Lạc hầu và Lạc tướng là gì

Đứng đầu nhà nước có vua, gọi là Hùng Vương

Đề bài

Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? Em thử vẽ sơ đồ thể hiện các tầng lớp đó

Lời giải chi tiết

Xã hội Văn Lang có các tầng lớp:

- Đứng đầu nhà nước có vua. gọi là Hùng Vương. Giúp vua Hùng cai quản đất nước có các lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Dân thường thì được gọi là lạc dân. Tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì.

Sơ đồ nhà nước Văn Lang

1. Thời Hùng Vương

Lạc hầu và Lạc tướng là gì

Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu. Căn cứ vào các di tích khảo cổ thời Hùng Vương từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ta thấy không những về mặt không gian có sự mở rộng dần và tập trung ở những đồng bằng ven các con sống lớn của Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mà các khu cư trú thường rộng lớn từ hàng nghìn mét vuông cho đến vài vạn mết vuông và tầng văn hoá dầy, nhất là giai đoạn Đông Sơn, khu cư trú được mở rộng hơn, có khu rộng tới 250.000 m2. Những khu cư trú rộng lớn đó là những xóm làng định cư trong đó có một dòng họ chính và còn có một số dòng họ khác cùng sinh sống. Những xóm làng đó dựa trên cơ sở công xã nông thôn (chiềng, chạ, kẻ). Một công xã bao gồm một số gia đình sống trên cùng một khu vực trong đó quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công xã bên cạnh quan hệ địa vực (láng giêng).Nước Văn Lang đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc là lạc hầu và lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ (vốn là 15 bộ lạc). Đứng đầu mỗi bộ lạc là lạc tướng hay còn gọi là Phụ đạo, bộ tướng. Như vậy “bộ” một mặt thể hiện sự phân chia cư dân theo sự áp đặt của “nhà nước”, mặt khác thể hiện đó là đơn vị tu cư tự phát nguyên thuỷ, hay nói cách khác, đơn vị “bộ” mang tính nửa vời: “vùng - bộ lạc” hoặc “thị tộc, bộ lạc - đơn vị hành chính”. Dưới bộ lạc là các công xã nông thôn, bấy giờ có tên là kẻ, chiềng, chạ. Đứng đầu kẻ, chiềng, chạ là các bồ chính (già làng) bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của kẻ, chiềng, chạ. Có thể sơ đồ hoá cơ cấu hành chính thời Hùng Vương như sau: *Vua Hùng: +Lạc Hầu, +Lạc Tướng, +15 bộ (đứng đầu bộ là bố chính).

Lạc hầu và Lạc tướng là gì
15 bộ như sau:

-Văn Lang (Bạch Hạc - Việt Trì) -Châu Diên (Sơn Tây - Hà Tây) -Phúc Lộc (Sơn Tây - Hà Tây) -Tần Hưng (Hưng Hoá - -Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) -Vũ Ninh (Bắc Ninh) -Lục Hải (Lạng Sơn) -Ninh Hải (Hưng Yên - Hải Dương - Quảng Ninh) -Dương Tuyền (Hải Dương) -Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam) -Cửu Chân (Thanh Hoá) -Hoài Hoan (Nghệ An) -Cửu Đức (Hà Tĩnh) -Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)

-Bình Văn

2. Thời Âu Lạc

Cơ cấu hành chính cũng khng có gì thay đổi so với thời kỳ trước, song thể chế nhà nước hiện hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường. Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu. Lạc hầu là tướng văn, có thể đồng thời là tướng võ chỉ huy quân đội trấn áp các địa phương không chịu thuần phục. Lạc hầu thay mặt vua giải quyết công việc trong nước. Lạc tướng đứng đầu các bộ, cai quản một đơn vị hành chính địa phương. lạc tướng phải thu nộp cống phẩm cho nhà vua, thường xuyên truyền mệnh lệnh từ trên cuống. Khi có chiến tranh, Lạc tướng là thủ lĩnh quân sự địa phưuơng và chịu sự điều động của vua. Bồ chính là người đứng đầu công xã nông thôn. Lực lượng vũ trang đã có quân đội thường trực. phát triển trên trên lĩnh vực quân sự. Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại. Ø Có thể phác hoạ quá trình và con đường hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc như sau: +Thủ tĩnh ( liên minh bộ lạc ) --> Vương : Hùng Vương, An Dương Vương ( Văn Lang, âu Lạc ). +Tù Trưởng ( Bộ Lạc ) --> Lạc Tướng ( Bộ ).

+Tộc Trưởng ( Công xã thị tộc ) --> Bố chính ( Công xã nông thôn ).

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Tổ chức Nhà nước Việt Nam.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}

Thanks for reporting this video!

Please help us solve this error by emailing us at Let us know what you've done that caused this error, what browser you're using, and whether you have any special extensions/add-ons installed.

Thank you!

