Màu cát lành là gì

Phần lớn các loại u lành tuyến giáp không phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết mới có chỉ định phải dùng đến phương pháp cắt u lành tuyến giáp. U lành tuyến giáp không cần mổ khi bướu có kích thước nhỏ, và cả kích thước to nhưng không gây khó thở, khó nuốt. Khi u lành tuyến giáp nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1 – 2 năm một lần. Bạn cần chủ động đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

U lành tuyến giáp bắt buộc phải mổ trong trường hợp

  • U nhân tuyến giáp ác tính (ung thư): Chẩn đoán nhân ác tính bằng sinh thiết.
  • U giáp nhân có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính (tế bào học hay trên siêu âm tuyến giáp).
  • Khối u giáp nhân có tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư (K) giáp.
  • Khối u giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho người bệnh. Triệu chứng bệnh gây ra do u lành tuyến giáp chứ không phải người bệnh bị mắc phải các căn bệnh khác như: Viêm họng, đau cột sống cổ, bị trào ngược...
  • Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
  • Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm tư thế ngửa, đầu ngửa ra sau, độn gối dưới vai để ưỡn cổ, đầu cao, chân thấp, mặt nhìn thẳng lên trần để đường rạch đi đúng giữa cổ, bọc tóc trong mũ.
  • Đường rạch da: Đường rạch hình chữ “U”, hoặc theo nếp lằn cổ, đáy quay xuống dưới, cách phía trên hõm ức 2cm. Hai đầu đường rạch sang sang 2 cơ ức đòn chũm kéo dài lên 2 bên 3-4 cm. Đường rạch qua bề mặt da, tổ chức dưới da và cân cơ cổ nông.
  • Bóc tách vạt da: Bóc tách vạt da đến bờ trên sụn giáp và xuống tới hõm ức. Nếu khối u to thì có thể tách rộng lên cao. Banh rộng trường mổ bằng phương pháp khâu sợi chỉ kéo lên trên hoặc bằng banh tự động.
  • Bộc lộ tuyến giáp: Mở dọc chính giữa theo các thớ cơ ức đòn móng, sau đó là cơ ức giáp (thường cơ ức giáp dính vào bao tuyến giáp). Nếu u lành tuyến giáp quá to có thể cắt ngang các thớ cơ này. Bộc lộ tuyến giáp dưới cơ dưới móng bằng banh Farabeuf. Buộc cầm máu các tĩnh mạch cổ trước. Toàn bộ tuyến giáp được bộc lộ và có thể đánh giá tổn thương bằng tay.
  • Cắt u
  • Thì 1: Xác định vị trí u
  • Thì 2: Bóc tách sao cho phẫu trường tại vị trí u đủ rộng rãi để tiến hành cắt thuận tiện nhất. Sau đó, tiến hành kẹp, buộc mạch máu tại vị trí u
  • Thì 3: Tiến hành cắt u lành tuyến giáp, nếu u nằm sâu trong nhu mô có thể tiến hành mở nhu mô tuyến giáp lấy u. Khâu lại nhu mô sau khi mở lấy u
  • Cầm máu kỹ: Đặt 1 Sonde dẫn lưu, đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu. Rút dẫn lưu sau khi dịch không còn chảy ra qua dẫn lưu, thông thường rút dẫn lưu sau phẫu thuật 72 giờ.

U bạch huyết là sự biến dạng của hệ bạch huyết được đặc trưng bởi các tổn thương u nang vách mỏng. Hệ thống bạch huyết là mạng lưới các mạch chịu trách nhiệm luân chuyển chất lỏng dư thừa của hệ thống tĩnh mạch từ các mô cũng như các hạch bạch huyết lọc chất lỏng này để tìm dấu hiệu của mầm bệnh.

U bạch huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và liên quan đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng 90% xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi và thường ở vị trí đầu, cổ. U bạch huyết xảy ra có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. U bạch huyết bẩm sinh thường liên quan đến nhiễm sắc thể như hội chứng Turner. U bẩm sinh thường chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm thai nhi. Còn u bạch huyết mắc phải có thể là do chấn thương, viêm hoặc tắc nghẽn bạch huyết.

Hầu hết các u bạch huyết là tổn thương lành tính và khu trú ở một hoặc nhiều khu vực trên cơ thể. Các triệu chứng của bệnh dựa vào kích thước và vị trí của khối u. Các u bạch huyết có thể xuất hiện dưới dạng chấm nhỏ màu đỏ hoặc xanh. Khi bạch huyết tích tụ nhiều chúng có thể sưng và gây biến dạng. Tuỳ thuộc vào vị trí sưng, mô hoặc cơ quan bị ảnh hưởng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ: lưỡi sưng có thể gây ra khó khăn khi nói và ăn uống. Hoặc u bạch huyết ở hốc mắt có thể gây ra tầm nhìn đôi...

Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho u máu, u bạch huyết có đường kính từ 5-10cm. Đây là những khối u gây vướng cộm, ảnh hưởng đến chức năng sống hoặc thẩm mỹ.

3.1. Phẫu thuật cắt bỏ u máu

Tuỳ thuộc vào kích thước khối u và vị trí có thể có nhiều phương pháp điều trị. Phẫu thuật được khuyến nghị cho những loại u máu có cấu trúc phức tạp và đang tổn thương có nguy cơ phá huỷ các mô khoẻ mạnh xung quanh. Những trường hợp này thường gây ra các triệu chứng đau nghiêm trọng cần xem xét để điều trị phẫu thuật.

Thủ tục tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính sẽ sử dụng phương pháp gây mê toàn thân để đưa bệnh nhân đi vào giấc ngủ. Sau đó bác sĩ sẽ rạch da và cắt bỏ khối u ra ngoài.

Bệnh nhân có thể sẽ có vết mũi khâu sau khi bác sĩ loại bỏ khối u. Bác sĩ sẽ tiến hành quấn kín vùng này bằng băng nén và hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân chăm sóc vết thương nhanh được phục hồi.

Biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật cắt bỏ u máu là xuất huyết. Ngoài ra, u máu còn có xu hướng tái phát cao sau khi phẫu thuật. Và tình trạng này sẽ phù thuộc vào loại và vị trí của khối u.

3.2. Phẫu thuật u bạch huyết

Điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân bị u bạch huyết là cắt bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật. Bởi vì các hốc chứa ở dưới da phải được loại bỏ để ngăn ngừa tổn thương xuất hiện trở lại. Tái phát cục bộ là tình trạng phổ biến của u bạch huyết. Do vậy, cắt bỏ toàn bộ u này có thể khó khăn và đôi khi không khả thi. Các khối u được giới hạn ở lớp hạ bì có thể dễ dàng cắt bỏ khi phẫu thuật và tỷ lệ thành công của cuộc phẫu thuật là rất cao.

U bạch huyết không gây ra bất kỳ vấn đề gì nhưng vì tình trạng lồi lên của chúng ở trên mặt và cổ nên chúng có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể có những biến chứng nghiêm trọng như: đau đớn, nhiễm trùng, khó thở, khó nuốt, viêm mô tế bào, chảy máu, đau ngực,...

U máu và u bạch huyết đều có thể tác động không tốt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các tác động này bao gồm biến dạng trên cơ thể đặc biệt ở vùng mặt, cổ. Vì vậy, người bệnh cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa để có thể tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả với từng trường hợp bệnh cụ thể.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY