Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

Là một gen Z chính hiệu, hẳn bạn đã từng trải qua thời kỳ như thế này: Đầu tháng uống trà sữa ‘chanh xả’, ăn uống không cần nghĩ, nhưng đến cuối tháng phải pha mì gói vì số tiền còn lại quá eo hẹp? Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì xin chúc mừng, bạn không phải là một người đơn độc đâu, vì TNEX biết có rất nhiều bạn trẻ đang loay hoay trong việc quản lý tài chính của chính mình đấy. Vậy quản lý tài chính cá nhân là gì? Việc này có khó khăn không? Cùng TNEX học cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân qua 3 bước cực đơn giản sau nhé:

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

Bước 1: Học cách ghi chép lại mọi khoản chi tiêu

Hãy ghi chép lại tất tần tất những khoản chi tiêu hàng ngày của bạn trong vòng 1 tháng để hiểu về thói quen của mình nhé. Ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online,… Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… và các khoản chi cố định hàng tháng khác. Đến cuối tháng, bạn sẽ có trong tay 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. Hãy nhớ, giai đoạn này là để bạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng của bản thân, cho nên đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu khi bạn chưa có thông tin rõ ràng cho việc này.

Bước 2: Phân loại các khoản chi và chia chúng thành những hạng mục như sau:

  • Chi phí cố định: tiền thuê nhà, tiền điện – nước, tiền ăn uống,…
  • Chi phí phát sinh: nhu yếu phẩm, mua sắm khác,…
  • Khoản tiết kiệm

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

Bước 3: Bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu

Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Hãy phân bổ thu nhập của bạn vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm, chú ý đối chiếu với thói quen chi tiêu xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Ở bước này, ứng dụng lập bảng thống kê Excel sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn. Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt – cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Cột “Dự tính” ghi số tiền được khoán cho mỗi khoản chi vào đầu tháng, và cột “Thực tế” sẽ ghi số tiền bạn thực sự tiêu xài cho từng khoản vào cuối tháng.

Hoặc đơn giản, bạn có thể sử dụng tính năng quản lý chi tiêu của app TNEX để giới hạn số tiền chi tiêu theo từng ngày, từ đó giúp bạn quản lý ví tiền của mình chặt chẽ hơn.

Vậy, lập kế hoạch chi tiêu mang lại cho bạn những lợi ích gì?

Lập ra kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi hàng tháng. Bạn sẽ phân biệt được những khoản nào là cần thiết, những khoản nào nên hạn chế và cắt giảm những khoản không cần thiết phải tiêu tiền.

Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ tạo cho bạn thói quen chuẩn bị khoản dự phòng cho các tình huống không ngờ đến, ví dụ như xe hư, bị tai nạn, người thân cần giúp đỡ hay đi dự đám cưới bạn bè… Để giải quyết những trường hợp này thường sẽ tiêu tốn không ít, vậy nên hãy luôn chuẩn bị sẵn một khoản “phòng thân” để bạn không rơi vào thế bị động khi tình huống bất ngờ xảy ra.

XEM THÊM: 4 điều bạn có thể làm khi chi tiêu quá mức

Có thể bạn quan tâm

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

TNEX – Cùng Gen Z chi tiêu hiệu quả

Thành là một sinh viên năm nhất, đang chân ướt chân ráo bước vào quãng đời Đại học của mình. Chuyển lên mảnh đất thủ đô để sinh sống, cậu mơ tưởng đến cuộc sống tự lập thoải mái trước mắt. Tuy nhiên, thực tế thì chẳng bao giờ đẹp như giấc mơ. Chuyển ra […]

Xem bài viết →

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

Thay vì dùng các ứng dụng sổ thu chi trong gia đình, nhiều chị em văn phòng vẫn thích lập bảng Excel. Bằng cách này mọi chi tiêu trong gia đình sẽ được thống kê một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Vậy làm thế nào để lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng bằng Excel nhanh? Cùng RedBag tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Để lập được bảng chi tiêu gia đình hàng tháng bằng Excel, bạn cần thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây.

