Mối chúa hình thành như thế nào

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Mối chúa hình thành như thế nào
MốiThời điểm hóa thạch: Trias muộn - gần đây

Mối lính (đầu đỏ) và mối thợ (đầu màu nhạt)
thuộc loài mối đất Đài Loan (Coptotermes formosanus).

Phân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)ArthropodaLớp (class)InsectaPhân lớp (subclass)PterygotaPhân thứ lớp (infraclass)NeopteraLiên bộ (superordo)DictyopteraBộ (ordo)BlattodeaPhân thứ bộ (infraordo)Isoptera
Brullé, 1832Các họ

Mastotermitidae
Kalotermitidae
Termopsidae
Hodotermitidae
Rhinotermitidae
Serritermitidae

Termitidae

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ DNA, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián.[1][2] Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối[3]. .

Mối là một loài côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.

Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.

Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...

Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.

Mối lính

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.

Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Mối thích ăn chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...

Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa.

Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.

Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa.

  1. ^ “Termites are 'social cockroaches'” (bằng tiếng Anh). BBC News. ngày 13 tháng 4 năm 2007.
  2. ^ Eggleton P. &al. (2007), Biological Letters, 7-6, trích dẫn trong Science News tập 171, trang 318
  3. ^ Lo N. &al. (2007), Biology Letters, ngày 14 tháng 8 năm 2007, doi 10.1098/rsbl.2007.0264

  • Krishna, Kumar.; Grimaldi, David A.; Krishna, Valerie.; Engel, Michael S. (2013) Treatise on the Isoptera of the world. Bulletin of the American Museum of Natural History, no. 377 Lưu trữ 2014-07-30 tại Wayback Machine
  • Termite Fact Sheet highlighting species, habits, habitats and threats
  • University of California advice on Drywood Termites
  • Pictures of termites

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mối&oldid=67994226”

Mối – loại côn trùng có tập tính xã hội đa dạng hình thái. Được kế thừa sự chuyển hóa từ hàng triệu năm trước, mối dần phân hóa thành nhiều dạng khác nhau với nhiều chức năng khác nhau dựa trên cấu tạo của cơ thể: Mối chúa, mối lính, mối thợ. Chúng tạo thành 1 thể thống nhất mà nay chúng ta gọi là tổ mối.

Tổ chức loài mối

Mối chúa:

Mối chúa hình thành như thế nào
Mối chúa

Ra đời như là 1 con cái giống, được trời phú cho cặp cánh. Với cặp cánh trên lưng, mối chúa cùng loạt con cái cùng con đực lũ lượt bay ra khỏi tổ – gọi là sự phân đàn. Sau một khoảng thời gian bay nhảy, mối chúa sẽ chọn 1 nơi thích hợp để dừng chân. 2 cánh của mối chúa sẽ rụng đi và nó sẽ tìm kiếm một con đực thích hợp làm bạn tình. Và rồi 1 tổ mới sẽ bắt đầu từ đây. Mối chúa lúc trưởng thành sẽ có kích thước to lớn dài tầm 12 cm và chính là 1 chiếc máy đẻ đúng nghĩa kể cả đen lẫn bóng. Tốc độ đẻ trung bình mà người ta đo được ở mối chúa là 35 trứng/phút. Với khả năng siêu dị đó, mối chúa hầu như không thể cự động được và nó phải nhờ đến sự chăm lo, nuôi nâng của mối thợ.

Mối thợ

Mối chúa hình thành như thế nào
Mối thợ

Có kích thước bé hơn các thành viên khác trong tổ nhưng bù lại chúng chiếm số lượng đông nhất. Mối thợ được giao nhiệm vụ tinh sửa, xây đắp kiến trúc trong tổ, thu nhặt, chế biến thức ăn, nuôi nấng các cá thể mối khác trong tổ (chăm coi trứng, ấu trùng & nhộng).

Mối lính:

Mối chúa hình thành như thế nào
Mối lính

Được sinh ra với tầm vóc to lớn của một chiến binh, cùng bộ hàm sắc như cặp kéo, mối lính có thiên chức bảo đảm an toàn cho tổ tránh sự tấn công của kiến, hay các loại kẻ thù khác ngoài thiên nhiên.

Phân loại mối

Theo các tài liệu của viện côn trùng, thì con người ta phân loại mối theo thhức ăn.

Mối gỗ khô:

Đây là nguyên nhân chính về các thiệt hại của các kiến trúc nhà cửa, đồ gỗ trong gia đình.

