Measurement là gì trong xuất nhập khẩu

Thuật ngữ trên vận đơn

Các thuật ngữ trên vận đơn được liệt kê:

Bill of lading (B/L) gọi tắt bill là vận đơn vận chuyển hàng hóa, được xem như là một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển và người vận chuyển xác nhận cho người gửi hàng và là chứng từ để nhận hàng tại cảng đích, đặc biệt là trong vận chuyển đường biển.

Shipper là người gửi hàng, người xuất khẩu hoặc là người bán hàng, thường là người sẽ phải chịu tiền cước vận chuyển (tùy vào điều kiện giao hàng)hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Consignee là người nhận hàng, người nhập khẩu hoặc là người mua hàng, là người có quyền sở hữu, định đoạt hàng hóa. Đôi khi trên mục consignee có ghi là “To order of ….bank….Mr/Ms…” điều này đồng nghĩa với việc vận đơn này là vận đơn theo lệnh (vận đơn kí hậu) và hàng chỉ được giao khi cá nhân/tổ chức được thể hiện lên ô này ký vào mặt sau của vận đơn hoặc làm thư cam kết bảo lãnh cho nhà nhập khẩu nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc

Notify address/Notify party là nơi, địa điểm/người nhận được thông báo khi hàng cập bến, nội dung trong mục này sẽ nhận được thông báo hàng đến “Arrival notice”. Tuy nhiên đối tượng thể hiện trên mục này không có quyền định đoạt đối với lô hàng.

Booking no (số booking) là một dãy số hoặc chữ số mà hãng vận tải có phương tiện/công ty vận chuyển không có phương tiện “carrier/forwarder” theo dõi số lượng hàng hóa đặt chỗ trên tàu/máy bay.

Vessel name: tên tàu vận chuyển hàng hóa, thường trong vận chuyển đường biển

Place of receipt: Nơi nhận hàng đầu xuất khẩu

B/L no (Bill of lading no) là số vận đơn được đặt bởi nhà vận tải để tiện theo dõi các lô hàng trong năm, thường là các ký hiệu riêng.

Export references là mã số người xuất khẩu (mã khách hàng)

Forwarding Agent references là mã đại lí, nghĩa là nơi mà consignee sẽ mang bill gốc đến nhận lệnh giao hàng (D/O)

Point and Country of Origin: Nơi phát hành vận đơn

Also Notify/Domestic Routing/ Export instructions: Người được thông báo khác/ tuyến vận chuyển nội địa/ chỉ dẫn của người xuất khẩu.

Pre-Carriage by: là có những phương tiện chuyển tải hàng từ cảng phụ đến cảng chính để xuất phát.

Port of loading (POL): Cảng xếp hàng

Port of discharge (POD): Cảng dỡ hàng

Place of delivery: nơi giao hàng (ở những cửa khẩu, depot ở sâu trong đất liền hoặc là những quốc gia không có biển, khi gửi hàng thì shipper yêu cầu hãng vận tải giao hàng đến những địa điểm ghi trong mục này).

Marks and number: ký mã hiệu đóng gói và số hiệu (đối với những lô hàng rời (LCL), không đi nguyên container thì khi giao hàng, người gửi hàng – shipper sẽ đánh số và ký mã hiệu nhận dạng hàng tại cảng đích).

Kind of package hoặc Packages of Goods: loại kiện hàng (ví dụ drum – thùng đựng rượu hoặc những loại kiện hàng khác như: pallet, cartons,…

No of packages: Số kiện hàng

Description of Packages of Goods (Description of goods): mô tả về kiện đóng gói hàng hóa.

Shipper’s load, count and seal: nghĩa là người gửi hàng tự xếp hàng, kiểm đếm và bấm seal (điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà vận tải khi xảy ra sự cố về hàng hóa như có hàng cấm trong container, hàng bị mất khi container còn nguyên và seal còn nguyên).