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Quốc gia Việt Nam là danh từ chỉ lãnh thổ Việt Nam với tư cách một nhà nước độc lập.

Nhà nước là tổ chức cao nhất quản lý quốc gia Việt Nam. Ở Việt Nam, quốc gia còn đồng nghĩa với đất nước vì đối với cư dân nông nghiệp thì không có gì quan trọng hơn đất và nước, đất nước còn được gọi vắn tắt hơn là nước. Chính vì thế danh từ làng nước thường đi đôi với nhau, làng quan trọng nhất rồi đến nước. Danh từ nhà nước được du nhập sau khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, ở đó gia đình (nhà) quan trọng hơn gia tộc (làng) nên làng nước được thay thế bằng nhà nước.

Mục lục

  • 1 Tổ chức chính quyền của nhà nước Việt Nam
    • 1.1 Tổ chức chính quyền của nhà nước Văn Lang
    • 1.2 Tổ chức chính quyền của nhà nước Vạn Xuân
    • 1.3 Tổ chức chính quyền của nhà nước Đại Việt
    • 1.4 Tổ chức Chính quyền của Nhà nước Việt Nam
  • 2 Chức năng của nhà nước
  • 3 Đặc tính của nhà nước Việt Nam
  • 4 Hệ thống quan lại của nhà nước phong kiến
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo

Tổ chức chính quyền của nhà nước Việt NamSửa đổi

Vì phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn nên tổ chức từ nhà nước đến nông thôn là quan trọng.

Tổ chức chính quyền của nhà nước Văn LangSửa đổi

Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, kinh đô ở Phong Châu (Phú Thọ). Dưới vua có các Lạc hầu, Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các vấn đề trong nước. Dưới Lạc Hầu có các Lạc tướng đứng đầu các bộ (chuyển hóa từ bộ lạc). Dưới bộ là các làng (còn gọi là chiềng, chạ) truyền thống, một thứ công xã nông thôn do già làng đứng đầu. Các già làng còn có tên gọi khác là bồ chính

Tổ chức chính quyền của nhà nước Vạn XuânSửa đổi

Lý Bí sau khi tiêu diệt quân nhà Lương năm 554, dựng nước Vạn Xuân, lấy hiệu là Lý Nam Đế, kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có hai ban văn võ. Người đứng đầu ban văn lúc đó là Tinh Thiều, người đứng đầu ban võ là Phạm Tu. Nước Vạn Xuân chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, nên cách tổ chức chi tiết không được ghi chép đầy đủ.

Tổ chức chính quyền của nhà nước Đại ViệtSửa đổi

Sau khi dời đô về Thăng Long và đặt tên nước là Đại Việt, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), ông vua đầu tiên của nhà Lý đã tổ chức triều đình theo một cách mà Lê Quý Đôn gọi là "mẫu mực cho đời sau". Đứng đầu triều đình là nhà vua, dưới vua có nhóm cận thần gồm có Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) chuyên lo về việc văn; các chức Thái úy (sau gọi là Tể tướng) và Thiếu úy (chỉ huy cấm binh) chuyên lo về việc võ. Dưới các nhóm cận thần đó là hai ban văn võ với đầy đủ các chức vụ cụ thể.

Các đời sau, quan chế chủ yếu dựa vào nhà Lý nhưng có sửa đổi chút ít. Nhà Trần đặt thêm chức Tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư thông). Đến đời Lê Nghi Dân (1459) các ban văn võ được tổ chức theo Trung Hoa thành Lục bộ: Bộ Lại (khen thưởng), Bộ Lễ (thi cử), Bộ Hộ (kinh tế), Bộ Binh (quân sự), Bộ Hình (pháp luật), Bộ Công (xây dựng). Đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư. Ngoài ra còn một số cơ quan chuyên trách như Hàn lâm viện lo biên soạn văn thư; Quốc tử giám lo dạy dỗ đào tạo con em giới cầm quyền; Khâm thiên giám coi thiên văn, lịch pháp; Thái y viện lo việc thuốc men; Cơ mật viện tư vấn cho vua về các việc hệ trọng.

Tổ chức Chính quyền của Nhà nước Việt NamSửa đổi

Dưới đây là Sơ đồ tổ chức Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam

Chức năng của nhà nướcSửa đổi

  • Để quản lý đất nước theo đơn vị hành chính, các vị vua muốn đất đai của mình được bảo toàn và không bị các nước khác xam lược.
  • Để duy trì trật tự xã hội, nhà nước tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền, quân đội và luật pháp.
  • Pháp luật ra đời sớm, thể hiện trong xã hội có sự phân chia giai cấp trong xã hội, nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

Đặc tính của nhà nước Việt NamSửa đổi

Hệ thống quan lại của nhà nước phong kiếnSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

  • Nguyễn Minh Tuấn, Mô hình tổ chức chính quyền thời kì phong kiến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, 2006

Tham khảoSửa đổi