Bước 1: Lên danh sách các khoản phí thu - chi hàng tháng

Trước tiên, bạn cần phân chia các khoản thu chi hàng tháng theo từng danh mục cụ thể. Chú ý, chia mục càng chi tiết càng tốt. Bước này rất quan trọng. Nếu không thống kê đầy đủ bạn sẽ rất khó lên ngân sách và kiểm soát các khoản thu chi trong tháng.

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

Bước 2: Phân bổ nguồn ngân sách

Khi đã lên được các danh mục thu chi, bạn hãy phân bổ ngân sách sao cho hợp lý. Có rất nhiều phương pháp chi tiêu giúp sổ thu chi gia đình của bạn trở nên khoa học hơn như:

  • Phương pháp 6 chiếc lọ.
  • Phương pháp 50/50.
  • Phương pháp 50/20/30.

Tùy vào tình hình thực tế của mỗi gia đình mà lựa chọn phương pháp thích hợp.

Bước 3: Rà soát, cân đối chi tiêu hợp lý

Hãy rà soát lại bảng chi tiêu gia đình hàng tháng mà bạn vừa lập. Sau đó cân đối lại sao cho hợp lý nhất. Không nên phân bổ quá nhiều hoặc quá ít vào một mục.

Bước 4: Thực hiện ghi chép thu chi

Cần ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận theo ngày, theo tuần, theo tháng. Tuyệt đối không bỏ lỡ bất cứ một khoản thu - chi nào dù là nhỏ nhất.

Làm sao để xây dựng bảng chi tiêu gia đình hàng tháng với ngân sách sát thực tế?

Khi lập bảng chi tiêu gia đình bằng Excel, bạn phải xác định những con số chi phí chi tiêu phù hợp. Mỗi gia đình sẽ có mức thu nhập cũng như chi tiêu khác nhau. Vậy nên khi tham khảo bảng Excel chi tiêu gia đình hay cá nhân trên mạng. Bạn phải linh hoạt chỉnh sửa để xây dựng cho gia đình mình một bảng phù hợp nhất. Có 3 điểm trong cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả sát với thực tế nhất là:

Thứ nhất, dựa vào tổng kết thu - chi thực tế của 2 - 3 tháng trước đó

Muốn bảng chi tiêu gia đình hàng tháng không có những con số “trên trời”. Bạn cần tổng kết lại tình hình thu - chi trong khoảng 2 - 3 tháng trước. Điều này sẽ giúp nắm rõ được chi tiêu thực tế ra sao. Từ đó sẽ dễ cân đối ngân sách sao cho khớp với nhu cầu chi tiêu của cả gia đình.

Thứ hai, thiết lập các mục tiêu tài chính

Thay vì nói suông, hãy lập ra những mục tiêu tài chính cho từng mốc thời gian. Làm tốt điều này bạn sẽ có định hướng để phấn đấu và cố gắng. Một lưu ý cho bạn là nên đặt những mục tiêu mà bạn và gia đình dễ nhìn thấy được sự thay đổi khi xem lại bảng quản lý chi tiêu gia đình mình bằng Excel. Những mục tiêu về tiết kiệm dài hạn, ngắn hạn hay mục tiêu về đầu tư cần đặt rõ và đo lường được. Vì khi bạn đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra, bạn sẽ có động lực và kỷ luật hơn trong quản lý tài chính.

Thứ ba, phân loại chi phí

Phân loại các chi phí theo mức độ ưu tiên từ lớn đến nhỏ. Bạn nên có một danh mục các khoản bắt buộc như trả nợ, tiền nhà,... Với các mục không quá quan trọng, hãy tìm cách cắt giảm và phân bổ vào quỹ tiết kiệm. 

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

Việc xác định chi phí ban đầu sẽ giúp bạn kỷ luật hơn trong việc chi tiêu. Khi bạn không biết nên chi bao nhiêu cho một tháng là đủ, cứ nghĩ cần thì cứ chi tiêu. Hay nếu bạn có suy nghĩ mỗi ngày chi tiêu nhiều hơn 1 chút cũng không sao. Và bạn cứ chi tiêu mà không đặt hạn mức chi phí thì bạn sẽ bất ngờ vào cuối tháng đấy.