Container said to contain: hàng hóa được kê khai trong container

Gross weight: tổng trọng lượng hàng hóa bao gồm cả bao bì, đai, kiện để đóng gói (đơn vị là Ki-lô-gam)

Measurement: Thể tích của toàn bộ đơn hàng (đơn vị tính là CBM – tính bằng mét khối)

Freight amount: Tiền cước

Freight payable at: Tiền cước phải trả tại

Freight & charges: Cước vận chuyển và phí (người vận chuyển ghi số tiền cước và phí vận chuyển vào mục này)

Rate: số tiền cước

Units/per: đơn giá cước

Prepaid: cước trả trước

Collect: cước trả sau (nhờ thu trong một số trường hợp)

Exchange rate: tỷ giá

Prepaid at: Cước được trả trước tại…

Number of Original B/L (Number of Original): số bản vận đơn gốc được cấp tại đầu xuất khẩu

Copy/non-negotiable: bản copy/không có giá trị chuyển nhượng (vận đơn có dòng chữ này thường thể hiện chức năng thông báo, vì vậy nó không có chức năng sở hữu hàng hóa, và không dùng để nhận hàng, trao đổi hàng hóa,..)

Original bill of lading: Vận đơn gốc (vận đơn được cấp bởi carriers/forwarders cho shipper). Người sở hữu vận đơn có chữ Original chính là người sở hữu hàng hóa và có quyền định đoạt đối với lô hàng.

Telex release: điện giao hàng (điện thông báo của người gửi hàng cho hãng tàu yêu cầu giao hàng cho consignee, nếu không có điện giao hàng này, nếu hãng tàu vẫn giao hàng thì hãng tàu phải chịu trách nhiệm về lô hàng

Sea way bill: vận đơn gửi hàng đường biển (vận đơn được nhận hàng một cách vô điều kiện, người có tên trong mục consignee được quyền nhận hàng khi xuất trình giấy tờ chứng minh cần thiết) Để tìm hiểu kĩ hơn về seaway bill tham khảo bài viết chuyên sâu: Seaway bill trong xuất nhập khẩu

Place and date of issue: địa điểm và ngày phát hành vận đơn

On board date: Ngày xếp hàng lên tàu

Total number of containers or other packages or units receved by the carrier (by words): tổng số container, số kiện hàng, số hàng thực tế mà người vận tải nhận lên tàu (viết bằng chữ).

Với những thông tin về thuật ngữ trên vận đơn, XNK tin rằng, bạn sẽ nhanh chóng thành thạo khả năng đọc thông tin trên vận đơn, phục vụ công việc xuất nhập khẩu và logistics.

Xuất nhập khẩu – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công cáckhóahọc xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạnvà hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Tham khảo ngay:học kế toán thực tế ở đâu

1. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu

Từ vựng tiếng Anh xuất nhập khẩu khó bởi chúng liên quan nhiều đến các thuật ngữ về kinh tế, hợp đồng, và giao dịch. Cùng với đó là những hiệp định thương mại, từ viết tắt khá khó nắm bắt. Dưới đây là những từ vựng chuyên ngành xuất nhập khẩu, mời bạn tham khảo. Bảng từ vựng xuất nhập khẩu dưới đây được xếp theo thứ tự bảng chữ cái, bạn có thể lưu lại như một từ điển cầm tay cơ bản nhất về từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu.

A

  • Additional premium /əˈdɪʃənlˈpriːmiəm/: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung
  • Air freight /freɪt/:Cước hàng không
  • Actual wages /ˈækʧʊəlˈweɪʤɪz/: Tiền lương thực tế

B

  • Bill of lading /bɪlɒvˈleɪdɪŋ/: Vận đơn
  • Brokerage /ˈbrəʊkərɪʤ/: Hoạt động môi giới
  • Bonded warehouse /ˈbɒndɪdˈweəhaʊs/: Kho ngoại quan

