Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Bơi lội làm giảm áp lực của thai nhi lên trực tràng của mẹ, giúp máu lưu thông nhiều hơn trong khu vực xương chậu, hạn chế tình trạng tụ máu, táo bón và sưng chân. Bơi lội cũng giúp cơ thể thích nghi tốt với các chứng đau nhức trong thai kỳ, hoạt động co giãn cơ làm giảm hẳn cảm giác đau lưng gây khó chịu cho bạn.

Bơi lội rất có lợi cho hệ tim mạch, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều này đặc biệt tốt với cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bơi lội còn làm tăng sự đàn hồi, dẻo dai của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, làm săn chắc cơ chuẩn bị cho một hành trình sinh con đầy vất vả sau này.

Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ tham gia vào hoạt động bơi lội khi mang thai có thể giảm bớt đau đớn thậm chí rút ngắn được thời gian chuyển dạ còn một nửa. Một số thai phụ có ngôi thai bất thường sau một thời gian tập luyện bơi lội, không những ngôi thai trở lại như bình thường mà còn hoàn hảo như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Thật thần kỳ đúng không? Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không bắt đầu môn thể thao này ngay từ hôm nay đi?

Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng để dành được sự tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên chú ý những điều sau khi đi bơi nhé!

Những điều mẹ bầu cần chú ý khi đi bơi

1. Thời gian đi bơi

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu không có sự cho phép của bác sĩ, mẹ không nên đi bơi để tránh những nguy hiểm xảy ra. Vì đi bơi trong thời điểm này có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Đi bơi là để giúp cơ thể mát mẻ hơn trong những ngày nóng nực. Nhưng theo một số bác sĩ, khi trời quá nắng, mẹ bầu cũng không nên đi bơi. Vì khi đó, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, gặp nước lạnh sẽ rất dễ bị cảm.

Mẹ nên nhớ là mình bơi để thư giãn tinh thần cũng như xoa dịu cảm giác khó chịu cho cơ thể chứ không phải tham gia luyện tập cho giải quốc gia nhé! Không nên bơi trong thời gian quá lâu cũng như để cơ thể quá mệt mỏi, đồng thời bạn nên uống một ly nước trước khi xuống hồ để tránh cho cơ thể mất nước.

Lý do mà nhiều chị em chọn bơi lội khi mang thai là vì môn thể thao này đơn giản, nhẹ nhàng do được vận động dưới nước. Bơi lội khi mang thai giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể; Tăng cường chức năng tim và phổi; Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp; Tăng khả năng chịu đựng; Giảm sưng phù chân tay trong thời gian mang thai; Đốt cháy calo; Giúp giảm mệt mỏi và khiến các bà mẹ đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Khi đi bơi, các mẹ bầu cần lựa chọn tư thế bơi hợp lý; Trước khi xuống bể bơi, các mẹ cần phải kiểm tra huyết áp cho cẩn thận. Nếu phát hiện mình bị huyết áp thấp hoặc tăng huyết áp thì tuyệt đối không được xuống bể bơi; Thời điểm bơi phù hợp: Để đảm bảo tốt nhất về sức khỏe, các mẹ không nên đi bơi trong khoảng 3 tháng đầu tiên và 2 tháng cuối của thai kỳ. Đây là thời gian rất quan trọng nên tốt nhất là nên tránh vận động mạnh; Không nên bơi quá lâu: Trong quá trình bơi, các mẹ nên đảm bảo thời gian bơi là vừa đủ, không nên bơi quá lâu sẽ làm cho cơ thể bị mệt mỏi hoặc có thể bị cảm lạnh không tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trước khi tập bất cứ môn thể thao nào cũng như bơi lội, bạn cần được sự cho phép của bác sĩ sản khoa.

Một trong những môn thể thao an toàn và có lợi cho sức khỏe bà bầu đó chính là bơi lội. Tuy nhiên, liệu bà bầu tháng cuối có nên đi bơi khi đang rất cận kề ngày sinh hay không? Và nếu đi bơi thì cần lưu ý gì để giữ an toàn cho cả mẹ và bé? Mời độc giả hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết này.

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên

*Vui lòng kiểm tra lại SĐT

*Bạn chưa chọn mục nào!

ĐĂNG KÝ MUA!

Lợi ích của việc bơi lội trong giai đoạn mang thai

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Bơi lội là một môn thể thao rất nhẹ nhàng, phù hợp với mọi đối tượng không chỉ riêng phụ nữ mang thai. Lý do bởi khi tập luyện môn thể thao này, các mẹ bầu sẽ nhận được hàng loạt lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giảm thiểu chấn thương khi tập luyện thể thao: So với các môn thể thao khác thì bơi lội ít gây ra chấn thương nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý thực hiện chậm rãi, chú ý việc lên - xuống hồ bơi để tránh bị trượt chân, ngã rất nguy hiểm.

