Mẫu sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự

htt1. Thời điểm cần đến lý lịch nghĩa vụ quân sự

Ngày nay, sơ yếu lý lịch chắc không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Sơ yếu lí lịch bây giờ là một tài liệu vô cùng quan trọng phục vụ trong cuộc sống như: ứng tuyển hồ sơ xin việc, thủ tục cá nhân, thủ tục nhập học...Vì vậy, trên thị trường không phải sơ yếu lý lịch cùng giống y hệt nhau mà nó sẽ có những loại khác nhau để phục vụ cho từng mục đích khác nhau.

Cũng giống như việc viết lý lịch thông thường khác thì việc viết sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự sẽ cần thiết khi bạn có nhu cầu hoặc lệnh tham gia nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó, với loại lý lịch này bạn hoàn có thể viết khi tham gia các trường học vào ngành quân đội.

Mẫu sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự
Thời điểm cần đến lý lịch nghĩa vụ quân sự

Đối với việc viết lý lịch nghĩa vụ quân sự thì bạn cần cần phải đảm bảo những mặt nội dung như thế nào? Có sự khác biệt gì so với việc viết lý lịch thông thường hay không? Cùng đi tìm câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên ở phần tiếp theo nhé!

Xem thêm: Tổng hợp những điều không nên đề cập trong sơ yếu lý lịch xin việc

2. Mục đích của lý lịch nghĩa vụ quân sự

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự thì bên cạnh việc được rèn luyện, tính cách và tác phong thì bạn sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi khác nhau sau khi hoàn thành. Và để được hưởng những quyền lợi đó thì bạn cần phải hoàn thiện trước lý lịch quân sự. Lý lịch nghĩa vụ quân sự trong đó sẽ bao gồm các thông tin về người tham gia nghĩa vụ, thông tin gia đình, tình hình kinh tế, quá trình công tác...Với những thông tin này về sau sẽ là một chứng cứ chứng minh quân nhân đó đã có khoảng thời gian phục vụ nghĩa vụ quân sự.

Mẫu sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự
Mục đích của lý lịch nghĩa vụ quân sự

Không những vậy, các thông tin trong lý lịch nghĩa vụ quân sự của người tham gia nghĩa vụ sẽ giúp cho việc các Trung đoàn trưởng dễ dàng phân loại và đào tạo theo từng tiểu đội hoặc đại đội khác nhau. Vì vậy để có thể dễ dàng được tham gia nghĩa vụ quân sự thì bạn cần phải biết cách viết lý lịch ra sao, cùng theo dõi ở phần tiếp theo để biết cách viết lý lịch nghĩa vụ quân sự đầy đủ và chi tiết nhất.

3. Hướng dẫn viết lý lịch nghĩa vụ quân sự đầy đủ và chi tiết

3.1. Bố cục nội dung lý lịch nghĩa vụ quân sự

Trong lý lịch nghĩa vụ quân sự đầy đủ thì bố cục sẽ bao gồm những phần nội dung như sau:

- Sơ yếu lý lịch của người tham gia nghĩa vụ quân sự

- Tình hình, chính trị của gia đình người tham gia nghĩa vụ quân sự cộng với Tình hình, chính trị quá trình công tác của bản thân người tham gia nghĩa vụ quân sự.

Mẫu sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự
Hướng dẫn viết lý lịch nghĩa vụ quân sự đầy đủ và chi tiết

- Nhận xét và đề nghị của chính quyền địa phương của người tham gia nghĩa vụ quân sự và kèm theo các kết luận của cơ quan và hội đồng quân sự…

3.2. Chi tiết hướng dẫn viết lý lịch nghĩa vụ quân sự 

3.2.1. Sơ yếu lý lịch của người tham gia nghĩa vụ quân sự

Để điền đúng như thông tin theo mẫu có sẵn của lý lịch nghĩa vụ quân sự thì khi viết bạn cần làm đúng những và tuân thủ những nội dung như sau:

- “Họ, chữ đệm và tên thường dùng”  và -“Họ, chữ đệm và khai sinh” ghi đúng tên của mình trên giấy khai sinh hoặc trên căn cước công dân. Phần này bạn nên viết in hoa và không điền tên biệt danh hoặc tên không chính thức của mình.

- Với phần “Sinh ngày...tháng...năm…” đây là phần bạn ghi về ngày và tháng cùng với năm sinh của mình. Đối với số tháng và số ngày sinh cần phải ghi đủ hai chữ số. Ví dụ như bạn sinh tháng 8 vào ngày 3 năm 1999 thì trong đây bạn phải ghi là “Sinh ngày: 08 tháng 03 năm 1999”. Tiếp theo là “Giới tính”  thì hãy ghi rõ giới tính cụ thể của mình vào nhé.

