Mẹo chữa ngạt mũi sổ mũi

Nghẹt mũi (hay còn gọi là tắc mũi) là hiện tượng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, xuất hiện một lượng chất nhầy ngăn cản sự lưu thông không khí và làm người bệnh không thể thở được bình thường.

Tình trạng nghẹt mũi thường tăng lên do yếu tố thời tiết hoặc do vệ sinh mũi họng chưa được đúng cách. 

Tình trạng nghẹt mũi không quá nghiêm trọng nhưng chủ quan không điều trị sẽ dẫn tới tình trạng viêm xoang mũi cấp tính, khó điều trị về sau.

Nghẹt mũi gây cảm giác khó chịu, thậm chí là khó thở cho người bệnh.

Bên cạnh đó, khi bị nghẹt mũi người bệnh thường gặp thêm một số triệu chứng khác như đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên, nghẹt mũi một bên. 

2. Cách trị nghẹt mũi tại nhà đơn giản và hiệu quả

2.1. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Vào mùa khô hanh, độ ẩm trong không khí thường thấp hơn. Đó là chưa kể đến sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến phòng ngủ bị thiếu ẩm. Từ đó có thể gây ra ngạt mũi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí.

Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí, giúp làm giảm sưng, viêm các mô và mạch máu trong mũi và xoang; làm loãng chất nhầy trong xoang mũi, giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn; hỗ trợ hoạt động hít thở bình thường của khoang mũi.

2.2. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là một trong những cách trị nghẹt mũi cấp tốc mà vô cùng hiệu quả. Hơi nước từ vòi hoa sen có thể giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và giảm viêm. Tắm nước ấm có thể giúp nhịp thở của bạn trở lại bình thường, ít nhất là trong một thời gian ngắn.

2.3. Uống đủ nước

Bình thường nước cũng đã rất quan trọng với cơ thể nhưng khi bị cảm giác tắc nghẹt cơ thể sẽ có nhu cầu cần nước hơn bình thường. Nước cũng sẽ làm loãng dịch đường hô hấp và giảm tình trạng viêm, ức chế quá trình nhiễm trùng cũng như làm giảm các cơn đau rát họng.

Ngoài nước lọc, nên bổ sung thêm nước trái cây tươi để tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể. Tránh xa những loại đồ uống như trà, cà phê, nước uống tăng lực vì đây là những loại thức uống dễ gây khử nước trong cơ thể. Một số loại nước trà thảo mộc cũng có tác dụng trong trường hợp này. 

2.4. Xịt nước muối sinh lý

Xịt nước muối sinh lý cũng là cách trị nghẹt mũi được nhiều người áp dụng. Biện pháp này giúp làm tăng độ ẩm trong mũi, làm loãng dịch nhầy và đồng thời giúp giảm viêm các mạch máu trong xoang mũi.

Nhỏ nước muối sinh lý hỗ trợ làm giảm nghẹt mũi.

2.5. Vệ sinh mũi thường xuyên

Đây là một trong những cách đơn giản nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về xoang, giảm sự phụ thuộc vào thuốc xịt mũi và thuốc kháng sinh.

Sử dụng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng với nước cất, nước vô trùng hoặc nước đã đun sôi để nguội có thể giúp trị nghẹt mũi nhanh. Cách rửa mũi bằng dụng cụ này như sau:

- Đứng nghiêng đầu trước bồn rửa mặt

- Đặt vòi của bình rửa mũi vào một bên  mũi

- Nghiêng bình cho đến khi nước chảy vào mũi

- Khi nước chảy vào một bên lỗ mũi, nó sẽ chảy ra qua lỗ mũi còn lại và đẩy chất nhầy ra ngoài

- Thực hiện việc rửa mũi trong khoảng 1 phút rồi đổi bên

2.6. Chườm ấm

Chườm ấm là cách trị nghẹt mũi thường được áp dụng cho trẻ nhỏ vì phương pháp này an toàn, đem lại cảm giác dễ chịu nhanh chóng và đồng thời cũng giúp giảm viêm trong lỗ mũi.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Đầu tiên, hãy lấy một chiếc khăn (hoặc gạc) ngâm vào nước ấm. Tiếp theo, vắt khô khăn, gập đôi lại và đắp lên sống mũi. Khi khăn nguội, làm lại các bước tương tự 3-4 lần. Bạn có thể thực hiện phương pháp chườm ấm này hằng ngày đến khi tình trạng nghẹt mũi hoàn toàn được cải thiện.

2.7. Dùng thuốc trị nghẹt mũi

Nếu bạn bị nghẹt mũi do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nghẹt mũi nào.

