Mở bài gián tiếp có nghĩa là gì

Mở bài gián tiếp là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, qua đó biết cách làm mở bài gián tiếp hay hơn, lôi cuốn hơn. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

Show

Đối với một bài văn phân tích hay nghị luận thì mở bài không chỉ có ý nghĩa đảm bảo cho bài văn có một cấu trúc hoàn chỉnh mà còn có nhiều ý nghĩa khác. Bạn muốn viết mở bài hay chứ! Nếu vậy thì hãy để VUIHOC giúp bạn qua các công thức cùng những đoạn mở bài mẫu được chia sẻ trong bài viết này.

1. Vai trò của mở bài, thế nào là mở bài nghị luận văn học hay?

1.1 Vai trò của mở bài.

- Mở bài là phần đầu tiên của một bài văn, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người đọc, giới thiệu vấn đề cần nghị luận và định hướng cho toàn bộ bài viết. Một mở bài hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết, giúp bài viết của mình được trôi chảy hơn. Ngay từ phần mở đầu, người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn thì có thể khẳng định chất lượng bài văn đạt giá trị cao. Một bài văn cần có nhiều kỹ năng và mở bài chính là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng hướng và đi sâu vào vấn đề cần bàn luận.

- Mở bài không chỉ có vai trò đảm bảo cho bài văn có một cấu trúc hoàn chỉnh mà nó còn có nhiều ý nghĩa khác. Một mở bài ngắn gọn, súc tích, nêu được vấn đề và có sức lôi cuốn không chỉ tạo ra tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm.

- Cần lưu ý rằng, trước khi muốn viết mở bài hay, cần mở bài đúng. Nhiệm vụ của một mở bài là đặt/ nêu vấn đề mà bài văn cần phải xử lý hay giải quyết. Hiểu được như vậy đồng nghĩa với việc dù ta có chọn cách mở bài nào đi nữa cũng không được xa rời nhiệm vụ của mở bài. Thực tế trong các cuộc thi, không ít học sinh mở bài rất dài, rất hay và rất lôi cuốn nhưng không có điểm vì lạc đề, không nêu được vấn đề cho bài văn.

1.2 Thế nào là mở bài nghị luận văn học hay?

Để viết được một mở bài hay cho một bài viết không hề dễ dàng, bởi hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đúng, đủ ý mà nó còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay. Vốn từ và kiến thức của mỗi người là khác nhau vì cách cảm nhận văn học trong mỗi người là không giống nhau nên trau dồi về kiến thức văn học cũng rất quan trọng. Có hai nguyên tắc để viết được mở bài hay: thứ nhất là nêu đúng vấn đề được đặt ra trong đề bài hay còn gọi là làm “trúng đề”; thứ hai là chỉ được nêu những ý khái quát về vấn đề hay chính là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng cách diễn đạt vẫn thể hiện rõ ý .

Một mở bài hay cần có đầy đủ các yếu tố sau:

- Ngắn gọn: sự ngắn gọn ở đây được hiểu là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện. Một mở bài hay chỉ cần số lượng khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần tóm tắt ngắn gọn. Phần mở bài quá dài dòng, lan man không chỉ khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Đôi lúc mở bài dài quá khiến sai lệch ý trong cách thể hiện. Hãy viết mở bài một cách tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc có thể cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài.

- Đầy đủ: Một mở bài hay là phải nêu đầy đủ được vấn đề nghị luận, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng phải đầy đủ ý quan trọng. Vấn đề chính cần bàn luận cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài.

Mở bài gián tiếp có nghĩa là gì

- Độc đáo: Độc đáo trong một mở bài hay chính là gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng mới lạ, sự tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể sẽ tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài sẽ giúp bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và quan tâm của mọi người về chất lượng bài văn.

- Tự nhiên: Chú ý sử dụng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là điều cần thiết để có một mở bài hay.

Phần mở bài làm nên sự ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý người chấm nên sự đầu tư kỹ càng về kỹ năng kiến thức cho phần mở bài để tránh lạc đề, sơ sài hay dài dòng quá, tuân thủ những nguyên tắc cùng những yếu tố cơ bản là cần thiết trong việc tạo một mở bài hay và ý nghĩa.