C

  • Cargo deadweight tonnage / ˈkɑːgəʊˈtʌnɪʤ/: Cước chuyên chở hàng hóa
  • Certificate of indebtedness /səˈtɪfɪkɪtɒvɪnˈdɛtɪdnɪs/: Giấy chứng nhận thiếu nợ
  • Certificate of origin /səˈtɪfɪkɪtɒvˈɒrɪʤɪn/: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Customs declaration form /ˈkʌstəmzˌdɛkləˈreɪʃənfɔːm/: Tờ khai hải quan
  • Convertible debenture /kənˈvɜːtəbldɪˈbɛnʧə/: Trái khoán có thể đổi thành vàng hoặc thành dola
  • Contractual wages /kənˈtræktjʊəlˈweɪʤɪz/ : Tiền lương khoán
  • C&F( cost & freight) /kɒst&freɪt/ : Bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm
  • CIF( cost, insurance & freight) /kɒst,ɪnˈʃʊərəns&freɪt/: Bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí
  • Cargo /ˈkɑːgəʊ/: Hàng hóa, lô hàng, hàng chuyên chở (vận chuyển bằng máy bay)
  • Container /kənˈteɪnə/: Thùng đựng hàng
  • Customs /ˈkʌstəmz/: Thuế nhập khẩu, hải quan
  • Contractual wages /kənˈtræktjʊəlˈweɪʤɪz/: tiền lương khoán

Measurement là gì trong xuất nhập khẩu

(1) Số vận đơn (Bill No. & LINES) do người phát hành B/L đặt theo quy định và sử dụng để tra cứu B/L, tra cứu lô hàng, khai báo hải quan. Phần thông tin về Hãng tàu (Lines)cho biết tên hãng tàu chở hàng và Logo của hãng để nhận biết dễ dàng.

(2) Người gửi hàng (Shipper) thể hiện “tên + địa chỉ của người xuất khẩu (nếu là House B/L) và thể hiện “tên + địa chỉ của người giao nhận (nếu là Master B/L).

(3) Người nhận hàng (Consignee) được thể hiện rất nhiều cách tùy thuộc vào loại B/L và theo phương thức thanh toán mà hợp đồng xuất nhập khẩu đã quy định. Mục này có thể ghi “tên + địa chỉ người nhập khẩu”; có thể ghi “To order of + tên + địa chỉ ngân hàng”; có thể chỉ ghi “To order” hoặc “To order of shipper”; hoặc cũng có thể “bỏ trống”.

(4) Bên được thông báo (NOTIFY PARTY) thường được ghi “Same as Consignee – Giống mục Người nhận hàng” hoặc ghi “tên + địa chỉ người nhập khẩu” hoặc ghi “tên + địa chỉ của bên thứ 3” theo yêu cầu của người nhập khẩu.


Tổng hợp các thuật ngữ tiếng anh xuất nhập khẩu – Logistics.

Abandonment

  1. Sự khước từ:

Là việc từ chối thực hiện một hành động. (abandonment of action). Thí dụ: Khước từ việc thưa kiện, truy cứu, chuyến hành trình, việc giao nhận hàng vì những lý do nào đó.

  1. Sự từ bỏ:

Là việc từ bỏ một tài sản được bảo hiểm (Abandonment of insured property) trong trường hợp tài sản bị tổn thất coi như toàn bộ ước tính (constructive total loss). Chủ tài sản phải làm văn bản từ bỏ tài sản và thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản ấy cho người (công ty) bảo hiểm, để được người này xem xét từ chối hoặc chấp nhận bồi thường toàn bộ lô hàng.

Ví dụ: Tàu bị đắm ở biển sâu, trục vớt khó khăn và tốn kém nên chủ tàu tuyên bố từ bỏ tàu, chuyển quyền sở hữu con tàu cho người (công ty) bảo hiểm xem xét từ chối hoặc chấp nhận bồi thường theo giá trị bảo hiểm của tàu. Nếu người bảo hiểm từ chối bồi thường tổn thất toàn bộ với lý do chính đáng, thì họ sẽ bồi thường tổn thất bộ phận (Partial loss).

Khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Abatement

Sự giảm giá (Hàng hóa, cước phí…) (Xem Rebate)

Aboard

  1. Trên, lên (Tàu, xe lửa, máy bay)
  • Xà lan chở trên tàu (Lighters aboard ship)
  • Xếp hàng lên tàu (To get aboard)
  1. Với giới từ dùng trong thuật ngữ: Va đụng với một tàu khác (to fall aboard of a ship). A.B.S

Chữ viết tắt của: American Bureau of Shipping. (Xem: American Bureau of shipping)

Accept except…

Chấp nhận nhưng loại trừ…

Thuật ngữ được người thuê tàu hoặc đại lý thuê tàu sử dụng trong giao dịch để chỉ mình chấp nhận một số điều khoản hoặc chi tiết nào đó nhưng không chấp nhận các phần khác bị loại trừ sẽ được gạt bỏ hoặc sửa đổi tùy theo yêu cầu.

