Làm bánh mì ngọt bằng máy đánh trứng

 5.0 (1 Đánh giá)

Nhờ vị ngon độc đáo, Bánh mì hoa cúc là vẫn luôn là loại bánh hot hit không bao giờ hết thời. Bánh mềm, xốp, từng thớ bánh dai, đậm đà hương vị bơ sữa đã khiến bao người mê mẩn và nhớ mãi không thôi.

 Hôm nay để giúp các bạn chinh phục được món bánh này Mayxaygiadinh sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh mì hoa cúc rảnh tay, nhàn tênh nhờ máy trộn bột nhé!!

Quê hương của bánh mì hoa cúc là đất nước Pháp xa xôi, có khí hậu ôn đới mát mẻ, thậm chí lạnh hơn Việt Nam rất nhiều khi vào mùa đông. Vì vậy, khi bánh mì hoa cúc du nhập vào Việt Nam thì khá nhiều chị em thất bại ngay từ lần đầu tiên làm loại bánh này.

Nguyên liệu làm bánh mì hoa cúc

Bột làm bánh mì 320 gr Men nở làm bánh mì 7 g Trứng gà 4 quả Bơ lạnh 100 gr Hạnh nhân lát 100 gr

Nước ấm 50 gr

Đường 70 gr

Muối 3 gr

Cách làm bánh mì hoa cúc

Kích hoạt men bánh

Đầu tiên phải kích hoạt men bánh bằng cách hòa tan 10gr đường và 7gr men nở làm bánh mì trong 50ml nước ấm. Để yên 15 phút cho men được kích hoạt.

Đánh bông trứng gà

Đánh bông 2 quả trứng gà với 60gr đường, chờ đến khi trứng nhạt màu và bông như kem. Trộn, đánh hỗn hợp bột bánh
Đổi que đánh trứng sang que trộn bột, bật máy ở tốc độ thấp nhất, cho 320gr bột làm bánh mì và 30gr bột bánh bông lan vào tô, nếu không dùng bột bánh gato có thể thay bằng 25gr bột mì đa dụng và 5gr bột bắp. Cho tiếp 3gr muối, và phần men đã kích hoạt ở trên vào.

Bạn để máy nhồi bột trong 15 phút rồi tắt máy, để bột nghỉ trong 10 phút rồi tiếp tục nhồi bột thêm 10 phút nữa. Cắt nhỏ 100gr bơ lạnh rồi cho vào bột, nhồi thêm 10 phút, tắt máy. Miễn sao tổng thời gian nhồi khoảng 35 phút.

Kiểm tra bột

Kiểm tra bột đã đạt chưa bằng cách lấy ra ít bột, nếu có thể kéo bột thành màng mỏng và khó rách là được.

Sau đó, bạn trải ít bột áo vào tô rồi cho khối bột vào, ủ bột trong 40 - 60 phút cho đến khi bột nở gấp đôi hoặc gần gấp đôi thì đấm xẹp khối bột.
Cuối cùng, bọc kín tô bột rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, ủ thêm tối thiểu 5 tiếng hoặc qua đêm.

Tạo hình bánh hoa cúc

Phết bơ vào khuôn bánh mì để chống dính khuôn.Trải bột áo cho khỏi dính rồi lấy bột đã ủ xong ra, nhồi đều rồi chia bột thành 6 phần, nặn thành sợi dài.

Sau đó, thắt bím bột để tạo hình cho bánh. Đặt bánh vào khuôn rồi ủ bánh trong 3 - 4 tiếng hoặc hơn cho bột nở gấp 3.

Phết bề mặt bánh

Đánh tan 1 quả trứng với 2 muỗng canh sữa tươi rồi phết hỗn hợp trứng sữa lên mặt bánh. Sau đó rắc hạnh nhân lát, hạt mè, hạt dưa lên mặt bánh.

Nướng bánh

Đổ 100ml nước vào khay đen của lò nướng để nước làm bánh ẩm, mềm, không khô, khi nướng 1/2 thời gian thì nước trong khay bay hơi hết là vừa. Làm nóng lò trước 10 phút ở 220 độ C, bật 2 lửa và bật quạt đối lưu nếu có.

Cho khuôn bánh lên vỉ nướng đặt trên khay đen, vặn thời gian nướng bánh trong 20 đến 30 phút. Khi quan sát thấy bánh hơi vàng mặt thì vặn nhiệt độ xuống 180 độ C. Chờ đến khi bánh vàng mặt, chín đều thì lấy bánh ra. Bánh mới nướng xong có lớp vỏ giòn, chờ nguội bớt sẽ mềm lại và có thể dùng ngay.

