Lê hữu minh tuấn là ai

Lê hữu minh tuấn là ai
Bị cáo Phạm Chí Dũng (thứ hai từ phải sang) và bị cáo Nguyễn Tường Thụy tại phiên tòa

Tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận các tình tiết khách quan của vụ án, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án.

Theo đó, từ năm 2014 đến khi bị bắt, các bị cáo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng bất mãn về chính trị trong và ngoài nước, có tư tưởng bất mãn với chính quyền.

Ngày 4-7-2014, Phạm Chí Dũng cùng Nguyễn Tường Thụy và 39 người khác ra tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, bầu Ban lãnh đạo “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” gồm 5 thành viên. Nội dung “Tuyên bố thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam” nêu rõ mục đích hoạt động của hội là "đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay". Đến năm 2018, theo danh sách do Phạm Chí Dũng lập, có 72 người tham gia “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”.

Lê hữu minh tuấn là ai
Chủ tọa phiên tòa tuyên án đối với các bị cáo

Sau khi thành lập, bị cáo Phạm Chí Dũng với vai trò “Chủ tịch” đã chỉ đạo tạo lập trang web “Việt Nam Thời Báo”, quản trị, nhận và duyệt đăng thông tin bài viết của mình, của hội viên, của các cộng tác viên có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam và tuyên truyền về hoạt động của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”; qua đó lôi kéo, phát triển hội viên trong và ngoài nước vào hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Phạm Chí Dũng sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết, đăng tải nhiều tin, bài trên trang “Việt Nam Thời Báo” của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Ngoài ra, bị cáo Dũng còn làm cộng tác viên, phóng viên, gửi bài viết và trả lời phỏng vấn cho các báo đài, thông tấn, trang tin điện tử nước ngoài với mục đích đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay.

Lê hữu minh tuấn là ai
Bị cáo Phạm Chí Dũng

Bị cáo Nguyễn Tường Thụy là “Phó Chủ tịch” của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, phụ trách “Chi hội miền Bắc”. Bị cáo Lê Hữu Minh Tuấn là thành viên của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”. Hai bị cáo đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật.

Lê hữu minh tuấn là ai
Bị cáo Nguyễn Tường Thụy

Theo nhận định của hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Hành vi của các bị cáo đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, hòng làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, nhằm gây chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Vì vậy cần phải xử lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục, răn đe phòng ngừa chung. Tuy nhiên, hội đồng xét xử cũng xem xét các tình tiết giảm nhẹ: các bị các phạm tội lần đầu, bị cáo Thụy cho đến khi bị xét xử đã trên 70 tuổi, cha của bị cáo Dũng có công với cách mạng.

Lê hữu minh tuấn là ai
Bị cáo Lê Hữu Minh Tuấn

Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phạm Chí Dũng 15 năm tù, bị cáo Nguyễn Tường Thụy 11 năm tù và bị cáo Lê Hữu Minh Tuấn 11 năm tù cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Mỗi bị cáo bị phạt quản chế tại nơi cư trú trong thời hạn 3 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Ngoài ra, các bị cáo cũng bị tuyên phải nộp lại khoản tiền thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội. Cụ thể, bị cáo Dũng nộp lại hơn 482 triệu đồng, 75.886 USD, 1.113 Bảng Anh; bị cáo Thụy nộp lại 180 triệu đồng; bị cáo Tuấn nộp lại 423 triệu đồng.

ÁI CHÂN

Ngày 13-6, Công an TP.HCM cho biết Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Hữu Minh Tuấn (31 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Nam) để điều tra tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.

Trước đó, ngày 21-11-2019, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với Phạm Chí Dũng (54 tuổi, quê Đồng Tháp, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) để điều tra về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo Công an TP.HCM, Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố.

Mở rộng điều tra vụ án, ngày 18-5-2020, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét với Nguyễn Tường Thụy về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ngày 23-5, sau khi các quyết định, lệnh đã được Viện KSND TP.HCM phê chuẩn, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở của ông Thụy (chung cư 54 Hạ Đình, P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội).

Tiếp tục mở rộng điều tra, ngày 8-6, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lê Hữu Minh Tuấn về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ngày 12-6, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở của Lê Hữu Minh Tuấn, thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan hành vi phạm tội.

Lê hữu minh tuấn là ai
Chống phá Nhà nước, 2 người lĩnh án tù chung thân

SƠN BÌNH - NGỌC KHẢI

Phiên tòa phúc thẩm của Tòa án cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn diễn ra vào sáng 28/2 với kết quả y án sơ thẩm 11 năm tù giam.