Accomplished bill of lading Vận đơn đã nhận hàng

Vận đơn gốc đã được trao cho người chuyên chở (Surrendered) tại cảng dỡ và hàng đã được nhận xong.

Act of God or natural calamity Thiên tai

Tai họa bất ngờ do thiên tai gây ra, ngoài kiểm soát của con người như: động đất, sét đánh, núi lửa phun, lũ lụt, bão tố, lốc, sóng thần…

Thiên tai là sức mạnh khó phòng chống được nên tập quán quốc tế xét trường hợp xảy ra thiên tai gây tổn thất tài sản; sinh mệnh hoặc cản trở, thủ tiêu nghĩa vụ của một bên đương sự được quy định bởi một hợp đồng hay cam kết nào đó. Thì đương sự ấy được miễn giảm trách nhiệm do trường hợp bất khả kháng (force majeure).

Tuy nhiên, trong nghiệp vụ bảo hiểm, thiên tai là một loại rủi ro được bảo hiểm và người được bảo hiểm sẽ được bồi thường tổt thất tài sản do thiên tai gây ra.

Act of state or Act of prince Hành vi nhà cầm quyền

Bao gồm các mệnh lệnh, chỉ thị về đình chỉ, cấm đoán, ngăn trở mua bán; chuyên chở, hợp tác, đầu tư, gây tổn thất tài sản hoặc cản trở; thủ tiêu nghĩa vụ của một bên đương sự được quy định bởi một hợp đồng hay cam kết nào đó. Thì bên đương sự ấy được miễn giảm trách nhiệm do trường hợp bất khả kháng. (force majeure)

Trong nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro gây tổn thất do hành vi nhà cầm quyền là loại rủi ro bị loại trừ, không được bảo hiểm (excluded risk).

Act of warHành động chiến tranh

Bao gồm chiến tranh giữa các quốc gia, nội chiến, khởi nghĩa, nổi loạn, hành động thù địch như tiêu diệt, phá hoại, bắt giữ, tịch thu và các hành động chiến tranh khác tương tự…

Trong nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro tổn thất do hành động chiến tranh được bảo hiểm theo điều kiện đặc biệt; có giới hạn, theo điều khoản bảo hiểm chiến tranh (war risk insurance clause). Actual carrier or effective carrier

Đào tạo xuất nhập khẩu

Người chuyên chở đích thực

Thuật ngữ được dùng trong nghiệp vụ gom hàng vận chuyển (Consolidation) để chỉ người chuyên chở có tàu đảm trách việc chở hàng thực sự. Khác với người chuyên chở danh nghĩa theo hợp đồng vận tải nhưng không có tàu (NVOCC) đứng ra ký kết hợp đồng vận tải, sau đó lại phải thuê người chuyên chở đích thực chở hàng thay.

Actual total lossTổn thất toàn bộ thực tế

Thuật ngữ dùng trong nghiệp vụ bảo hiểm, chỉ lô hàng được bảo hiểm bị hoàn toàn tổn thất về số lượng hoặc về phẩm chất.

Addendum Phụ lục

Bản ghi những điều bổ sung vào một văn bản pháp luật chủ yếu (hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận…), làm thành một bộ phận không tách rời của văn bản ấy.

Local Charges Phụ phí nội địa là khoản tiền phải trả thêm vào số tiền gốc theo một quy định nào đó.

Trong chuyên chở hàng bằng tàu chợ hay tàu container, có trường hợp người thuê tàu phải trả phụ phí về nhiên liệu tăng giá (Bunker adjustment charges); về đồng tiền trả cước mất giá (Currency adjustment charges), về lỏng hàng (Lighterage),… thêm vào số tiền cước gốc, theo quy định của chủ tàu.

Tìm hiểu: Các loại phụ phí đường biểnLocal Charges

Additional Premium Phụ phí bảo hiểm

Là khoản tiền mà người bảo hiểm phải trả thêm trong trường hợp hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm gốc B hoặc C mà muốn mở rộng thêm một số rủi ro phụ như: rủi ro trộm cắp .và /hoặc không giao hàng, thấm ướt nước mưa, nước ngọt, rách vỡ, dây bẩn do dầu mỡ, hành vi ác ý hay phá hoại…

Ngoài ra, một số công ty bảo hiểm quy định người được bảo hiểm phải trả thêm phụ phí khi sử dụng “tàu già” (Tàu có nhiều năm tuổi).