Vậy là khi có sự trợ giúp của máy nhồi bột, chúng ta đã rảnh tay hơn rất nhiều, trong thời gian đó các bạn có thể tranh thủ làm nhiều việc khác mà bánh vẫn được nhào trộn kĩ càng, mịn màng và ngon đúng điệu.

Máy nhào trộn bột đa làm bánh đa năng.

Mua máy trộn bột đa năng Midimori (1800W) -  Hàng chính hãng ở đâu?

Cách 1: Mua trực tiếp các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee...
Cách 2: Gọi điện thoại đến tổng đài 024 3993 1800 hoặc 0963 661 812 từ 8:00 - 22:00 (cả CN & ngày lễ), nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.

Cách 3: Đặt mua hàng trên SHOP.MIDIMORI.VN

Nhào bột bánh mì – công đoạn vô cùng quan trọng và gần như quyết định thành bại của việc làm bánh mì. Và chính vì quan trọng như vậy nên Thuận phải viết hẳn một bài hướng dẫn chi tiết cách nhào bột như thế nào để đạt yêu cầu, đặc biệt là với những bạn lần đầu tập làm bánh mì.

Nhào bột bánh mì nói chung, nếu chỉ nhìn cách làm sẽ thấy đơn giản hơn rất nhiều khi so với làm bánh ngọt, nhưng khi phân tích chi tiết từng công đoạn một thì bạn sẽ thấy làm bánh mì đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và sự tỉ mỉ khi thực hiện. Để viết hết tất tần tật những lưu ý khi làm bánh mì thì chắc tới hết năm mất :)) nên trong khuôn khổ bài viết này, Thuận sẽ hướng dẫn chi tiết cách nhào bột bánh – công đoạn được xem là tối quan trọng trong làm bánh mì. Các lưu ý và ghi chú cần nhớ Thuận cũng sẽ cố gắng note đầy đủ nhất có thể trong bài nhe!

Vai trò của công đoạn nhào bột khi làm bánh mì?

Note: Đoạn này hơi học thuật một tí nên nếu bạn nào đọc không hiểu hoặc thấy hơi bị rối thì có thể bỏ qua để xem luôn phần Hướng dẫn – Các cách nhào bột bánh mì phía dưới nhé!

Bột mì chứa hai loại protein chính là gliadingluteninthành phần cấu tạo nên sợi gluten khi làm bánh mì (giúp bánh mì có kết cấu thớ dai, mềm và đàn hồi). Khi các nguyên liệu làm bánh mì được trộn với nhau (bao gồm bột mì, nước, men và muối), protein trong bột mì bắt đầu hoạt động và hình thành các gluten nhưng không theo một trật tự nào cả. Chính lúc này, công đoạn nhồi bột sẽ kéo dãn các protein thành các chuỗi amino acids, gọi là sợi gluten. Các sợi gluten bắt đầu dệt nên một mạng lưới (như ma trận) ngay bên trong khối bột để giữ lại khí gas và các chất được men sản sinh, giúp bột bánh nở to khi ủ.

Cấu trúc “tổ ong” rỗng-xốp của bánh mì được “dệt” nên từ các sợi gluten

Đọc tới đây chắc một số bạn hơi bị “loạn não” rồi đúng không? Nghe thì có vẻ cao siêu bác học vậy thôi chứ chu trình hình thành sợi gluten trong bánh mì qua chu trình nhào bột có thể tóm tắt như sau:

Protein trong bột mì: glutenin và gliadin → Glutenin và gliadin hoạt động khi được trộn cùng muối, men, nước → Glutenin và gliadin hình thành nên sơi gluten nhờ công đoạn nhồi bột → các sợi gluten đan với nhau thành mạng lưới 

*tóm tắt xong Thuận thấy cũng không ngắn hơn bao nhiêu, nhưng đọc có vẻ dễ hiểu hơn mà ha :D*

Quá trình hình thành nên sợi gluten từ các protein

Tới đây thì các bạn đã biết lý do vì sao phải có công đoạn nhào bột mì rồi đúng không? Việc hiểu cơ chế hoạt động của các nguyên liệu và công đoạn khi làm bánh sẽ giúp các bạn giảm thiểu rủi ro gặp thất bại khi làm bánh, hoặc lỡ nếu có thất bại thì cũng biết mình đang gặp vấn đề ở đâu, đúng không :D. Học thuật vầy đủ rồi, giờ thì mình cùng bắt tay vào tìm hiểu cách nhồi bột sao cho “chuẩn chỉnh” nhé!

