Môi trường vĩ mô của quán trà sữa

Trà và sữa là hai thức uống không mấy xa lạ đối với người Việt, nhưng từ sự vô tình hay cố ý mà chúng lại được pha trộn lại với nhau, tạo nên một thức uống hết sức thu hút và trở thành “cơn sốt” trong giới trẻ hiện nay. Không hẳn là giới trẻ mới thưởng thức cái hương vị của trà sữa mà hầu hết mọi lứa tuổi đều yêu thích cái hương vị thơm ngon của trà sữa. Vị béo của sữa cùng hương thơm của trà thật khiến người ta phải “ chết mê chết mệt” vì nó.

Những quán trà sữa từ lâu đã trở thành điểm hẹn lí tưởng của những bạn trẻ tìm kiếm không gian sinh hoạt, gặp gỡ bạn bè. Theo đó xu thế phát triển của các sản phẩm hiện nay chính là hấp dẫn khách hàng với những hương vị mới và công dụng bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lực. Do đó các nhà sản xuất đang cố gắng thực hiện mục tiêu này bằng cách thêm các thành phần mới hoặc pha trộn các sản phẩm có sẵn.

Một trong những sản phẩm đang được mọi người chú ý và quan tâm tới đặc biệt là giới trẻ là trà sữa. Ở nhiều quốc gia thì sản phẩm này cũng đã có từ lâu và được sử dụng như một loại đồ uống bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam, nó được pha chế từ các nguyên liệu là trà, sữa, đường và các loại hương liệu khác. Đây là một loại đồ uống độc đáo có tác dụng tốt cho sức khỏe bởi các thành phần chất chống oxy hóa có trong chè và các chất béo, protein  có trong sữa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, và một số đặc điểm nổi bật khác của sản phẩm như khả năng tăng sức đề kháng, giảm stress, chống lão hóa.

Vì vậy, nó được coi là một loại đồ uống rất thích hợp cho những lúc mệt mỏi, căng thẳng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tạo dựng một thương hiệu và kế hoạch kinh doanh cho một loại sản phẩm mới. Nhóm chúng tôi xin trình bài kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường trong thời gian vừa qua “ Trà sữa thân thiện điểm hẹn cho sinh viên”.

1.2. Hiện trạng kinh doanh của ngành

Trà sữa Trân Châu được phát minh bởi người Đài Loan cách đây hơn 30 năm. Loại thức uống này trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ sự khác lạ. Qua nhiều năm, món trà sữa đã được cải tiến và đa dạng với nhiều hương vị, người uống gần như không chán với loại thức uống này, đặc biệt là giới trẻ. Hiện nay, việc đầu tư kinh doanh quán Trà sữa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể kinh doanh tốt tại các vùng ngoại ô và các tỉnh, nơi chưa có nhiều quán Trà sữa. Tuy nhiên, ưu thế của quán trà sữa là rất phù hợp với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, đây là địa điểm mà họ thường lui tới để giải trí cũng như học tập.

Tại Việt Nam số lượng các cửa hàng trà sữa “mọc lên như nấm” nhưng tìm kiếm một thương hiệu trà sữa gây ấn tượng với khách hàng thì quả thật là rất hiếm. Tuy nhiên, các cửa hàng trà sữa thông thường được chia thành hai cấp: chuỗi cửa hàng trà sữa và những quán nhỏ lẻ. Thông thường giá thức uống này tại các quán trà sữa có hệ thống thường cao so với mức thu nhập của sinh viên, nhưng riêng những cửa hàng trà sữa nhỏ lẻ có giá cả thường phải chăng và chất lượng không thua kém những chuỗi cửa hàng trà sữa lớn.

Quận Thủ Đức là một thị trường lớn bởi tập trung hầu hết các trường đại học, lượng dân cư đông đúc thu nhập bình quân trên đầu người trung bình và khá cao nên mức chi tiêu cho ngành hàng ăn uống và dịch vụ rất lớn. Do tập trung lượng lớn sinh viên nên việc thành lập một cửa hàng trà sữa với giá trung bình chất lượng có thể so sánh với những chuổi cửa hàng tại nơi đây khả năng thu được lợi nhuận rất cao. Bởi thỏa mản được nhu cầu của hầu hết khách hàng cần một loại thức uống mới vừa đảm bảo vệ sinh lại tốt cho sức khỏe.