2. Cách viết mở bài nghị luận văn học chung

2.1 Mở bài trực tiếp

Mở bài trực tiếp chính là đi ngay vào đề tài của bài văn nghị luận. Cách mở bài trực tiếp có ưu điểm ngắn gọn, dễ tiếp nhận và có thể đạt được điểm tối đa trong các kì thi nhưng nó lại ít tạo được điểm nhấn và cho người đọc hứng thú tới nội dung tiếp theo bởi:

  • Cách viết này sẽ đi thẳng vào vấn đề chính cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài văn nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng.
  • Mở bài trực tiếp trong bài văn nghị luận hoặc phân tích tác phẩm cần phải giới thiệu được tên tác giả, phong cách thơ tác giả, tên, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, đồng thời trích dẫn lời văn, khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận, nhân vật phân tích.

Mở bài trực tiếp phải trình bày cho đầy đủ ý, không được nói thiếu ý quan trọng nhưng cũng không nên nói hết nội dung, cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm một cách nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường sẽ hơi khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.

2.2 Mở bài gián tiếp

Người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,... dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết.

Mở bài theo cách gián tiếp sẽ tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.

Mở bài gián tiếp có nghĩa là gì

Có 5 cách để viết được mở bài gián tiếp:

  1. So sánh

So sánh là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng với nhau trên phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài nghị luận văn học này có thể gây thích thú cho người đọc bởi nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.

Có nhiều cách để làm phần mở bài theo dạng so sánh.

Mỗi tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, thể loại, giai đoạn, nội dung, cảm hứng, giá trị, nhân vật…, vậy nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

  1. Đi từ đề tài

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng sẽ thuộc một đề tài nào đó. Hiểu được điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học có thể dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch.

Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài đó chính là mùa thu; nếu viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là một đề tài.

  1. Đi từ giai đoạn

Ở mỗi thời kỳ lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau, điều này ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn với hiện thực đời sống của các nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Cách mở bài này thường dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lý luận nhưng nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

  1. Đi từ thể loại

Không có tác phẩm nào mà không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại mang những đặc trưng riêng. Người viết có thể dựa vào đặc trưng của thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

  1. Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lý cuộc sống.

Đây là một cách viết hay và sáng tạo, giúp bài viết thu hút sự chú ý của người đọc và định hướng cho toàn bộ bài viết. Cách viết này có thể áp dụng được cho nhiều vấn đề cần nghị luận khác nhau.

Để viết mở bài theo cách này, cần lưu ý những điều sau:

  • Câu nói, câu thơ hoặc triết lý cuộc sống được trích dẫn phải phù hợp với vấn đề cần nghị luận. Câu nói, câu thơ hoặc triết lý cuộc sống đó cần phải có ý nghĩa sâu sắc, có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề cần nghị luận.
  • Cách trích dẫn phải hợp lý, không làm mất đi ý nghĩa của câu nói, câu thơ hoặc triết lý cuộc sống. Có thể trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy theo phong cách viết của người viết.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

Mở bài gián tiếp có nghĩa là gì

3. Cách mở bài nghị luận văn học theo từng dạng đề

3.1 Mở bài nghị luận văn học phân tích nhân vật

Cách 1:

“Đối tượng của văn học vốn mang thân phận là con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc”. Quả thực, con người luôn là điểm bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi tác phẩm, độc giả lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình mình cách tài hoa, tinh tế để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật…….

Cách 2:

Đại thi hào người Nga Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ… đã để tiếng lòng của mình được cất lên, để linh hồn của tác phẩm bay lên qua hình tượng nhân vật……..

Cách 3:

Nhà phê bình văn học G.Jung đã từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.” Và trong tác phẩm…, nhà văn/nhà thơ … đã để nguyên tượng ấy hiện lên một cách sống động qua nhân vật…….

Cách 4:

Văn học như một thiên thần, nó mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm …….., nhà văn/nhà thơ… đã để ngòi bút tinh tế của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật… thật ấn tượng.

3.2 Mở bài nghị luận văn học nghị luận về đoạn trích, thơ, văn xuôi

Cách 1:

Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm để thu hút mọi thế hệ? Phải chăng đó chính là văn học. Văn học luôn sống một cuộc đời cao đẹp, tồn tại và gắn liền với con người, đồng thời kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đẹp đẽ đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ……qua tác phẩm ……., đặc biệt là đoạn trích ……… luôn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.

Cách 2:

Nếu phải lựa chọn bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi tìm đến với văn chương, người nghệ sĩ mới có thể được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm của riêng mình và rồi mang đến cho khán giả biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Và tác giả….. đã làm cho tác phẩm …….. của mình là một nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích….. đầy ấn tượng.