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch cho bà bầu nhờ sự tác động chủ yếu lên 2 vùng cơ chính là tay và chân.

  • Giảm bớt tình trạng phù nề: Khi bơi, nước giúp chất lỏng trong cơ thể được đẩy đến các mô vào tĩnh mạch, giúp máu lưu thông ở chân tốt hơn. Từ đó góp phần làm giảm bớt tình trạng phù nề cho bà bầu.

  • Giảm đau dây thần kinh tọa: Trong tháng cuối, thai nhi phát triển đã rất to, chèn ép lên dây thần kinh tọa khiến mẹ bị đau vùng lưng và hông. Bơi lội giúp bé “nổi” cùng mẹ và làm giảm bớt cơn đau rất đáng kể.

  • Giúp cơ thể mẹ bầu mát mẻ hơn: Thân nhiệt của bà bầu luôn tăng cao trong suốt thai kỳ, nhất là vào mùa hè nóng bức. Vì vậy, việc ngâm mình dưới nước sẽ giúp mẹ bầu “hạ hỏa” hơn.

  • Kiểm soát cân nặng: Việc tập luyện giúp mẹ bầu đốt cháy calo, kiểm soát cân nặng tốt hơn, tránh tình trạng mắc tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, ở giai đoạn sau sinh, thai phụ cũng sẽ dễ dàng giảm cân, về lại vóc dáng tốt hơn.

  • Cải thiện khả năng chịu đựng: Bơi lội dưới nước giúp mẹ bầu tăng cường cơ bắp và khả năng chịu đựng. Điều này rất có lợi trong quá trình sinh nở vì mẹ bầu có thể chịu đau tốt hơn.

  • Bơi lội giúp mẹ có tinh thần mẹ bầu sảng khoái, thư giãn hơn, giảm bớt căng thẳng, stress và mang lại giấc ngủ ngon hơn. Điều này rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Chính nhờ những lợi ích này mà các chuyên gia thường khuyến khích bà bầu tập bơi để tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, đối với bà bầu tháng cuối có nên đi bơi hay không lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi và khiến nhiều chị em thắc mắc.

Bà bầu tháng cuối có nên đi bơi?

Theo chia sẻ của các chuyên gia, đối với phụ nữ mang thai ở tháng thứ 9 có sức khỏe tốt, thai kỳ ổn định thì vẫn có thể tập bơi. Bởi việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, góp phần giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Tuy nhiên, trong quá trình bơi lội, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ các quy tắc an toàn để không xảy ra chấn thương. Mọi tác động trong thời điểm này đều có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đặc biệt là sự cố trơn trượt và ngã khi bơi lội có thể khiến thai phụ động thai, sinh non,...rất nguy hiểm.

Ngoài ra còn có những đối tượng bà bầu tháng cuối được khuyến cáo không nên đi bơi nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Thai phụ từng có tiền sử sinh non, sảy thai nhiều lần

  • Mẹ bầu bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh tiểu đường, tim mạch

  • Mẹ bầu đang có dấu hiệu bị động thai, dọa sinh non

Nếu thuộc một trong các trường hợp kể trên, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên đi bơi để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Thay vào đó, các chị em cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, ít đi lại hơn và đi lại cần thật cẩn thận.

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: cơn gò tử cung, chảy máu âm đạo, đau bụng, rỉ ối,...thì càng không được bơi mà cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra. Đây có thể là những dấu hiệu chuyển dạ hoặc thậm chí là động thai nên tuyệt đối không thể chủ quan.

Như vậy, bà bầu tháng cuối có nên đi bơi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự ổn định của thai nhi. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn môn thể thao bơi lội để quyết định nên bơi hay không hoặc bơi với tần suất ra sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
  • Bà bầu tháng thứ 8 có nên đi bộ? Những điều mẹ cần lưu ý

Những điều bà bầu tháng cuối cần lưu ý khi đi bơi

Mặc dù bơi lội là môn thể thao có độ an toàn cao đối với phụ nữ mang thai nhưng vẫn không thể tránh khỏi rủi ro nếu chúng ta không thực hiện đúng cách. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé, bà bầu tháng thứ 9 trước khi bơi cần lưu ý các vấn đề dưới đây.

Kiểu bơi

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Khi bơi, mẹ bầu không nên lựa chọn các kiểu bơi vận động mạnh như xoay người, bơi bướm để tránh gây mất sức. Thay vào đó chúng ta nên chọn các động tác nhẹ nhàng như bơi ếch, thả trôi người trên nước hoặc đập tay đập chân nhẹ nhàng. 