A ddress commission Hoa hồng người thuê tàu

Là khoản tiền tính trên phần trăm tổng số cước phí được chủ tàu / người chuyên chở trích thưởng cho người thuê tàu chuyến hoặc thuê tàu hạn định nhằm khuyến khích người này phát triển quan hệ giao dịch giữa đôi bên,

Về thực chất, hoa hồng người thêu tàu là số tiền giảm cước mà chủ tàu / người chuyên chở dành cho người thuê tàu.

Nhưng cũng có một số chủ tàu / người chuyên chở không chấp nhận cho người thuê tàu hưởng hoa hồng bằng cách ghi vào hợp đồng thuê tàu câu “miễn hoa hồng người thuê tàu” (Free of Address Commisson).

Ad – hoc Arbitration committee Hội đồng trọng tài vụ việc

Được lập ra nhằm xét xử một vụ tranh chấp nào đó và sẽ chấm dứt tồn tại sau khi xét xử.

Adjustment of Average

Tính toán tổn thất – Bảng tính tổn thất (Xem: General average)

Ad – valorem freight Cước theo giá trị

Là loại cước do người chuyên chở (chủ tàu) đặt ra và thu phí đối với loại hàng có giá trị cao như vàng bạc, đá quý, tác phẩm nghệ thuật danh tiếng…

Advance Freight (Prepaid Freight) Cước trả trước

Là một phần tiền của tổng số cước phí chuyên chở mà chủ tàu và người thuê tàu thỏa thuận phải trả trước khi tàu chở hàng đến giao tại cảng đích.

Advance on freight Tiền tạm ứng trên cước

Là số tiền mà người gởi hàng tạm ứng cho Thuyền trưởng để trả các chi phí tại cảng (không phải là cước trả trước) và sau đó sẽ được khấu trừ khi thanh toán cước.

Cước trả trước thường chiếm khoảng 1/3 tổng số cước phí và tùy thỏa thuận mà người thuê tàu có thể được hưởng một lãi suất định trên số tiền đã trả trước (khoảng 3%).

Cước trả trước không phải là tiền vay nợ của chủ tàu (Loan) và chủ tàu thường quy định trong điều khoản thanh toán: “Cước trả trước… phần trăm khi ký phát vận đơn, không khấu trừ và không thoái hoàn cho dù tàu và / hoặc hàng hóa bị mất hay không mất”.

(The freight to be paid in… on signing Bills of Lading, discountless and non returnable, ship and/ or cargo lost or not lost).

Affreightment (Chartering) Việc thuê tàu

Người thuê tàu / chủ hàng (Affreighter / Cargo Owner) có nhu cầu chuyên chở đàm phán và ký kết với người chở thuê / chủ tàu (Carrier / Ship’s owner) một hợp đồng thuê tàu (contract of affreightment) mà theo đó người chở thuê cam kết vận chuyển hàng hoặc cung cấp một phần hay toàn bộ con tàu cho người thuê sử dụng để chở hàng và người thuê phải trả số tiền cước nhất định đã được thỏa thuận trước.

Hợp đồng thuê tàu bao gồm các điều khoản quy định quyền lợi, nghĩa vụ của người thuê và người cho thuê; là hợp đồng thuê chuyến hoặc định hạn (Voyage or time Charter-Party), vận đơn đường biển (Bill of Lading) và đơn lưu khoang (Booking note).

Back freight or home freight Cước chuyến về

Dùng để chỉ tiền cước mà người thuê tàu phải trả cho chuyên chở hàng trở về cảng gởi hoặc một cảng thuận tiện nào khác mà vì một trở ngại nguy hiểm nào đó làm cho con tàu không thể đến được cảng đích để giao hàng.