3. Trẻ nhỏ bị nghẹt mũi cần lưu ý gì?

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi thời tiết nào nên đây là một trong những đối tượng cần có giải pháp chữa trị nghẹt mũi đúng cách và kịp thời nhanh chóng nhất.

- Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% làm giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 - 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 - 5 lần một ngày giúp trẻ thông thoáng mũi.

Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách, tuyệt đối không cho trẻ xì mũi thật mạnh cả 2 bên vì động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.

- Kê cao đầu khi ngủ: Chất nhầy đọng lại trong xoang vào ban đêm khi cúi đầu xuống, vì vậy, để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi,  hãy kê cao đầu bằng gối khi ngủ giúp tạo sự thông thoáng cho đường thở.

- Không dùng miệng để hút mũi trẻ sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, thuốc kháng sinh để trị nghẹt mũi cho trẻ vì có thể gây ngộ độc thuốc có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

WHO giải đáp về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi


Khánh Chi

(Theo Healthline)

Sổ mũi là một tình trạng cực kỳ phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mũi, chẳng hạn như do nhiễm virus cảm lạnh, dị ứng thời tiết… Căn bệnh này cũng mang lại sự phiền toái trong cuộc sống của rất nhiều người. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu 7 cách trị sổ mũi đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

1. Sổ mũi là gì?

Sổ mũi là hiện tượng các chất lỏng (hoặc chất nhầy) chảy ra từ đường mũi. Đây thường là chất lỏng trong suốt, dạng nước và có thể đặc hơn. Tình trạng này cho thấy các niêm mạc bên trong đường mũi đang bị viêm.

Nguyên nhân gây ra sổ mũi có thể do bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng. Khi virus cảm lạnh hoặc các chất gây dị ứng (như phấn hoa, bụi) xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, từ đó mũi bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt. Chất nhầy này có chức năng bẫy vi khuẩn, virus hoặc các chất gây dị ứng giúp tống chúng ra khỏi xoang mũi.

Sau 2 hoặc 3 ngày, chất nhầy có thể thay đổi màu sắc, trở nên trắng đục bởi môi trường bên trong mũi mất đi độ ẩm tự nhiên. Ngoài ra, nước mũi có thể tiết màu vàng do các tế bào bạch huyết đào thải ra ngoài sau khi tiêu diệt vi khuẩn và thường là biểu hiện của biến chứng nặng hơn bình thường. Khi hệ miễn dịch hoạt động hết công suất để chống chọi với vi khuẩn, các tế bào bạch huyết chết cùng các vi khuẩn có lợi khác, nước mũi chuyển sang xanh lục và hơi đặc. Trường hợp trẻ nhỏ bị chảy nước mũi xanh nhiều từ 10 ngày trở lên, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ vì đây là dấu hiệu cho thấy mũi bé bị nhiễm trùng.\

Đau răng có phải là dấu hiệu của viêm xoang?

Các cơn đau răng có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau nhói, dữ dội gây ảnh hưởng đến toàn bộ gương mặt của bạn. Nguyên nhân đau răng rất nhiều, có thể là sâu răng, bệnh nướu răng hoặc các tình trạng răng miệng khác. Trong đó, theo các…

2. 7 cách trị sổ mũi không thể bỏ qua

Uống nhiều nước

Nếu bị chảy nước mũi (sổ mũi) kèm với triệu chứng nghẹt mũi, bạn nên uống nhiều nước, không để cơ thể mất nước. Nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp bạn xì mũi dễ dàng hơn. Nếu cơ thể không đủ nước, chất nhầy sẽ dày và dính, khiến tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây, nước thể thao nhưng hãy tránh xa các loại đồ uống gây mất nước như cà phê hoặc đồ uống có cồn.

Uống nhiều nước sẽ làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi

Uống trà ấm

Những loại đồ uống ấm, như trà, có thể giúp trị sổ mũi tốt hơn đồ uống lạnh. Hơi nước ấm sẽ giúp thông mũi, do đó bạn sẽ dễ thở hơn. 

Ngoài ra, một số loại trà thảo mộc có một số thành phần có thể giúp thông mũi nhẹ. Hãy tìm các loại trà có chứa các loại thảo mộc chống viêm và kháng histamin, chẳng hạn như hoa cúc, gừng, bạc hà hoặc cây tầm ma. Trà thảo mộc còn có chức năng giảm cơn đau họng và sổ mũi.

Nhiệt và hơi nước của trà giúp đường thở thông thoáng

Xông hơi mặt hoặc tắm nước ấm

Theo các chuyên gia, xông mặt bằng nước nóng có thể giúp giảm chảy nước mũi và rút ngắn thời gian hồi phục bệnh. 