Môi trường

Việc lựa chọn môi trường nước để bơi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự an toàn của mẹ bầu. Trước khi bơi, mẹ nên kiểm tra kỹ để tránh bể bơi, bãi biển không bị ô nhiễm. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn những bể bơi được khử trùng bằng clo đúng cách để tránh nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, ảnh hưởng đến thai kỳ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến nhiệt độ nước trong bể bơi. Việc bơi trong nước nóng sẽ khiến thân nhiệt thai phụ tăng cao, có thể gây sảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thời gian bơi

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Thời gian lý tưởng nhất để bà bầu đi bơi chính là tầm sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này nhiệt độ cơ thể vẫn còn ấm, dễ dàng điều hòa với môi trường. Thời điểm trời nắng gắt cần tránh xa vì nhiệt độ cơ thể chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời có thể sẽ khiến thai phụ bị chóng mặt, cảm sốt,...

Chuẩn bị trước khi bơi

Để bảo vệ sức khỏe, trước khi bơi mẹ bầu cần chú ý các vấn đề như sau:

  • Kiểm tra sự ổn định của huyết áp để chắc chắn sức khỏe đảm bảo có thể tập luyện môn bơi lội. Không đi bơi khi cảm thấy không khỏe hoặc bị cảm lạnh,...

  • Chuẩn bị nước uống, uống nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.

  • Chuẩn bị dép chống trơn trượt để sử dụng trước và sau khi lên xuống bể bơi, sàn bể bơi hoặc phòng thay đồ.

  • Khởi động chân tay để tránh nguy cơ chuột rút khi đang bơi.

  • Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khi bơi ngoài trời.

Lưu ý trong quá trình bơi

Mẹ bầu đi bơi có tốt không

Sau khi đã đảm bảo các yếu tố an toàn, bà bầu tháng cuối có thể xuống bơi nhưng vẫn cần tuân theo các quy tắc an toàn như:

  • Không thực hiện các động tác nguy hiểm như: nhảy xuống bể bơi, lặn ngụp, các kiểu bơi gây mất sức,...

  • Lựa chọn các kiểu bơi và động tác nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Không bơi quá lâu khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi hoặc cảm lạnh.

Chú ý sau khi bơi

Sau khi bơi và chuẩn bị lên bờ, các bà mẹ đang mang thai tháng cuối cần chú ý đến các vấn đề an toàn như sau:

  • Sử dụng dép chống trơn, trượt để đi lại trên sàn và trong phòng thay đồ.

  • Mẹ nên đi thay đồ ướt ngay, lau khô đầu, tắm rửa sạch sẽ để tránh bị vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm âm đạo thuận lợi trong môi trường ẩm ướt. Cần lưu ý không tắm nước quá nóng hoặc xông hơi gây tác động tiêu cực đến thai nhi.

  • Bổ sung thêm nước cho cơ thể.

  • Đi tiểu sau khi bơi để phòng ngừa viêm âm đạo.

  • Nhỏ mắt, lau khô tai để tránh viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc “bà bầu tháng cuối có nên đi bơi?” và những điều cần lưu ý cho các chị em. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu bơi lội an toàn để có sức khỏe tốt, sẵn sàng cho quá trình sinh nở sắp tới.

Bà bầu nên đi bơi từ tháng thứ mấy?

Thời điểm tốt nhất để bà bầu đi bơi là khi thai được 5 – 7 tháng. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã phát triển ổn định, các cơ quan và mọi chức năng sinh lý đều vận hành tốt. Lời khuyên rằng các mẹ bầu nên tránh đi bơi ở những tháng đầu và cuối thai kỳ. Vì đã có một số báo cáo về tình trạng vỡ ối sớm và sinh non xảy ra.

Bà bầu nên bởi kiểu gì?

Có 2 kiểu bơi phù hợp nhất với mẹ bầubơi ngửa và bơi ếch. Thế nhưng cả 2 kiểu bơi này đều có những khuyết điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầuthai nhi.

Tại sao đi bơi lại có thai?

Việc đi bơi con trai vô tình xuất tinh trong nước thì không khả năng con gái mang thai được. Tinh trùng sau khi được xuất tinh phải môi trường lý tưởng mới thể sống được và môi trường lý tưởng là môi trường âm đạo của phụ nữ, còn bể bơi không giống môi trường trong âm đạo nên khả năng mang thai là không cao.

Bà bầu đi bơi mặc gì?

Bà bầu nên mặc gì khi đi bơi? Tuy nhiên, đa phần các bà bầu đi bơi thường chọn loại bikini 1 mảnh. Vừa thoải mái vận động lại vừa không lộ bụng bầu nữa. Mẹ nhớ chọn các sản phẩm chuyên dụng cho bà bầu hoặc các loại vải co giãn tốt để dễ vận động nhé!