Back to back charter Hợp đồng đối ứng

Là hợp đồng thuê tàu chuyến được ký giữa người thuê đầu tiên (Charterer) với người thuê thứ cấp (Sub – charterer), có những điều khoản, điều kiện giống như hợp đồng thuê tàu trước kia giữa người thuê đầu tiên và chủ tàu (Shipowner). Sở dĩ người thuê tàu đầu tiên làm như vậy khi cho thuê lại (Sublet) là nhằm mục đích nếu có loại phí nào phát sinh (Thí dụ: Tiền thưởng bốc dỡ nhanh) mà họ có trách nhiệm phải gửi trả cho người thuê thứ cấp thì họ có thể truy đòi số tiền ấy ở chủ tàu.

Bags for safe stowage (10%)Bao dùng để xếp hàng an toàn (10%)

Trong một số hợp đồng thuê tàu chở hàng rời, chủ tàu yêu cầu người thuê tàu cung cấp một số bao (túi) dùng để đóng gói một tỉ lệ phần trăm hàng nhất định xếp kèm với hàng rời. Thí dụ: Hợp đồng chở lúa mì của Úc (Austwheat 1956) quy định 10% của trọng lượng lúa mì rời phải được đóng vào bao đi kèm.

Mục đích của việc đóng bao này nhằm bảo đảm an toàn chuyên chở và tạo khả năng tận dụng trọng tải của tàu. Người thuê có trách nhiệm cung cấp đủ số bao (túi) theo quy định của hợp đồng và gánh chịu chi phí này.

Tuy nhiên, trong trường hợp tàu có cấu trúc đặc biệt không thích hợp hoàn toàn cho chở hàng rời (kiểu tàu Liberty), chủ tàu yêu cầu số bao (túi) cần cho chất xếp hàng an toàn vượt quá chất lượng quy định trong hợp đồng thì chủ tàu phải trả chi phí phần bao (túi) chênh lệch vượt trội và các chi phí làm hàng khác có liên quan (Phí bốc, dỡ, kiểm kiện, cần cẩu, giám định,…). Ngoài ra, thời gian bốc dỡ hàng cũng sẽ bao gồm thêm thời gian dành cho việc đóng bao số lượng hàng nói trên.

Trong thuê tàu chở hàng rời, chủ tàu và người thuê có thể thỏa thuận điều kiện dỡ hàng tại cảng đến theo cách “Chủ tàu miễn trách dỡ hàng” (Free out). Hoặc theo cách “Chủ tàu đảm trách dỡ hàng và chịu phí” (Liner out). Nếu hợp đồng quy định “Chủ tàu đảm trách dỡ hàng và chịu phí”, trong trường hợp cảng đến không có thiết bị dỡ hàng rời thích hợp. Hàng hóa bị buộc phải đóng bao để dỡ lên bờ, thì chủ tàu và người thuê cần thỏa thuận chi phí đóng bao hàng sẽ do bên nào gánh chịu. Theo tập quán thông thường, chi phí đóng bao hàng sẽ do người thuê hay người nhận hàng gánh chịu do đó người thuê tàu cần nắm vững trang thiết bị và khả năng bốc dỡ của 2 đầu cảng; quy định rõ điều kiện bốc dỡ để tránh tranh chấp sau này.

Bagging plant Thiết bị đóng bao

Được đặt tại cảng dỡ hàng để đóng bao hàng rời được vận chuyển đến. Cách làm này có lợi: hàng rời được chở xô trên tàu có hiệu quả kinh tế hơn được chở đóng bao và hàng rời được đóng bao tại cảng dỡ sẽ dễ dàng, thuận tiện chuyển tải vào nội địa.

Bale – capacity or Balespace Sức chứa hàng bao

Là dung tích của không gian chứa hàng bao (hoặc kiện, hòm, …) nằm dưới tầng boong chính của con tàu kể cả phần miệng hầm, đo bằng phút khối (Cubic feet) hoặc mét khối (Cubic meter).

Dung tích của mỗi hầm = Chiều dài hầm x Chiều ngang hầm (đo ở bên trong ván lát hầm, tại điểm nửa chiều dài của hầm) x Chiều cao (từ đỉnh trần hầm đến dầm ngang đáy tàu).

BallastVật dằn tàu

Gồm các vật liệu nặng như: nước biển, cát, đá, phế liệu, kim loại, … dùng làm vật liệu dằn tàu để giữ gìn hay tăng thêm độ ổn định khi tàu chạy trên biển đồng thời giữ cho bánh lái, chân vịt của tàu hoạt động bình thường, trong trường hợp tàu chở đến mức trọng tải thích hợp hoặc khi tàu phải chạy không hàng tức chạy dằn (Ballast trip).