Hướng dẫn – Các cách nhào bột bánh mì

Có hai cách nhào bột bánh mì phổ biến là nhào taynhào máy. Thông thường trong các khoá học dạy làm bánh mì sẽ hướng dẫn nhào bột bằng tay trước để làm quen với khối bột, nhưng Thuận sẽ làm ngược lại là hướng dẫn các bạn nhào bột bằng máy trước. Lý do nếu không có người hướng dẫn thì các bạn rất dễ nhào không đúng kỹ thuật, khiến khối bột không dẻo mịn được, hơn nữa vì là lần đầu thực hiện nên các bạn thường không biết sự thay đổi trạng thái bột cụ thể như thế nào, khi nào nên nhào tiếp, khi nào ngừng. Vì vậy Thuận nghĩ việc thực hành trước với máy (tốt nhất là sử dụng máy nhào bột chuyên dụng hoặc máy cầm tay công suất tối thiểu 300W) sẽ giúp các bạn cảm nhận chính xác hơn tình trạng khối bột, giảm thiểu thất bại ngay lần thực hiện đầu tiên (vì lần đầu làm mà bị hỏng thì dễ nản lắm, đúng hông?)

Lèm bèm thế thôi, giờ vào phần chính nào. Trong phần hướng dẫn dưới đây Thuận vẫn sẽ note chi tiết cả 2 cách nhồi bột bằng tay luôn để các bạn muốn làm thử hoặc biết thêm có thể tuỳ ý lựa chọn nhé.

Hướng dẫn nhào bột bằng máy: dành cho người mới bắt đầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bột làm bánh mì (số 13):  240 gr
  • Nước: 160 ml
  • Đường: 10 gr
  • Muối: 2-3 gr
  • Men instant: 5 gr

Dụng cụ:

  • Âu trộn bột: inox hoặc thuỷ tinh, đường kính >22 cm
  • Máy nhào bột chuyên dụng

hoặc

  • Máy đánh trứng cầm tay có que trộn bột: công suất máy > 300W (máy có công suất thấp hơn 300W rất dễ bị hư và nóng máy khi nhào bột)

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho 240 gr bột và 5 gr men instant vào âu, trộn đều. 

Bước 2: Tiếp tục cho muối, đường vào âu, trộn đều. Lưu ý không cho muối, đường cùng lúc với men vì nếu để men tiếp xúc trực tiếp muối và đường sẽ làm suy yếu  khả năng hoạt động của men.

Bước 3: Tạo một giếng bột trong âu. Cho 160 ml nước vào âu bột, dùng muỗng trộn đều.

Bước 4: Khi các nguyên liệu đã quyện thành khối, dùng máy trộn bột ở tốc độ chậm trong 1-2 phút. Lúc này mặt khối bột còn lổn nhổn, chạm tay vào rất dính, dễ bị dây bột vào tay.

Bước 5: Sau 1-2 phút trộn ở tốc độ chậm, các nguyên liệu đã dần hoà quyện và sợi gluten bắt đầu được hình thành. Khối bột lúc này vẫn rất dính nhưng đã bớt sần sùi và dẻo dai hơn.

Bước 6: Sau 3-5 phút trộn, khối bột mịn dần và trở nên dẻo dai hơn, mặt bột láng và cuộn thành khối tròn, bột vẫn hơi dính nhưng không bị dây vào tay. Giữ máy nhào thêm 1-2 phút.

Bước 7: Sau 1-2 phút, khối bột lúc này bề mặt mịn màng, mềm dẻo, cuộn lại như quả bóng, chạm vào có cảm giác hơi dính nhưng bột không dây vào tay. Khi kéo thử mép bột thấy đàn hồi và có thể kéo màng mỏng tức là bột đã nhào đạt yêu cầu.

Video tham khảo:

Hướng dẫn nhào bột bằng tay

Nguyên liệu cần chuẩn bị: tương tự như trên và bổ sung thêm 5-10 gr bột mì dùng để chống dính khi nhồi. Các bạn lưu ý chỉ sử dụng lượng bột chống dính vừa đủ vì trong quá trình nhào, lượng bột này sẽ hoà quyện cùng khối bột. Việc dùng quá nhiều sẽ khiến khối bột bị khô do tỉ lệ bột-nước ban đầu bị mất cân bằng.

Dụng cụ:

  • Âu trộn bột: inox hoặc thuỷ tinh, đường kính >22 cm
  • Tấm lót nhào bột hoặc mặt bàn sạch, bằng phẳng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho 240 gr bột và 5 gr men instant vào âu, trộn đều. 

Bước 2: Tiếp tục cho muối, đường vào âu, trộn đều. Lưu ý không cho muối, đường cùng lúc với men vì nếu để men tiếp xúc trực tiếp muối và đường sẽ làm suy yếu  khả năng hoạt động của men.

Bước 3: Tạo một lỗ bột trong âu. Cho 160 ml nước vào âu bột, dùng muỗng trộn đều.