3.3 Mở bài nghị luận văn học so sánh tác phẩm

Mở bài nghị luận văn học so sánh tác phẩm cần nêu được khái quát tên tác phẩm, tác giả và đối tượng cần so sánh.

Ví dụ: Đề bài: So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Nguyễn Du

Từ xưa đến nay, hình tượng người phụ nữ luôn là một đề tài hấp dẫn đối với các nghệ nhân. Trong đó, hình tượng người phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du là hai hình tượng tiêu biểu và nổi bật bậc nhất trong thơ ca Việt Nam. Cả hai nhà thơ đều thành công khi khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ, nhưng vẻ đẹp ở mỗi tác giả lại có những nét riêng, độc đáo. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là người có vẻ đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong, vừa cả nét đẹp truyền thống lẫn nét đẹp hiện đại. Còn người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du lại là người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, luôn khao khát có được tình yêu và hạnh phúc. Để thấy rõ hơn vẻ đẹp hai hình tượng người phụ nữ này, chúng ta sẽ cùng đi đến so sánh và phân tích hai hình tượng trong bài viết này.

3.4 Mở bài nghị luận văn học nhận định tác giả và quan niệm sáng tác

Nếu các bạn mở bài bằng cách thông thường thì nó rất rập khuôn và hạn định khả năng của người viết. Thay vì vẫn bắt đầu bằng các thói quen cũ bạn hãy mở bài bằng cách dẫn dắt một nhận định của nhà phê bình văn học nào đó về tác giả hoặc bạn có thể nêu quan điểm sáng tác của tác giả đó.

Ví dụ: Khi mở bài đề “ Cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng”

Cách 1: Lối mở bài thông thường.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong những năm thời kì kháng chiến chống Mỹ, ông đã sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm đặc sắc tiêu biểu với nhiều thể loại khác nhau như: Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Con chim vàng, Người quê hương,… Hay các tiểu thuyết như: Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu, Đất lửa,… Bên cạnh đó còn có một số kịch bản phim lưu trữ trong lòng người hâm mộ: Một thời đã nhớ. Tiêu biểu trong các sáng tác của ông có truyện ngắn “Chiếc lược ngà” viết vào tháng 9/1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Tác phẩm ca ngợi tình cảm đồng chí, cha con sâu sắc.

Cách 2: Lối viết theo cách đưa ra một nhận định

Có một nhà văn đã nói rằng : “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại, được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã thể hiện thật xúc động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích là ở phần giữa câu chuyện, tập trung thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu qua những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh khó khăn, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của những người cán bộ cách mạng.

⇒ Khi mở bài theo cách này, bạn sẽ thể hiện được sự am hiểu về kiến thức văn học của bản thân mình về tác giả, những nhận định của các nhà phê bình văn học hay quan niệm sáng tác rất dễ đi vào lòng người, thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, điều đặc biệt cần chú ý là bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng về nhà văn cũng như nhà phê bình văn học, không chỉ vậy, bạn phải học thuộc và ghi nhớ chính xác các câu nhận định để tránh các trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

Mở bài gián tiếp có nghĩa là gì

4. 10 công thức viết mở bài nghị luận văn học ấn tượng

4.1 Công thức 1: Công thức chung

Dẫn dắt vấn đề: Đi từ vấn đề có liên quan (một câu nói, ý kiến hay nhận định…) để dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề bài.

Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, đủ ý. Chú ý nêu đúng vấn đề được đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát.

Giới hạn vấn đề: Nêu được phạm vi bàn luận (1 đề tài, 1 tác phẩm hay nhiều tác phẩm, 1 đoạn/khổ trong tác phẩm...)

Nhận định về tầm quan trọng của vấn đề cần bàn luận, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống và xã hội ngày nay (không nhất thiết phải có, tùy thuộc vào từng nội dung).

4.2 Công thức 2: Mở bài thông thường

Công thức áp dụng cho những cách mở bài thông thường, đơn giản, trực tiếp. Hãy nêu khái quát về vấn đề cần nghị luận, nêu nét chung sau đó dẫn dắt về tác phẩm đó.

Ví dụ :

Chúng ta đã từng gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam (nét chung, nét khái quát). Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy nhưng họ lại có sức phản kháng để rồi trỗi dậy, mạnh mẽ làm chủ đời mình. Một trong số đó là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ (dẫn vấn đề cần nói đến, nét riêng)…..