Ballastage Phí dằn tàu

Chi phí bỏ ra để mua và chất xếp vật dằn tàu khi tàu phải chạy dằn (Ballast trip).

Ballast bonus

Phụ phí tàu chạy dằn

Trong thuê tàu chuyến hoặc thuê định hạn, đôi khi chủ tàu phải điều con tàu từ một địa điểm cách xa đến cảng gởi hàng hoặc cảng giao hàng và con tàu bị buộc phải chạy dằn trên cự ly vận chuyển ấy. Do đó, chủ tàu có thể đề nghị và được người thuê chấp nhận trả phụ phí tàu chạy dằn để khuyến khích ý đồ chở thuê của chủ tàu (Ballast trip).

Baltic and International Maritime Conference (BIMCO) Công hội Hàng hải Quốc tế và vùng Bantic

Baltic Mercantile & Shipping Exchange (Baltic) Sở giao dịch thuê tàu Ban-tích

Là một tổ chức giao dịch thuê tàu chuyến và tàu định hạn vào loại lớn của thế giới, có lịch sử lâu đời, trụ sở đặt tại London (Vương quốc Anh). Hằng ngày làm việc vào buổi trưa, các đại diện chủ tàu và các môi giới thuê tàu đại diện cho người thuê cùng nhau tiếp xúc và đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu (kể cả mua bán tàu).

Giao dịch thuê tàu chủ yếu trên tuyến Nam Mỹ – châu Âu (chở ngũ cốc), Bắc Mỹ – châu Âu (chở than), Nam Á – châu Âu (Chở đường và sản phẩm vùng nhiệt đới).

Giá cước thuê tàu tại Sở giao dịch thuê tàu Ban – tích ảnh hưởng rộng đến giá cước vận chuyển ở những khu vực khác.

Baltime

Mã hiệu của mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu định hạn “Baltime”.

Mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu định hạn “Baltime” do tổ chức “Công hội hàng hải quốc tế và vùng Ban – tích” (BIMCO) soạn thảo, nhiều lần được bổ sung, sửa chữa và được phòng hàng hải của Vương quốc Anh chấp nhận, thực hiện.

Baltimore Form C

Tên viết ngắn gọn của mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến chở hàng hạt từ Hoa Kỳ (Approved Baltimore Berth Grain Charter Party).

Bare boat charter or Demise charter (BARECON) Thuê tàu trần

Tàu trần (Bare ship or bare boat) được trang bị đầy đủ, bảo đảm tính năng hàng hải nhưng không có biên chế thuyền bộ (Crew). Trong thời hạn thuê tàu trần, chủ tàu tạm giao con tàu cho người thuê quản trị và khai thác. Tiền cước thuê tàu trần (hire) được trả theo tấn trọng tải mớn nước mùa hè của tàu (Summer DWT) cho mỗi tháng niên lịch (Calendar month) và thường được quy định trả trước.

Khi giao tàu cho người thuê (on delivery of the ship), tàu phải được kiểm tra kỹ để xác định tình trạng và điều kiện so với các quy định của hợp đồng. Phí kiểm tra trả cho các giám định viên (Surveyor) khi giao tàu sẽ do người thuê chịu và khi trả tàu sẽ do chủ tàu chịu.

Người thuê tự đảm trách việc thuê thuyền viên, có quyền chỉ định thuyền trưởng và máy trưởng nhưng phải được sự đồng ý của chủ tàu. Nếu chủ tàu có lý do chính đáng không bằng lòng việc làm của họ thì chủ tàu có quyền yêu cầu thay thế bằng người khác.

Người thuê có quyền quản trị và khai thác con tàu chở hàng trong khu vực hoạt động được quy định trong hợp đồng.

Người thuê phải giữ gìn, chăm sóc, duy tu sửa chữa tàu theo định kỳ kỹ thuật, bảo đảm tình trạng phẩm chất con tàu lúc hoàn trả như lúc tiếp nhận, trừ những hao mòn tự nhiên (Fair wear and tear excepted).