Đúng với tên gọi, mối gỗ khô tỏ ra đầy thích thú với việc xây tổ trong thân gỗ. Thay vì tiêu thụ nước như các loài côn trùng khác, mối gỗ khô lại hấp thụ nước từ gỗ và môi trường ẩm thấp. Sở hữu bản tính ẩn nấp trong lòng gỗ, âm thầm tàn phá cho đến khi cây gỗ bị hư hại nặng nề tới mặt ngoài thì lúc đó đã quá muộn. Đây là 1 trong những lý do để chúng ta phải liên tục để ý đến những đặc điểm đồ vật đã bị mối gỗ khô tấn công.

Mối chúa hình thành như thế nào

Vậy dấu hiệu nào để bít mối gỗ khô đã tấn công kiến trúc gỗ nhà bạn? Sau khi mối tiêu hóa gỗ, thì mối gỗ khô sẽ đẩy chất thải ra phía ngoài tổ. Đây là 1 trong những dấu hiệu rõ rệt nhất để chúng ta biết được gỗ đã bị mối tấn công.

Mối gỗ ẩm:

Mối chúa hình thành như thế nào
Mối gỗ ẩm

Chúng thường hay làm tổ trong những khúc gỗ chết.

Sở hữu hình thù to lớn dị thường tầm 3 cm. Mối gỗ ẩm là kẻ thù của các công trình văn hóa, di tích lịch sử có niên thọ hàng trăm năm.

Mối đất:

Mối chúa hình thành như thế nào
Mối đất

1 trong 2 kẻ song sát (mối gỗ khô) gây thiệt hại nặng nề cho các công trình kiến thúc, vật liệu, đồ gỗ của con người.

Nếu như mối gỗ khô chuyên đi săn lùng gỗ, thì mối đất lại cư trú trong lòng đất, phía dưới công trình kiến trúc, dẫn đến hiện tượng sụt lún, cực kỳ nguy hiểm. Mối đất chọn lòng đất, mùn để làm tổ bởi vì độ ẩm thấp dưới khu vực đó cao rất nhiều hơn trong gỗ. Với điều kiện trú ẩn hấp dẫn như vậy, mối đất có biệt tài bành trướng tổ cực lớn, có thể chứa cả triệu cá thể mối, và có độ rộng từ 20 đến 25 mét.

Đôi nét về tổ mối

Mối chúa hình thành như thế nào
Tổ mối đất trong nhà

Thành tổ mối được xây dựng bởi nước bọt + chất thải của chính chúng. Mối thợ chịu trách nhiệm chính cho nhiệm vụ xây dựng này. Bên ngoài tổ được bao phủ bởi 1 lớp trường thành cực kỳ cứng cáp. Ở giữa bức tường này và tổ mối cũng được mối thợ khéo léo chừa những ống dẫn không khí từ bên ngoài vào tổ. Trung tâm tổ mối thì được phần làm nhiều phòng với nhiều chức năng khác nhau bao gồm: Phòng lớn nhất là nơi để mối chúa cư ngụ và đẻ trứng. Những cái trứng được vận chuyển sang các phòng lân cận. Tại đây trứng sẽ phát triển thành ấu trùng và nhộng mối. Ngoài ra, mối thợ cũng bố trí các nhà kho chứa lương thực dữ trữ cùng phòng chuyên chứa và xử lý chất thải. Tổ mối rất đa dạng về hình dạng bề ngoài: hình trái lê, hình mái vòm, hình tháp, hình trụ…

Quá trình phát triển của mối

Mối chúa hình thành như thế nào
Sơ đồ quá trình phát triển của mối

Vòng đời của một con mối lớn lên và phát triển bằng hình thái biến thái hoàn toàn, bắt nguồn từ trứng.

Trứng mối xuất phát điểm từ cặp mối đầu tiên của tổ hoặc từ lứa thứ 2 trong đàn -> Trứng mối sau 1 thời gian sẽ thành ấu trùng -> Sau vài lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con -> Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ phát triển hoàn toàn thành mối trưởng thành -> Lúc này mối trưởng thành sẽ có thể phát triển thành 1 trong 3 loại mối chúa, mối thợ, mối lính.

Với những tổ mối vừa mới được thình thành, nhộng con của lứa mối đầu tiên thường phát triển thành mối thợ. Các loại mối khác dần xuất hiện ngẫu nhiên ở những lứa tiếp theo.

