Mẹ đang cho con bú bị sốt uống thuốc gì

Có bầu uống thuốc giảm đau được không? Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Đây là đối tượng cực kỳ nhạy cảm khi sử dụng thuốc bởi vì không chỉ có tác động lên mẹ mà thuốc còn ảnh hưởng đến trẻ.

Ngay cả những thuốc không kê đơn phổ biến khi sử dụng ở đối tượng này cũng có nguy cơ gây ra những tác dụng không mong muốn.

Trong đó, paracetamol (Hapacol) là một thuốc giảm đau, hạ sốt vô cùng quen thuộc với nhiều người và được xem là khá an toàn khi dùng đúng liều lượng.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu có bầu uống thuốc giảm đau được không, hoặc mẹ cho con bú có uống được hay không. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thuốc paracetamol là gì?

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn được sử dụng rất phổ biến. Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc vẫn chưa được biết đến.

Thuốc paracetamol thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc giúp giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng sẽ không có tác dụng đối với viêm và sưng trong khớp.

Thuốc cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác do bác sĩ chỉ định mà không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và cách dùng

Paracetamol là thuốc không kê đơn, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau răng, đau cơ, sốt nhẹ... Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ paracetamol là gì? Nó có tác dụng thế nào không? Để hiểu rõ hơn về paracetamol, hãy cùng…

2. Có bầu uống thuốc giảm đau được không? Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?

Theo lý thuyết, khi mang thai người phụ nữ không nên dùng thuốc, vì thuốc có thể qua nhau thai ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Nhưng trên thực tế, có khá nhiều mẹ bầu cần sử dụng thuốc giảm đau vì nhiều nguyên nhân. Trước khi sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần tham vấn qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

Thuốc paracetamol (Hapacol) là một lựa chọn tốt để giảm đau và hạ sốt cho người mẹ đang cho con bú bị cảm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện có paracetamol trong sữa của mẹ đang cho con bú nhưng với lượng rất nhỏ.

Hàm lượng thuốc có trong sữa thấp hơn nhiều so với liều dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh nên hầu như không gây hại đến trẻ bú mẹ. Tác dụng phụ do paracetamol gây ra ở trẻ nhỏ do bú mẹ rất hiếm khi xảy ra.

Khi kiểm tra nước tiểu của 12 trẻ từ 2–22 tháng tuổi bú sữa mẹ sau khi người mẹ uống paracetamol 650mg, các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy sự hiện diện của hoạt chất này trong nước tiểu.

Một nghiên cứu khác thu thập nước tiểu trong 1–3,5 giờ sau khi bú ở 6 trẻ sơ sinh từ 2–6 ngày tuổi. Những đứa trẻ này có mẹ đã sử dụng 1–2g paracetamol từ 2–4 giờ trước khi cho con bú.

Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh đào thải trung bình 401mcg paracetamol và các chất chuyển hóa của nó qua nước tiểu trong khoảng thời gian trên.

Tốt hơn hết, bạn chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn và tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo.

Bạn có thể hỏi ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ hay tham khảo thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Ngoài ra, bạn cần nhận được lời khuyên từ chuyên gia y tế trước khi dùng thuốc paracetamol nếu con bạn:

  • Sinh non
  • Nhẹ cân khi sinh
  • Có những tình trạng y tế khác

3. Tác dụng phụ 

Bên cạnh tác dụng chữa trị các triệu chứng đau, sốt thì paracetamol cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Mặc dù tất cả tác dụng phụ này không phải sẽ luôn xảy ra nhưng nếu phát hiện, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp đã được ghi nhận

  • Phân có máu hoặc đen như hắc ín
  • Nước tiểu có máu hoặc đục màu
  • Sốt có hoặc không có ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi sử dụng thuốc điều trị)
  • Đau ở lưng dưới hoặc đau một bên
  • Có các đốm đỏ xuất hiện trên da
  • Phát ban, mề đay hoặc mẩn ngứa
  • Đau họng (không xuất hiện trước khi điều trị và không được gây ra bởi tình trạng đang được điều trị)
  • Có vết lở, loét hoặc các đốm trắng trên môi hay bên trong miệng
  • Lượng nước tiểu giảm đột ngột
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Mệt mỏi bất thường
  • Mắt hay da có màu vàng

Nếu sử dụng quá liều paracetamol hoặc nghi ngờ ngộ độc paracetamol bạn có thể biểu hiện các triệu chứng dưới đây và tốt nhất hãy đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời:

  • Tiêu chảy
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Co thắt và đau dạ dày
  • Sưng, đau hoặc căng vùng bụng trên/dạ dày

Bạn cần làm gì khi bị ngộ độc paracetamol?

