Lỗi gương xe máy không đúng quy định

Lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?

Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, nếu như ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương chiếu hậu đủ tiêu chuẩn bên trái đã không bị xử phạt.

Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

- Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. 

- Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.

- Đối với ô tô, mức phạt với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000 - 400.000 đồng.  

Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.

Nhưng người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.

Lỗi gương xe máy không đúng quy định

Lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)
 

Có đủ gương, xe máy vẫn có thể bị phạt

Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.

Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.

Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…

Cách tốt nhất để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.

Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.

>> Các trường hợp phải bật xi nhan để không bị xử phạt

Không ít trường hợp người tham gia giao thông lắp gương chiếu hậu quá nhỏ hoặc quá ngắn chỉ để chống chế với lực lượng cảnh sát giao thông. Theo quy định, gương chiếu hậu thế nào là đúng quy cách?

Điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe ô tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Theo Quy chuẩn QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy thì gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế dùng để quan sát phía sau.

Theo đó, tất cả các gương phải được lắp đặt chắc chắn và điều chỉnh được vùng quan sát. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.

Đồng thời, gương chiếu hậu cần đáp ứng quy định về kích thước như sau:

- Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69cm2;

- Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm;

- Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Lỗi gương xe máy không đúng quy định
Gương chiếu hậu thế nào là đúng quy cách? (Ảnh minh họa)
 

Lắp gương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp điều khiển xe ô tô không có đủ gương chiếu hậu hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng, đồng thời buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn (theo điểm a khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 16).

Theo Quy chuẩn QCVN 14:2015/BGTVT, xe gắn máy phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe mô tô phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái (Xem thêm: Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy).

Tuy nhiên, Nghị định 100 chỉ quy định mức xử phạt đối với xe máy không có gương bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 17).

Như vậy, theo Nghị định 100 đối với trường hợp sử dụng gương chiếu hậu không đạt chuẩn hay nói cách khác là có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng có thể sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Mức phạt lỗi xe máy không gương

>> Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Luật có quy định cụ thể về kích thước, màu sắc hay loại gương không, hay em có thể lắp sao cũng được? Nếu lắp sai, em có thể bị phạt gì không?

Xem thêm

Luật sư tư vấn

Theo điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe môtô hai bánh phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Tại điểm 13 Phụ lục I Thông tư 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/05/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật gương chiếu hậu như sau:

- Xe phải có hai gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.

- Gương chiếu hậu phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 28:2010/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy" (trừ các yêu cầu về lắp đặt gương chiếu hậu trên xe).

- Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn, có thể điều chỉnh dễ dàng.

- Gương lắp ngoài bên trái xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phẳng rộng ít nhất 2,5 m, kể từ điểm ngoài cùng của mặt bên trái xe trở ra phía giữa đường và cách mắt người lái về phía sau Xe 10 m.

- Gương lắp ngoài bên phải xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phang rộng ít nhất 4 m kể từ mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và đi qua điểm ngoài cùng ở bên phải xe và cách điểm quan sát của người lái về phía sau Xe 20 m.

Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về kích thước đối với gương chiếu hậu như sau:

- Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.

- Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

- Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.

Việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp gương chiếu hậu không đúng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe mô tô điều khiển xe không gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Như vậy, nếu bạn lắp gương chiếu hậu không đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện như trên (không gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nói trên.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

    Đang tải...

  • {{title}}