Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Vận dụng lí thuyết trong SGK KHTN 7 trang 10, 11

Đồng hồ đo thời gian hiện số có hai loại thang đo: Loại 1 là 9,999s – 0,001 s và loại 2 là 99,99 s – 0,01 s

Nếu thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10 s thì cần lựa chọn thang đo loại 99,99 s – 0,01 s. Đối với dụng cụ đo thì ta cần phải lựa chọn dụng cụ có giới hạn đo lớn hơn số mà ta ước lượng.

Hoạt động trang 12 KHTN lớp 7: Hãy viết báo cáo bài thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào đã học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6 theo mẫu trên

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học ở môn KHTN 6

Lời giải:

a. Mục đích thí nghiệm: quan sát, tìm hiểu và phân biệt một số loại tế bào

b. Chuẩn bị

- Thiết bị, dụng cụ:

+ Kính hiển vi có vật kính 40x và kính lúp

+ Nước cất đựng trong cốc thủy tinh

+ Đĩa petri

+ Các dụng cụ: giấy thấm, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, thìa inox, dao mổ.

- Mẫu vật:

+ Củ hành tây

+ Trứng cá

c. Các bước tiến hành

- Làm tiêu bản, quan sát và vẽ tế bào biểu bì hành tây

 

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

+ Bước 1: Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành, sau đó tạo một vết cắt hình vuông nhỏ kích thước 7-8 mm ở mặt trong của vảy hành. Sử dụng panh/kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì).

+ Bước 2: Đặt lớp tế bào này lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen lại bằng cách trượt lamen từ một cạnh Sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.

+ Bước 3: Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.

- Quan sát và vẽ tế bào trứng cá

 

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

+ Bước 1: Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa peptri.

+ Bước 2: Nhỏ một ít nước vào đĩa.

+ Bước 3: Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

+ Bước 4: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.

 

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

+ Bước 5: Vẽ hình tế bào em quan sát được.

d. Kết quả

Các em thực hành và điền kết quả

e. Trả lời các câu hỏi (nếu có)

Hoạt động trang 13 KHTN lớp 7: Hãy lập dàn ý chi tiết cho báo cáo thuyết trình về vai trò của đa dạng sinh học đã học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết đã học trong KHTN 6

Lời giải:

Vai trò của đa dạng sinh học

a. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

- Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất: Các loài sống trong cùng khu vực có quan hệ khăng khít đảm bảo sự tồn tại và ổn định của hệ sinh thái.

- Rừng tự nhiên điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, nước, trong tự nhiên và là nơi ở của nhiều động vật.

- Nấm và vi khuẩn phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm đất thêm màu mỡ và làm sạch môi trường.

b. Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người

- Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người:

+ Cung cấp nước, lương thực, thực phẩm.

+ Tạo môi trường sống thuận lợi cho con người.

- Tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

- Làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và khí hậu khắc nghiệt.

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

Phương pháp này gồm các bước sau:

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên

Kĩ năng tiến trình là các kĩ năng mà các nhà khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng là kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo.

1. Kĩ năng quan sát, phân loại

Kĩ năng quan sát là sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí,...của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.

Học sinh cần sử dụng thêm các dụng cụ như thước đo, kính hiển vi,...để mở rộng phạm vi quan sát và có thông tin, kết quả chính xác hơn.

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Quan sát gân lá bằng kính lúp

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Đo chiều dài bằng thước

Kĩ năng phân loại là kĩ năng nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn.

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Các loại lương thực

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Các loại thực phẩm

2. Kĩ năng liên kết

Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Ví dụ: vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất liên quan chặt chẽ đến tính chất các thể của nước, sự vận chuyển và lưu chuyển của nước trong khí quyển,...

3. Kĩ năng đo

Kĩ năng đo đã được hình thành và phát triển ngay từ lớp 6, qua các bài đo chiều dài, đo khối lượng, đo nhiệt độ,...

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau:

  • (1) Ước lượng (khối lượng, chiều dài,...của vật) để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
  • (2) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
  • (3) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
  • (4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

4. Kĩ năng dự báo

Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

  • Dự báo định tính: dựa vào hiểu biết, đánh giá, suy luận
  • Dự báo định lượng: sử dụng mô hình tính toán, số liệu quan sát

III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7

1. Cổng quang điện

Cổng quang điện có vai trò như công tác điều khiển đóng/mở đồng hồ đo thời gian hiện số.

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Các bộ phận của cổng quang điện:

  • D1 : phát tia hồng ngoại
  • D2 : thu tia hồng ngoại
  • Dây nối vừa cung cấp điện cho cổng quang, vừa gửi tín hiệu từ cổng quang tới đồng hồ

2. Đồng hồ đo thời gian hiện số

Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang.

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Mặt trước của đồng hồ có các nút:

  • (1) THANG ĐO: Có ghi giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của đồng hồ

9,999s - 0,001 s và 99,99 s - 0,01 s

  • (2) MODE: Chọn chế độ làm việc của đồng hồ
  • (3) RESET: Cho đồng hồ quay về trạng thái ban đầu

Mặt sau của đồng hồ có các nút:

  • (4) Công tắc điện
  • (5) Ba ổ cắm cổng quang A, B, C
  • (6) Ổ cắm điện

IV. Báo cáo thực hành

1. Viết báo cáo thực hành

Mẫu báo cáo thực hành:

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

2. Viết và trình bày báo cáo, thuyết trình

Để hoạt động thuyết trình thảo luận hiệu quả, cần chú ý:

  • Chuẩn bị: Vấn đề thuyết trình, dàn bài của báo cáo, thu thập tư liệu, cách trình bày báo cáo,...
  • Hoạt động nhóm: Lập kế hoạch công việc, phân công người phụ trách, tiến trình thực hiện,...
  • Báo cáo: Mỗi bài báo cáo có tối thiểu 4 nội dung: Mục đích báo cáo, thuyết trình; chuẩn bị và các bước tiến hành; kết quả và thảo luận; kết luận

1. Năm nước cần thực hiện khi áp dụng phương pháp tìm hiểu khoa học tự nhiên trong quá trình học tập và khám phá tri thức ở các bài học.

2. Kĩ năng cần thiết trong quá trình tìm hiểu khoa học tự nhiên: quan sát, phân loại, liên kết, dự báo,...

3. Cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ đo mới trong môn KHTN lớp 7: cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số

  • Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 1.

Video Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Lê Bích Ngà (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

Giải KHTN 7 trang 6

Giải KHTN 7 trang 7

I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Giải KHTN 7 trang 8

II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên

Giải KHTN 7 trang 9

Giải KHTN 7 trang 10

Giải KHTN 7 trang 12

III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7

IV. Báo cáo thực hành

Giải KHTN 7 trang 13

Quảng cáo

Bài giảng: Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.