 Tại Hoa Kỳ, ngộ độc paracetamol là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính, hơn cả viêm gan do virus. Xem qua bài viết do Hapacol nghiên cứu, bạn sẽ khám phá thêm về loại thuốc này tưởng chừng như vô hại Paracetamol (Hapacol) là một trong…

Tác dụng phụ được ghi nhận ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Tình trạng phát ban nổi sần ở phần thân trên và mặt của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể là do paracetamol có trong sữa mẹ gây ra.

Hiện tượng này xảy ra sau 2 ngày người mẹ điều trị với paracetamol 1g khi đi ngủ.

Sau đó, triệu chứng giảm dần khi người mẹ ngừng thuốc nhưng tái phát sau 2 tuần khi tiếp tục sử dụng liều paracetamol 1g.

Hai báo cáo khác lại cho thấy 14 phụ nữ cho con bú sau khi uống paracetamol hoặc tiền dược của thuốc này và không thấy tác dụng phụ trên con của họ.

4. Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm paracetamol phối hợp

Một số biệt dược chứa paracetamol trên thị trường được kết hợp với các hoạt chất khác, chẳng hạn như codein.

Tuy thuốc hạ sốt paracetamol không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh nhưng những thành phần khác như codein lại không an toàn cho bé.

Vậy nên, bạn cần đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.

Nếu cảm thấy lo lắng hay có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn, nhất là khi muốn uống thuốc paracetamol kết hợp với một hoạt chất khác.

Có thể bạn quan tâm:

Tủ thuốc gia đình cần có gì?

Chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Mang thai, dùng thuốc hạ sốt nào an toàn?

Tham khảo:

Can I take paracetamol while I’m breastfeeding? //www.nhs.uk/common-health-questions/medicines/can-i-take-paracetamol-while-i-am-breastfeeding/

Acetaminophen use while Breastfeeding. //www.drugs.com/breastfeeding/acetaminophen.html

Đang cho con bú, có nên uống thuốc hạ sốt?

Bạn đọc Thanh Hà (Nam Định) hỏi: Tôi đang nuôi con nhỏ 6 tháng tuổi, con bú mẹ 100%. Tuần tới, tôi có lịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, nếu sau tiêm bị sốt thì tôi có được dùng thuốc hạ sốt? Nếu uống thuốc thì sữa mẹ có ảnh hưởng gì không?

  • Phải làm sao để tiêm được mũi 2 vắc-xin Covid-19?

  • Mắc Covid-19 với tải lượng 16.5 có nguy hiểm không?

  • Đặt 2 stent mạch vành có tiêm được vắc-xin Covid-19?

  • Uống thuốc cảm cúm kết hợp để hạ sốt sau tiêm vắc-xin được không?

PGS-TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia - trả lời: Theo Tổ chức Y tế thế giới, các loại vắc-xin ngừa Covid-19 được sử dụng hiện nay không chứa virus sống, vì thế rất an toàn, không gây ra nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ.

Dùng thuốc hạ sốt trong một thời gian ngắn không gây ảnh hưởng gì đến em bé trong quá trình bú sữa mẹ (Ảnh minh họa từ Internet)

Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ, trẻ bú mẹ cũng rất an toàn. Bạn đang cho con bú hoàn toàn thì việc tiêm vắc-xin Covid-19 rất cần thiết. Điều này có thể chủ động bảo vệ để bạn có sức khỏe tốt hơn và chăm sóc con.

Nếu tiêm về bị sốt thì có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thông thường. Việc hạ sốt trong một thời gian rất ngắn không gây ảnh hưởng gì đến em bé trong quá trình bú sữa mẹ.

Một bạn đọc (ở TP HCM ) hỏi: Em bị viêm xoang nên thỉnh thoảng có chảy máu mũi, lâu lâu thì bị bầm tím hay chảy máu chân răng. Vậy em có tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 được không?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP HCM kiêm Trưởng Đơn vị Điều trị Covid-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), trả lời: Các biểu hiện em mô tả không khác gì ở người bình thường nên không có gì phải lo lắng. Vì vậy, em nên đi tiêm sớm để phòng ngừa bệnh, nhất là trong thời điểm hiện nay.

N.Dung - H.Yến ghi

Video liên quan

Chủ đề