Mặc dù trong bảng chi tiêu trong gia đình bằng Excel bạn cần đề ra hạn mức cho các khoản chi phí. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá chi li trong thu chi. Bởi như thế bạn và các thành viên rất dễ cảm thấy thiếu thốn và mệt mỏi. Đồng thời, bạn có thể thêm một khoản chi phí dự phòng nhỏ cho tháng đó. Đề phòng những chuyện xảy ra cần chi tiêu gấp chẳng hạn.

Các mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng bằng Excel

Để việc lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng của bạn trở nên dễ dàng hơn. RedBag xin chia sẻ một số mẫu bảng đơn giản đã được nhiều người áp dụng. Trong đây có những cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người, 5 người rất hay để bạn tham khảo.

  • Mẫu 1: Bảng chi tiêu gia đình hàng tháng thống kê theo từng thành viên.

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

  • Mẫu 2: Bảng chi tiêu cho từng cá nhân.

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

  • Mẫu 3: Bảng theo dõi chi tiêu - thu nhập chi tiết cho cả gia đình.

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

  • Mẫu 4: Bảng chi tiêu chi tiết cho gia đình 3 người thu nhập 35 triệu/tháng.

Lập danh sách chi tiêu hàng tháng

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bảng cân đối tài chính cá nhân excel sau. Nếu bạn thấy phù hợp, hãy tải về để sử dụng cho việc quản lý chi tiêu của gia đình mình.

Một số sai lầm trong quản lý chi tiêu khiến tài chính hao hụt

Rất nhiều người thắc mắc, vì sao đã có bảng chi tiêu gia đình hàng tháng trong tay nhưng gia đình tôi vẫn bị hao hụt tài chính. Để lý giải điều này, RedBag sẽ liệt kê ra một vài sai lầm ngay sau đây.

Không có kế hoạch cụ thể

Nhiều gia đình bỏ bẫng bước lập kế hoạch chi tiết vì thế dễ rơi vào tình trạng hụt thu thừa chi. Ngoài ra, nó cũng khiến cho bạn rối loạn, chi tiêu quá nhiều vào những thứ không cần thiết.

Các thành viên trong gia đình bất đồng chi tiêu

Chi tiêu gia đình 5 người hay 4 người, 10 người điều quan trọng nhất là sự nhất quán trong chi tiêu. Thói quen mỗi người chi một kiểu làm cho bảng chi tiêu hàng tháng của bạn rất dễ thất bại.

Ví dụ, bạn tiết kiệm nhưng chồng lại tiêu hoang phí. Tiền làm ra bao nhiêu “đốt” sạch sành sanh. Điều này làm cho gánh nặng tài chính dồn lên vai của bạn. Lâu dần dẫn đến mâu thuẫn khó hòa hợp. Đây là lí do vì sao bạn cần ngồi lại và thống nhất với các thành viên cách chi tiêu phù hợp nhất.

Không có quỹ dự phòng

Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống mà bạn không thể lường trước được. Chẳng hạn, covid-19 khiến bạn giảm lương, mất việc làm. Hay con cái ốm đau, bố mẹ ở quê cần tiền chữa bệnh… Lúc này, nếu không có quỹ dự phòng, bạn sẽ rơi vào khó khăn. Tình trạng “giật gấu vá vai” làm cho tình hình tài chính đã khó lại càng khó hơn. Do đó, hãy luôn chuẩn bị quỹ dự phòng dù là người độc thân hay đã có gia đình.

Vừa rồi là một số hướng dẫn lập bảng chi tiêu gia đình hàng tháng. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã biết cách quản lý chi tiêu cho gia đình của mình khoa học nhất. Tham khảo thêm các bí quyết quản lý tài chính khác được RedBag chia sẻ tại mục “Kiến thức” nhé.