Mối ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của loài người

Vấn đề mối tấn công, phá hủy các công trình kiến trúc, nhà ở, di tích lịch sử, khu bảo tồn giá trị, cây trồng,… luôn là nỗi lo canh cánh hằng đêm của người tiếp quản. Dù chưa có người nào tổng hợp được số liệu thiệt hại đến mức nào, nhưng giá trị thất thoát, tiêu hao do hậu quả của việc mối tấn công không dừng lại ở 1 con số nhỏ. Chính vì vậy mà dịch vụ diệt mối tận gốc luôn là ưu tiên của nhiều doanh nghiệp hiện

Mối chúa hình thành như thế nào
Mối làm mục trần nhà

Không chỉ xâm phạm và nhà lá, nhà tre, với bộ hàm sắc nhọn, mối tấn công liên tục vào những công trình kiến trúc kiên cố, dù cho chúng được gia cố bằng bê-tông cốt thép. Thâm nhập vào các đường dây cáp, khu vực kho, xưởng, mạch điện tử gây ngưng hoạt động các công trình có tính kỹ thuật cao. Và chi phí khắc phục những hậu quả này không hề nhỏ, đặc biệt nếu các mục tiêu tấn công của mối có nguồn gốc từ các nguyên liệu quý hiếm, hay những ấn phẩm, sách vở có giá trị tăng theo thời gian, rồi những hiện vật đang được bảo tồn có giá trị thẩm mỹ, tinh thần rất cao,… thì hệ quả hư hại không thể tính bằng hiện kim.

Mối chúa hình thành như thế nào
Mối đục chân tường

Riêng ở Việt Nam, Công Ty Diệt Mối Phượng Hoàng đã điểm mặt trên 20 loài mối thường xuyên góp mặt trong những cuộc tấn công các công trình kiến trúc xây dựng, tùy theo loài mối thì có nhiều hình thức xâm phạm, phá hoại khác nhau.

Xuất phát điểm từ tổ, mối bắt đầu la liếm, tấn công các loại kiến trúc nội thất cùng nhiều loại đồ đạc bằng gỗ – giàu chất cen-lu-lô. Nhìn bề ngoài các đồ vật này tưởng chừng như nguyên vẹn, nhưng thật ra sâu bên trong chúng đã bị mối gặm sạch rỗng, buộc phải thay mới để đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sử dụng thực tế.

Không dừng lại ở việc phá hoại đồ gỗ, mối còn xâm hại những loại máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao. Chúng luồn lách và những khe hở nhỏ, rồi đắp đất để đi. Do đất mà mối đắp luôn trong trạng thái ẩm ướt, khiến các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ nguy hiểm.

Sự việc không dừng lại như thế, chúng còn làm tổ dưới lòng đất. Mối sẽ đùn đất qua các khe nức, khe hở trên nền nhà. Đất được đùn lên càng nhiều thì nền móng của nhà càng rỗng, dẫn đến hiện tượng sụt lún nền móng của nhà ở.

Cách thức diệt mối

Thường diệt mối tận gốc thì chúng ta sẽ thực hiện theo 2 cách:

Phương pháp sinh học:

  1. Khảo sát hiện trường đã bị mối tấn công
  2. Đặt các hộp nhử mối xung quanh khu vực nghi ngờ có mối xuất hiện
  3. Chờ đợi mối tấn công vào hộp nhử mối
  4. Cách ly các hộp nhử mối (đã bị mối tấn công) này vào 1 khu vực riêng biệt rồi dùng chế phẩm sinh học, thuốc diệt mối phun vào bên trong các hộp nhử mối đó
  5. Trả lại vị trí ban đầu của hộp nhử
  6. Mối dính thuốc trong hộp nhử sẽ về tổ và lây thuốc cho các thành viên khác trong tổ, kể cả mối chúa
  7. Dọn vệ sinh.

Phương pháp hóa học:

Dùng các hóa chất diệt mối dạng dung dịch phun thẳng vào con đường mà mối hay đi, nơi bị mối xâm hại hòng diệt mối thợ. Tiếp tục phun lên các bề mặt bằng gỗ, kẽ tường, để chặn đường xâm nhập từ ngoài của mối vào công trình.

Tìm hiểu thêm thông tin về cách diệt mối

Nguồn:

Michael, Schneider F. “Termite Life Cycle.” Termite Life Cycle. N.p., 1999. Web. 03 Nov. 2014. <http://www.fzi.uni-freiburg.de/InsectPestKey-long%20version/termit2.htm>.