4.3 Công thức 3: Đi từ tác giả, tác phẩm

Đối với dạng bài nghị luận văn học, có thể mở bài bằng phương pháp dẫn dắt trực tiếp vào tác phẩm/ tác giả rồi sau đó bàn đến yêu cầu của đề bài (tùy đề).

Ví dụ:

Thời gian vẫn dần trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ có thể xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những thơ, văn, hay nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt như vậy. Đặc biệt là trích đoạn….(Nếu đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích).

4.4 Công thức 4: Đi từ nhân vật hoặc hình tượng

Nhân vật hay hình tượng trung tâm có thể là nhân vật chính, hoặc là một hình tượng được nhà văn xây dựng.

Ví dụ:

“Tây Tiến” là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội quân đội Lào chống lại thực dân Pháp. Đa phần những người lính trong binh đoàn Tây Tiến đều là học sinh sinh viên, trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948, sau khi chuyển sang đơn vị khác, tác giả đã nhớ về binh đoàn Tây Tiến và sáng tác ra “Tây Tiến”. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc mạnh mẽ trong lòng người đọc.

4.5 Công thức 5: Đi từ một nhận định

Thay vì vẫn mở đầu bằng các thói quen cũ là giới thiệu tác giả, bạn hãy mở bài bằng cách dẫn dắt một nhận định của một nhà phê bình văn học nào đó về tác giả hoặc bạn có thể nêu quan điểm sáng tác của tác giả đó. Cách mở bài bằng một nhận định sẽ giúp bài viết được dẫn dắt một cách tự nhiên. Đây là một công thức mở bài nghị luận văn học có thể gây ấn tượng, thu hút, giúp các em ghi điểm cao.

Ví dụ: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét rằng: "Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói chung của trái tim người phụ nữ bùng cháy khát vọng sống, khát vọng yêu và khát vọng hạnh phúc". Nhận định này đã khái quát một cách tinh tế về vẻ đẹp của nhân vật người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Đó là một vẻ đẹp toàn diện, vừa mang nét đẹp truyền thống, vừa mang nét đẹp hiện đại. Họ là những người phụ nữ có vẻ đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong, không chỉ thông minh, sắc sảo, mà còn mạnh mẽ, kiên cường. Để thấy rõ hơn vẻ đẹp hoàn hảo của nhân vật người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta sẽ cùng đi đến phân tích một số bài thơ tiêu biểu của bà.

4.6 Công thức 6: Sử dụng châm ngôn, ca dao, tục ngữ

Đây là cách mở bài khá độc đáo, có thể giúp gây ấn tượng. Các em có thể sử dụng những bài ca dao, tục ngữ hay câu châm ngôn tương đồng với các vấn đề nghị luận trên.

Ví dụ:

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời.

4.7 Công thức 7: Đi từ hoàn cảnh sáng tác

Mỗi tác phẩm đều có hoàn cảnh sáng tác và đều được đề cập tới trong quá trình phân tích tác phẩm ở trên lớp. Nếu mở bài đi từ hoàn cảnh sáng tác, bạn chỉ cần lồng ghép khéo léo tên tác giả, tác phẩm cùng vấn đề cần nghị luận là trọn vẹn.

Ví dụ:

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín

Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình

Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín

Bỗng vang lên tiếng hát ân tình”

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Đó là một buổi sáng mùa thu lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Văn chính luận của Người nói chung và “Tuyên ngôn độc lập” thiêng liêng của Người nói riêng đã thể hiện một tư duy sắc sảo, một ngòi bút giàu tính luận chiến và tài nghệ lập luận kiệt xuất của Bác Hồ.

4.8 Công thức 8: Đi từ chủ đề

Chủ đề là nội dung khái quát bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, nó là mạch chính của toàn bộ tác phẩm. Nếu như các bạn có thể mở bài bằng chủ đề thì bài viết sẽ mang tính khái quát cao hơn. Từ đó làm cho người chấm đánh giá rằng bạn có đọc qua và nắm vững được nội dung tác phẩm, biết cách dẫn dắt tới chủ đề chính mà tác phẩm hướng tới. Tuy nhiên để có thể mở bài tốt bằng cách này bạn phải đọc kỹ tác phẩm, nắm được nội dung câu truyện, nhân vật chính, tình tiết và cả những tư tưởng của tác giả gửi gắm.