- “ Số CMND/ số thẻ căn cước”- ghi đúng số thẻ căn cước của bạn vào mục này. Hiện này hầu hết chứng minh nhân dân cũ không còn hiệu lực và hầu hết mọi người đã đổi sang thẻ căn cước công dân. Vì vậy ở đây bạn cần ghi đúng 12 số căn cước công dân của mình.

- “Nơi đăng ký khai sinh” và “Quê quán”: Hai nội dung này bạn hãy so sánh và đối chiếu ở giấy khai sinh của mình để điền thông tin.

- “Dân tộc, tôn giáo, quốc tịch”- cũng dựa vào giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu để điền vào mục này. Đối với dân tộc thì có: Kinh, Tày, Nùng...còn đối với tôn giáo thì có: đạo Phật, thiên chúa Giáo,..Nếu không theo bất cứ hay tôn sùng loại đạo nào thì hãy ghi “Không nhé”

- “Nơi thường trú của gia đình, nơi ở hiện tại của bản thân”- xác định rõ địa điểm của gia đình và chính mình để điền vào. Cần ghi rõ địa chỉ cụ thể, không nên ghi quá ngắn gọn.

Mẫu sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự
Cách viết lý lịch nghĩa vụ quân sự đầy đủ và chi tiết

- Các nội dung tiếp theo “Thành phần gia đình, thành phần bản thân, trình độ văn hóa, năm tốt nghiệp” bạn hãy dựa vào những thông tin của mình và kết hợp với gia đình đề điền thông tin vào. Với “Trình độ văn hóa, năm tốt nghiệp cần ghi một cách cụ thể và chi tiết. Ví dụ: “Trình độ văn hóa 12/12, Năm tốt nghiệp: 2017”

- “Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch”- Dựa trên những giấy tờ được nhà trường cung cấp hoặc chứng nhận tại các trung tâm đào tạo để ghi vào. Chẳng hạn như: tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Hàn, trình độ B1,…

- “Ngày vào Đoàn, ngày vào Đảng”- Trình bày chính xác và cụ thể từng số ngày, tháng, năm nếu như đã vào Đoàn Cộng sản Việt Nam hoặc vào Đảng thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 

- “Khen thưởng, kỷ luật”- Ngoài nêu rõ danh mục khen thưởng hoặc kỷ luật bạn cũng nên nêu rõ vào mốc thời gian nhận được mục khen thưởng đó.

- Tiếp đó là các mục liên quan đến công việc của bạn như: Nghề nghiệp, lương, nơi làm việc...Ghi rõ tên cơ quan, vị trí công việc cùng với con số về lương một cách cụ thể.

Mẫu sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự
Hướng dẫn viết lý lịch nghĩa vụ quân sự chuẩn nhất

- Cuối cùng ở mục sơ yếu lý lịch này sẽ là phần điền thông tin về gia đình bao gồm: Bố, mẹ. Cũng tương tự như điền tên của mình bạn hãy dựa vào giấy khai sinh để điền nhé.

3.2.2. Tình hình, chính trị của gia đình và người tham gia nghĩa vụ quân sự

- Đối với “Tình hình, chính trị của gia đình” người tham gia nghĩa vụ quân sự phải kê khai các thông tin của những người trong gia đình mình như: Bố, mẹ, anh/chị/em, vợ/chồng/con cái...Với mỗi người trong gia đình khi kê khai thì người viết phải nêu chi tiết về: Tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán.

- Đối với “Tình hình, chính trị quá trình công tác của bản thân người tham gia nghĩa vụ quân sự”: Đây là phần mà người tham gia nghĩa vụ quân sự tóm tắt về các quá trình hoạt động của bản thân mình từ bé đến hiện tại. Ở đây, người viết lý lịch quân sự cần ghi rõ về khoảng thời gian học tập ở đâu, năm nào, chức vụ gì từ tiểu học đến Đại học.

Xem thêm: Trình độ chuyên môn trong Sơ yếu lý lịch viết thế nào?

3.2.3. Nhận xét, đề nghị của địa phương người tham gia nghĩa vụ

Cuối cùng, như bao loại sơ lý lịch khác thì mục nhận xét và đề nghị của chính quyền địa phương chính là mục mà người tham gia nghĩa vụ quân sự cần phải công chứng và xác thực bởi các cơ quan có thẩm quyền. Với việc viết lý lịch nghĩa vụ quân sự mà không có dấu hiệu nào về sự nhận xét hay đóng dấu của địa phương sinh sống thì lý lịch đi nghĩa vụ quân sự sẽ không được xét duyệt.

Mẫu sơ yếu lý lịch nghĩa vụ quân sự
Cách viết lý lịch nghĩa vụ quân sự chuẩn và đầy đủ

Nói chung, mong rằng bài viết hướng dẫn viết lý lịch nghĩa vụ quân sự của vieclam123.vn sẽ giúp bạn trong việc hoàn thành hồ sơ nghĩa vụ quân sự.