Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

LDL-cholesterol thường được gọi là cholesterol "xấu", là một loại hạt lipoprotein được tìm thấy trong máu của bạn. Khi chỉ số LDL-cholesterol ở mức cao, nó có thể góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chỉ số LDL-cholesterol là gì, chỉ số LDL-cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì, nguyên nhân dẫn đến LDL-cholesterol cao và chúng ta nên làm gì để có chỉ số LDL-cholesterol tối ưu.

1Chỉ số LDL-Cholesterol là gì?

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

LDL-Cholesterol là loại cholesterol phổ biến nhất được tìm thấy trong máu

Một số cholesterol được cung cấp từ thức ăn và được tổng hợp từ gan và sẽ không hòa tan trong máu, vì vậy các protein sẽ mang nó từ nơi hấp thu đến nơi cần thiết. Những chất mang này được gọi là lipoprotein.

LDL-cholesterol hay cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) là loại cholesterol phổ biến nhất được tìm thấy trong máu của bạn. Mỗi hạt LDL được tạo thành từ một lớp áo lipoprotein và một trung tâm cholesterol.

Mặc dù nó thường được gọi là cholesterol “xấu”, nhưng cholesterol LDL không phải là không có lợi cho sức khỏe. Cơ thể chúng ta cần cholesterol LDL để bảo vệ dây thần kinh, sản xuất tế bào và hormone.

2Chỉ số LDL-Cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?

Giá trị của LDL bao nhiêu là tốt?

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Các mức độ của chỉ số LDL-Cholesterol

Giá trị của LDL được đo bằng số miligam (mg) của LDL trên mỗi dexilit (dL) máu. Lượng LDL trong máu của người trưởng thành được chia thành các mức như sau:

- Dưới 100 mg/dL: Tối ưu

- 100-129 mg/dL: Gần hoặc cao hơn mức tối ưu

- 130-159 mg/dL: Cao đến ranh giới

- 160-189 mg/dL: Cao

- 190 mg/dL trở lên: Rất cao

Như vậy, giá trị LDL của bạn nên nằm trong mức tối ưu hoặc gần tối ưu là tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn có một tình trạng như bệnh tim hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể đề nghị mức LDL tối ưu là 70 mg/dL hoặc có thể thấp hơn.

Giá trị LDL cao có ý nghĩa gì?

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Khi dư thừa LDL, các mảng cholesterol này tích tụ trong động mạch

Bản thân cholesterol là một chất cần thiết trong cơ thể, nó là chất truyền cholesterol đến các tế bào, hỗ trợ duy trì cấu trúc tế bào và đóng vai trò như một tiền chất cho các chất quan trọng đối với chức năng của con người. Mọi người đều có một số lượng lipoprotein này, nhưng vấn đề nảy sinh khi lượng LDL trong máu tăng cao.

Khi dư thừa LDL, các mảng cholesterol này tích tụ trong động mạch, gây xơ vữa động mạchlàm giảm lưu lượng máu. Khi động mạch tim của bạn bị ảnh hưởng, lượng oxy không đủ sẽ làm hỏng cơ tim và gây ra các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

LDL cao phản ánh điều gì?

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

LDL cao có khả năng gây ra các vấn đề tim mạch và đột quỵ

Mức cholesterol LDL cao có thể khiến bạn có nhiều khả năng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

- Bệnh động mạch vành

- Bệnh động mạch ngoại vi

- Bệnh tim, bao gồm đau thắt ngực và đau tim

- Đột quỵ

- Tổn thương đường ruột

3Nguyên nhân dẫn đến LDL-cholesterol cao

Thức ăn

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng LDL máu

Những gì bạn ăn có thể có tác động lớn đến mức LDL của bạn, trong đó nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng LDL máu là do là chất béo bão hòa, các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa bao gồm: mỡ lợn và kem, thịt bò và mỡ bò, thịt cừu và thịt lợn, gà lột da, bơ và sữa giàu chất béo, bao gồm cả pho mát đầy đủ chất béo, dầu cọ.

Cân nặng

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Chỉ số BMI là thước đo nhằm đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể

Một yếu tố nguy cơ chính khác làm LDL tăng cao là cân nặng quá mức. Thừa cân hoặc béo phì về mặt lâm sàng hạn chế khả năng cơ thể loại bỏ loại cholesterol này khỏi máu và có liên quan trực tiếp đến việc làm nồng độ LDL trong máu tăng cao hơn.

Có thể dùng thước đo tiêu chuẩn cho chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể. Nếu điểm dưới 25 được coi là bình thường hoặc nhẹ cân, bạn đang thừa cân nếu điểm của bạn từ 25 đến 29,9 và được xác định là béo phì khi từ 30 trở lên.

Lười hoạt động thể chất

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Lười hoạt động thể chất là nguy cơ làm tăng mức LDL trong máu

Hoạt động thể chất không đủ cũng có thể làm tăng mức LDL trong máu. Tuy nhiên, tin tốt là số lượng bài tập bạn tăng lên dù chỉ ở mức khiêm tốn cũng có thể giúp ích rất nhiều cho bạn. Nếu có thể, các bác sĩ khuyên bạn nên hoạt động thể chất lên đến 90 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, cho dù bạn chỉ tập được từ 30 – 45 phút mỗi ngày thì vẫn mang lại được kết quả hữu ích.

Thuốc lá và rượu

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Thuốc lá là nguyên nhân làm tăng LDL và giảm HDL máu

Một trong vô số những tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc hút thuốc lá là xơ vữa động mạch, làm tăng LDL và giảm HDL. Ngoài ra, khi bạn vô tình hít phải thuốc lá từ những người hút thuốc khác cũng sẽ nguy hiểm và gây ra các vấn đề sức khỏe tương tự.

Bên cạnh đó, việc uống quá nhiều rượu và nghiện rượu cũng có liên quan đến mức cholesterol tăng cao trong máu.

Tuổi và giới tính

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Ở cả nam và nữ, khi già đi thì lượng LDL trong máu của họ thường tăng lên

Tuổi và giới tính của bạn cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến mức LDL. Khi cả nam giới và phụ nữ già đi, lượng LDL trong máu của họ thường tăng lên. Nam giới có xu hướng có mức LDL cao hơn phụ nữ trong những năm tuổi trẻ (từ 20 đến 59 tuổi). Ngược lại, phụ nữ luôn có giá trị LDL cao hơn sau tuổi trung niên (60 tuổi).

Di truyền

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng LDL-Cholesterol cao trong máu

Cũng như nhiều tình trạng sức khỏe khác, tiền sử gia đình có cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này hơn ở những đời sau. Tình trạng này đặc biệt đáng quan tâm vì nó thường không được phát hiện sớm và có liên quan đến những cơn đau tim sớm, đột quỵ và tử vong sớm.

Chủng tộc và dân tộc

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Người Mỹ gốc Phi là một trong các tộc người có nguy cơ LDL-Cholesterol tăng cao trong máu

Chủng tộc và dân tộc cũng là một yếu tố gây ra mức cholesterol cao. Mặc dù tất cả các chủng tộc và dân tộc đều có thể có mức LDL máu cao, nhưng có sự khác nhau giữa các tộc người, ví dụ như:

- Người Mỹ gốc Phi: cholesterol cao xảy ra ở 10,6% ở người thời trước đây và khoảng 10,3% ở thời điểm hiện tại.

- Người gốc Tây Ban Nha: 13,1% đàn ông gốc Tây Ban Nha bị cholesterol cao, mặc dù con số này ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha là 9%.

- Người châu Á không phải gốc Tây Ban Nha: đàn ông và phụ nữ châu Á cũng có tỷ lệ cholesterol cao tương đương nhau. Nó xảy ra ở 11,3% đàn ông châu Á và 10,3% phụ nữ châu Á.

- Người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha: tỷ lệ tăng cholesterol cao nhất ở phụ nữ da trắng với 14,8% và ở nam giới da trắng là 10,9%.

Các loại thuốc

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Một số nhóm thuốc cũng có thể làm tăng mức LDL máu

Cho dù là các loại thuốc được kê đơn thì cũng có thể làm tăng mức LDL trong máu. Điều này có thể khó xảy ra với các loại thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp cao, cùng với các bệnh liên quan khác. Vậy nên trước khi kê bất kỳ đơn thuốc nào, bác sĩ cũng sẽ cần phải để ý và xem xét đến những rủi ro và lợi ích có thể gặp phải.

Một số nhóm thuốc có thể làm tăng mức LDL máu như: thuốc tim mạch, steroid hocmon steroid để giảm viêm, thuốc kháng vi rút, thuốc ức chế miễn dịch và một số loại thuốc tác động lên não và thần kinh trung ương.

Các tình trạng sức khỏe khác

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Các bệnh lí về gan có thể là nguy cơ làm lượng LDL trong máu bạn tăng cao

Cholesterol cao cũng có thể do một loạt các tình trạng sức khỏe, tình trạng rối loạn hoặc bệnh khác mà bạn có thể mắc phải. Chúng bao gồm: mang thai, bệnh về gan, bệnh về thận, bệnh tiểu đường loại 2 và các vấn đề về tuyến giáp.

4Nên làm gì để có chỉ số LDL-Cholesterol tối ưu

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Thực hiện lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để giúp kiểm soát LDL-Cholesterol luôn ở mức tối ưu

Câu trả lời cho việc bạn nên làm gì để có được chỉ số LDL-Cholesterol tối ưu đó là thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống của bản thân lành mạnh hơn, bao gồm những yếu tố như:

- Chế độ ăn uống: nên ăn các loại protein nạc, ăn nhiều chất xơ, không nên ăn quá ngọt, nên sử dụng những loại thực phẩm ít chất béo như rau và trái cây tươi, bánh mì nguyên hạt, sữa chua và pho mát không có chất béo hoặc chứa chất béo không bão hòa như bơ, quả hạch, dầu ô liu.

- Tập thể dục thường xuyên: Theo khuyến nghị của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ về hoạt động thể chất ở người lớn và trẻ em, nên tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, tốt nhất nên chia nhỏ trong vài ngày. Nếu bạn chưa quen với thói quen tập thể dục thường xuyên, các bài tập aerobic tác động thấp là một cách tốt để bắt đầu.

- Giữ cân nặng trong phạm vi hợp lí, BMI <>2.

- Kiểm soát lượng đường trong máu.

- Bỏ thuốc lá: Mặc dù thói quen này có thể khó bỏ, nhưng việc bỏ thuốc lá có thể giúp ngăn ngừa sự tăng cholesterol máu.

- Sử dụng thuốc làm giảm cholesterol: nếu bạn và bác sĩ của bạn nhận thấy rằng chỉ số LDL trong máu của bạn không thay đổi sau khi bạn đã cố thay đổi một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể sử dụng thuốc, thuốc có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol cao của bạn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về chỉ số LDL cũng như những ảnh hưởng của nồng độ LDL cao trong máu. Hãy thực hiện một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ tăng LDL máu giúp giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh và tránh khỏi các nguy cơ bệnh tật nhé.

Nguồn: webmd, verywellhealth, everydayhealth

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Làm sao đẩy lùi căn bệnh rối loạn lipid máu?

>>>>> Rối loạn mỡ máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

6 tháng trước 4

Ldl cholesterol trong xét nghiệm máu là gì
0