Ví dụ: Mở bài cho tác phẩm “ Đồng chí” của Chính Hữu trong ngữ văn 9 tập 2.

Cách 1:

Trong thời kì chống ngoại xâm, văn học hiện đại Việt Nam đã thể hiện một cách chân thực, sáng tạo và độc đáo về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng luôn quyết tâm gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc. Họ luôn mang trong mình nhiệt huyết chiến đấu sục sôi, sẵn sàng quên đi lợi ích riêng của bản thân để cống hiến cho đất nước. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng, cháy bỏng trong tim, họ sẵn sàng bước chân vào cuộc đời người lính. Và “Đồng chí” chính là tất cả những lời thơ mà Chính Hữu muốn ca ngợi sự cao đẹp của tình đồng đội trong thời kháng chiến họ dành cho nhau.

Cách 2:

Vào những năm thời kì kháng chiến chống Pháp, đất nước ta luôn sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc. Hoà mình vào trong khí thế ấy đã có hàng vạn, hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ can trường, dũng cảm ấy đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ rất hay và ý nghĩa về người chiến sĩ, về tình đồng đội là bài Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.

4.9 Công thức 9: So sánh

So sánh cũng là một cách rất hay giúp học sinh triển khai mở bài hấp dẫn. Đây là cách mở mở bài nghị luận văn học học sinh giỏi. So sánh chính là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng với nhau để người đọc có thể hiểu rõ hơn về bản chất của đối tượng đó.

Cách mở bài theo kiểu này cũng giúp độc giả nhận thấy được vốn hiểu biết văn học phong phú của bạn. Các bạn có thể so sánh về tác giả, đề tài, chủ đề, thể loại, giai đoạn, hay nội dung, cảm hứng, giá trị, nhân vật… của các tác phẩm với nhau.

Ví dụ:

“Hình ảnh người phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân Hương như một viên ngọc quý ẩn giấu trong đá. Vẻ đẹp của họ không chỉ mang nét đẹp truyền thống mà còn mang nét đẹp hiện đại. Đồng thời vừa mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vừa mang nét đẹp của người phụ nữ trên thế giới.

4.10 Công thức 10: Phản đề

Mở bài bằng cách phản đề là một cách mở bài có thể gây ấn tượng với độc giả bằng cách đưa ra một ý kiến hoặc một nhận định trái ngược với chủ đề của bài văn, sau đó mới dẫn dắt người đọc đến với ý kiến, nhận định đúng đắn. Cách này vô cùng thú vị và độc đáo, có thể tạo sự kích thích ngay từ đầu cho giáo viên chấm điểm.

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Mở bài gián tiếp có nghĩa là gì

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Cách mở bài nghị luận văn học hay và gây ấn tượng cho từng dạng đề. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được cách viết mở bài sao cho hay và ấn tượng sẽ giúp bài làm của các bạn được đánh giá cao hơn hơn. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Mở bài gián tiếp tiếp là gì?

- Mở bài gián tiếp : mở bài không đi trực tiếp vào việc giới thiệu cảnh muốn tả mà là từ một vấn đề khác rồi mới dẫn dắt vào cảnh được tả. - Kết bài mở rộng : mở rộng vấn đề từ cảnh được tả, bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình vào cảnh được tả; liên hệ thực tế những việc cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

Mở bài trực tiếp là như thế nào?

Mở bài trực tiếp chính là đi ngay vào đề tài của đề văn. Mở bài trực tiếp có ưu điểm ngắn gọn, dễ tiếp nhận và đạt được điểm tối đa trong các kì thi nhưng nó không tạo được điểm nhấn và cho người đọc hứng thú tới nội dung tiếp theo. Cách viết này sẽ đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận.

Gián tiếp trong bài văn là gì?

Lời dẫn gián tiếp, trong viết văn và diễn đạt, là phương pháp truyền tải ý kiến, suy nghĩ hoặc thông tin của người hoặc nhân vật một cách không trực tiếp.

Mở bài theo kiểu mở rộng là gì?

Trả lời: Kết bài mở rộng là phần cuối cùng của một bài văn, trong đó người viết đưa ra các quan điểm, ý nghĩa hoặc tác động sâu sắc hơn từ những ý đã trình bày trong phần thân bài. Kết bài mở rộng có thể tổng kết lại những ý chính, mở rộng tầm nhìn của độc giả, hoặc để lại ấn tượng cuối cùng mạnh mẽ.