Bước 4: Khi các nguyên liệu đã quyện thành khối, dùng tay hoặc miếng vét bột cho bột lên tấm lót nhào bột đã phủ sẵn một lớp mỏng bột chống dính. Lúc này mặt khối bột sần sùi, chạm tay vào rất dính, dễ bị dây bột vào tay.

Bước 5: Rửa sạch tay rồi lau khô. Phủ một lớp bột mỏng vào lòng bàn tay để chống dính. Dùng hai tay bóp nhẹ khối bột để đảm bảo khối bột không bị vỡ hoặc rời ra khi nhồi.

Bước 6: Dùng cổ tay đẩy và kéo giãn khối bột về phía trước rồi gập lại. Việc kéo dãn này sẽ hình thành các mạng lưới sợi gluten trong khối bột.

Bước 7: Xoay miếng bột lại 90 độ rồi tiếp tục kéo giãn và gập miếng bột trong vòng 10-15 phút. Có thể phủ thêm một lớp mỏng bột áo lên mặt tấm lót để bột bớt dính khi nhào.

Bước 8: Sau 10-15 phút thì khối bột sẽ đạt trạng thái dẻo, mặt bột mịn màng. Khi cầm khối bột cảm giác mềm, dẻo dai, có thể kéo màng mỏng tức là đã nhào bột đạt yêu cầu.

Vậy là Thuận đã hướng dẫn xong 2 cách nhào bột. Dù Thuận vẫn khuyên với các bạn mới làm bánh mì lần đầu nên sử dụng cách nhào với máy, nhưng các bạn cứ chọn lựa cách mình thấy phù hợp, quan trọng là bản thân thấy thích là được :D. 

Dù hướng dẫn chi tiết là vậy nhưng khi làm thật các bạn sẽ gặp một số vấn đề khi nhào bột như sau:

  • Bột quá khô: tình trạng này xảy ra khi bạn cân đong lượng nguyên liệu không kỹ, khiến tỉ lệ bột nhiều hơn so với tỉ lệ nước. Các bạn có thể khắc phục bằng cách cho thêm nước vào khối bột, mỗi lần cho một ít rồi nhồi để xem khối bột đủ dẻo chưa, tránh cho quá nhiều một lúc sẽ khiến khối bột bị nhão do dư nước.
  • Bột quá ướt: là tình trạng ngược lại của tình trạng phía trên. Lý do cũng tương tự hoặc do loại bột bạn sử dụng hút nước nhiều khiến bột bị nhão. Cách xử lý là cho thêm 3-5 gr bột khô và trộn đều để xem tình trạng bột đã ổn chưa.
  • Nhào mãi mà bột không dẻo mịn: vụ này chắc là phổ biến nhất :)). Thật ra việc nhồi bột đến trạng thái dẻo mịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thường liên quan đến kỹ thuật và thời gian nhào, nên nếu khối bột chưa dẻo mịn thì các bạn cứ kiên nhẫn. Còn nếu đã kiên nhẫn rồi mà khối bột vẫn không dẻo mịn thì cũng không sao, chỉ cần đảm bảo các nguyên liệu hoà quyện thành khối, tương đối dẻo, khi ngửi thấy mùi men thì vẫn ngon lành cành đào ;). Sau đó cứ thế mang đi ủ và nướng thôi, thành phẩm có thể hơi khác tí nhưng vẫn hoàn toàn ổn nhé. Trong trường hợp nếu không ngửi thấy mùi men/ rượu thì nhiều khả năng men bị bất hoạt, lúc này các bạn kiểm tra lại loại men đã sử dụng và tình trạng hoạt động của men theo bài viết dưới đây

Men nở (Yeast) và những điều cần biết

Làm bánh mì chắc chắn không dễ vì chỉ một tí thay đổi trong tỉ lệ nguyên liệu hay thao tác nhào bột cũng khiến thành phẩm sau khi nướng có sự khác biệt, nhưng nếu nói khó thì cũng không hẳn vì nếu các bạn làm đúng hướng dẫn, dù có thiếu chỗ này chút, sai chỗ kia chút thì vẫn có thể mang đi nướng thành một ổ bánh ngon lành bình thường. Nên là, nếu lần thực hiện đầu tiên có sai sót các bạn hãy cứ thoải mái nhé, vì dù thất bại hay thành công thì việc thực hiện một món gì đó lần đầu bao giờ cũng mang lại những cảm giác và trải nghiệm thú vị nhất ;).

Ở bên dưới là một số công thức bánh mì cơ bản để các bạn thực hành, nếu có thắc mắc gì thêm về công thức hay cách làm các bạn cứ thoải mái comment phía dưới để tụi mình cùng thảo luận nhé!!

Video liên quan

Chủ đề