Ông Tuấn, năm nay 33 tuổi, là biên tập viên của trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập - một tổ chức báo chí do những cá nhân ở Việt Nam lập ra không được Nhà nước công nhận. 

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho ông Tuấn cho biết qua điện thoại như sau:

"Nói chung, Tuấn cho rằng mình bị oan, chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội theo điều 25 của Hiến pháp, việc của Tuấn là chỉ có phản biện chính sách xã hội.

Về phần họ, cơ quan công tố thì cho rằng những hành vi của Tuấn là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền và của Đảng, Nhà nước cho nên cơ quan công tố đề nghị tuyên y án sơ thẩm.

Về phần luật sư thì có chỉ ra những cái sai, không đúng về mặt tố tụng, giám định cũng sai. Ví dụ họ giám định cả những bài báo trước thời điểm 1/1/2019 và họ cho rằng những bài báo đó là vi phạm pháp luật, vi phạm luật An ninh mạng."

Tuy nhiên, trên thực tế thì thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2019 thì luật An ninh mạng mới chính thức có hiệu lực. Theo luật sư Mạnh, với việc sử dụng những bài báo viết trước thời điểm này để truy tố ông Tuấn thì tòa án đang áp dụng nguyên tắc hồi tố pháp luật và điều này là sai trái.

Hội đồng xét xử cho rằng, quan điểm của luật sư là không chấp nhận được và quan điểm của Viện kiểm sát, của cơ quan công tố là trùng với quan điểm của tòa án nên họ tuyên y án sơ thẩm 11 năm tù với cáo buộc tội "Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Ông Tuấn bị bắt giam hồi tháng 6 năm 2020 và ra tòa cùng hai lãnh đạo khác của Hội Nhà báo độc lập là ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy - một blogger của Đài Á Châu Tự Do.

Trong phiên tòa sơ thẩm, hồi tháng 1 năm 2021, Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng bị tuyên đến 15 năm tù giam, Phó Chủ tịch hội Nguyễn Tường Thụy bị tuyên án 11 năm tù giam dù đã trên 70 tuổi vì các bài viết ôn hòa của mình.

Hai ông không kháng cáo bản án sơ thẩm vì cho rằng kháng cáo cũng không thay đổi được gì và sau đó bị chuyển đi thi hành án.

Thành viên trẻ nhất trong nhóm ba lãnh đạo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam sẽ bị đưa ra xét xử phúc thẩm vào cuối tháng 2 này, do có đơn kháng cáo.

Ông Lê Hữu Minh Tuấn sinh năm 1989 bị Tòa án TPHCM tuyên án 11 năm tù giam cùng với ông Phạm Chí Dũng 15 năm tù và ông Nguyễn Tường Thụy - blogger của Đài Á Châu Tự Do 11 năm tù trong phiên tòa chóng vánh hồi tháng 1 năm 2021. Cả ba người bị cáo buộc tội danh "phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước", nay ông Lê Hữu Minh Tuấn mới được xét xử phúc thẩm.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho biên tập viên của trang Việt Nam Thời báo cho biết:

“Lê Hữu Minh Tuấn có lịch xét xử vào ngày 28 tây tháng 2. Ông Lê Hữu Minh Tuấn trước sau cho đến giờ phút này thì vẫn xác định là mình không có tội.”

Trả lời về việc các luật sư sẽ bào chữa cho ông Tuấn trong phiên toà phúc thẩm theo hướng nào, vị luật sư của Đoàn Luật sư TP. HCM nói:

“Hướng bào chữa của chúng tôi thì vẫn cho rằng là các ông ấy chỉ thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà thôi chứ không phải là những hành vi vi phạm pháp luật.

Quan điểm này đã được xác định từ phiên toà sơ thẩm rồi, chúng tôi chỉ yêu cầu phiên toà phúc thẩm đánh giá lại về vụ án.

Nhưng mà cũng phải nói thẳng thắn với nhau thật ra thì đối với những phiên toà có yếu tố liên quan đến chính trị như thế này thì chúng tôi cũng không đặt quá nhiều hy vọng vào việc thay đổi bản án. Vì thông lệ nó là như vậy.”

Do hai ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thuỵ không kháng án và đã bị đưa đi trại giam để thi hành bản án, nên phiên toà phúc thẩm này chỉ có một mình ông Lê Hữu Minh Tuấn tham gia.

Hồi tháng 5 năm 2021, Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc đã kết luận việc chính quyền Việt Nam bắt giữ và xử tù đối với nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn là có tính chất tuỳ tiện, và đề nghị chính quyền trả tự do cho nhà báo này. 

Trước đó, tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ cáo trạng đối với ông Lê Hữu Minh Tuấn.