa càng làm xáo trộn các dự báo lạm phát. Những khó khăn cộng với áp lực lạm phát cơ bản mạnh mẽ dự kiến sẽ tồn tại ở Ba Lan trong vài tháng tới. Nhóm nghiên cứu các thị trường châu Âu mới nổi của JPMorgan cho biết, khi các đợt cắt giảm thuế của Chính phủ hết hiệu lực vào giữa năm nay, giá năng lượng có thể sẽ phục hồi, đẩy lạm phát về mức 12%.

Thông tin của Capital Economics cũng nhấn mạnh, giá hàng hóa cao hơn, đặc biệt là lương thực và năng lượng sẽ làm giảm thu nhập thực tế và chi tiêu của hộ gia đình. Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, có một rủi ro khác là các vấn đề trên thị trường khí đốt châu Âu. Giá xăng đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay ở châu Âu vào đầu tháng này. Cơ quan quản lý năng lượng của Ba Lan vào tháng 12/2021 đã tăng 54% giá khí đốt và việc này là cần thiết.

Trong khi đó, các nhà kinh tế đã hạ dự báo GDP cho khu vực này xuống 0,25-0,5 điểm phần trăm vào năm 2022, đồng thời tăng chúng lên một lượng tương tự cho năm 2023 khi người tị nạn bắt đầu đóng góp cho cả nhu cầu và lực lượng lao động.

Điều đó đang đặt Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (NBP) đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, trước áp lực lạm phát không ngừng và các cú sốc giá thực phẩm, giá năng lượng mới có nguy cơ đẩy giá tiêu dùng lên mức rất cao vào cuối năm nay. Trong khi tăng trưởng đang gặp nhiều rủi ro.

Các nhà kinh tế của JPMorgan cho biết, trong trường hợp bình thường, NBP có thể xem xét các cú sốc về nguồn cung và tập trung vào áp lực kéo cầu, nhưng hiện nay NBP có thể sẽ vẫn giữ quan điểm trường phái "diều hâu" là ủng hộ lãi suất cao hơn để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, mặc dù thời điểm và quy mô của các động thái thắt chặt chính sách trong tương lai vẫn chưa chắc chắn, phụ thuộc vào các rủi ro trên thị trường ngoại hối và động lực cầu.