Để xông hơi đúng cách, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Cho nước nóng (không phải nước sôi) vào tô lớn. 
  • Đưa mặt vào gần tô nước, sao cho khoảng cách giữa mặt và nước là 30cm để tránh bỏng da. 
  • Hít thở sâu hơi nước bằng mũi.
  • Sau đó, xì mũi để loại bỏ chất nhầy.

Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu thông mũi và tô nước để trị sổ mũi hiệu quả hơn. Cứ khoảng 30ml nước, bạn cho 2 giọt tinh dầu. Một số loại tinh dầu giúp thông mũi như bạch đàn, bạc hà, thông, hương thảo, xô thơm và húng tây.

Hơi nước nóng là liệu pháp điều trị sổ mũi vô cùng hiệu quả

Tương tự như biện pháp uống trà ấm hoặc xông hơi, các tia nước ấm từ vòi sen sẽ giúp làm loãng chất nhầy, làm bạn dễ xì mũi hơn. 

Rửa mũi bằng bình Neti Pot

Đối với các vấn đề về xoang, như chảy nước mũi và khó chịu, cách xử lý phổ biến nhất là rửa mũi bằng bình Neti pot. Đây là một thiết bị giúp làm Sử dụng bình Neti Pot để rửa mũi sẽ giúp làm sạch xoang mũi kỹ hơn.

Bạn cần lưu ý sử dụng bình Neti pot đúng cách, nếu không có thể khiến tình trạng chảy nước mũi nghiêm trọng hơn hoặc nhiễm trùng xoang. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước vô trùng hoặc nước cất để rửa mũi, không nên sử dụng nước máy.

Thiết kế của Neti pot cho phép người sử dụng rót dung dịch vào mũi

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những cách trị sổ mũi đơn giản nhất. Qua đó, đờm và chất nhầy tích tụ trong cổ họng, khoang mũi sẽ được hóa lỏng. Đồng thời, liệu pháp này còn làm sạch cổ họng và loại bỏ vi khuẩn. 

Nước muối là một phương thuốc tự nhiên để điều trị sổ mũi

Ăn thực phẩm cay, nóng

Mặc dù thực phẩm cay sẽ khiến bạn chảy nước mũi nhiều hơn, nhưng nó có thể giúp giải quyết tình trạng nghẹt mũi. Những thực phẩm cay bạn có thể dùng như ớt, wasabi và gừng. Chất capsaicin trong ớt có thể khiến cơ mũi giãn ra tạm thời, do đó bạn có thể hít thở dễ hơn. Khi nhiệt biến mất, bạn sẽ bị nghẹt mũi trở lại.

Gia vị cay sẽ tăng cường khả năng loại bỏ vi khuẩn

Sử dụng thuốc sổ mũi

Tuỳ theo nguyên nhân mà sẽ có loại thuốc điều trị sổ mũi khác nhau. Nếu sử dụng không đúng thuốc sẽ để lại hậu quả khá phức tạp. 

Hiện nay có 4 nhóm thuốc trị sổ mũi chính như sau:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn những triệu chứng do histamin gây ra, làm giảm viêm mũi, chảy nước mũi. Song, khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn ngủ. Cần tránh uống nhóm thuốc này nếu cần tập trung, tỉnh táo.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị viêm mũi dị ứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, kháng thuốc và khó trị bệnh.
  • Nhóm thuốc corticoid: Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ hoặc xịt, sử dụng trong trường hợp viêm mũi hoặc viêm xoang nặng. Sử dụng corticoid dạng viên có thể để lại tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài (trên 10 ngày). Do đó, chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi được bác sĩ kê đơn. 
  • Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol là thành phần phổ biến nhất trong điều trị sổ mũi. Thuốc khá an toàn, giúp giảm sốt, giảm đau hiệu quả ở mức độ vừa và nhẹ. Thuốc không cần kê đơn, song cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn liều dùng. Đồng thời khi bệnh nhân dùng paracetamol cần có khoảng cách giữa các lần uống hợp lý. Thông thường, thời gian uống thuốc giữa các lần cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm được cách trị sổ mũi thích hợp nhất. Trong trường hợp tình trạng diễn tiến nặng hơn, như bị nặng mặt, nhức đầu, xuất hiện máu trong dịch nhầy, hãy lập tức đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. 

Hapacol 650 là sản phẩm có hàm lượng paracetamol lên đến 650mg. Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng cảm cúm, chảy nước mũi, đau do đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, giúp người dùng có thể sử dụng dễ dàng.

Source:

//suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-ho-so-mui-dung-the-nao-cho-dung-n136779.html

//www.healthline.com/health/how-to-stop-a-runny-nose#treatments

Video liên quan

Chủ đề