1.3. Nhu cầu sử dụng của khách hàng

Bản thân cũng là một sinh viên, chúng tôi rất hiểu khách hàng của mình cần gì?

Sinh viên có nguồn thu nhập không ổn định, chủ yếu là chu cấp từ phía gia đình nên nguồn chi cũng rất hẹp. Nhưng đã là sinh viên bản thân năng động, chúng tôi rất cần có những mới quan hệ trong học tập, cần những buổi hội họp giao lưu, nhưng nếu chi một khoản quá lớn cho những khoản như thế này có lẽ không thể. Vì vậy, chúng tôi cân nhắc rất kỹ trong việc lựa chọn những địa điểm có giá cả phải chăng không gian sinh hoạt thoải mái chất lượng đảm bảo để đến.

Hiểu được điều đó nên trong quá trình thành lập, xây dựng  một thương hiệu trà sữa gần gũi với sinh viên chúng tôi cân nhắc đến yếu tố giá cả và chất lượng.

Trong thời gian gần đây, báo chí có đưa thông tin về chất gây ung thư làm lòng tin khách hàng đối với thức uống này giảm đáng kể. Người ta thường nghi ngờ những sản phẩm giá rẻ vì trong đó không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, giá quá đắt thì không phù hợp với nhu cầu sinh viên. Vì vậy, yếu tố giá cả cùng chất lượng sẽ tạo một ấn tượng với khách hàng và là điều chúng tôi suy nghĩ cân nhắc nhiều nhất. Ngoài ra, chúng tôi cần nhiều dịch vụ kinh doanh đi kèm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Phải có sự khác biệt trong kinh doanh mới thu hút được sự quan tâm của khách hàng bởi bản chất sinh viên là thích khám phá cái gì mới lạ, “Đẹp mà độc”.

1.4. Các đối thủ hiện tại

Tại khu vực khảo sát cũng như thị trường mà chúng tôi đang hướng tới, các cửa hàng trà sữa đối thủ cạnh tranh đã có tồn tại sẵn rất nhiều nhưng cơ bản là không có nhiều thuộc tính chuyên biệt: hoặc là những cửa hàng bán nhỏ lẻ với tính chất giải khát, hoặc là các chuỗi cửa hàng dành cho phân khúc thị trường có thu nhập cao khoảng 7 – 15 triệu đồng/ tháng. Thực tế cho thấy, những cửa hàng bán nhỏ lẻ, sản phẩm của họ thường hòa lẫn với các sản phẩm khác như nước mía, pepsi, cocacola, … và đặc biệt là yếu tố về vệ sinh an toàn vẫn chưa được đặt lên hàng đầu. Chúng ta có thể dễ dàng nghe nhắc đến cái tên: Trà sữa ZEN tại quận Phú Nhuận, Trà sữa Passions tại quận 3, hay Trà sữa 18 độ ở quận Bình Thạnh, … nhưng thật khó để tìm ra một cái tên quán trà sữa có tiếng ở quận Thủ Đức mà đặc biệt là ở Làng đại học. Sự thật là chưa có những thương hiệu mang tầm cỡ về mặt sản phẩm này trong địa bàn. Vì thế, về phân khúc dành cho sinh viên có thu nhập trung bình còn là một vùng đất màu mỡ chưa khai phá.

Chúng ta chỉ xem xem xét trực tiếp trên phân khúc mà mình hướng đến, đó là tầng lớp sinh viên có thu nhập trung bình. Ở góc độ khác, do đặt thù của tính chất bán nhỏ lẻ như thế, phù hợp với túi tiền của sinh viên, nên dù thế nào đi nữa việc chiếm lĩnh thị trường cạnh tranh với các đối thủ trong ngành cũng không phải là điều dễ dàng. Sản phẩm của chúng ta phải phô bày được cho khách hàng những tính năng ưu việt của nó, mới có đủ sức mạnh để lôi kéo khách hàng về phía mình.

Hơn nữa, trà sữa không phải là sự lựa chọn duy nhất. Khách hàng còn có những điểm đến khác như: các quán cà phê, các câu lạc bộ, các cửa hàng giải khát khác v.v… Chính vì thế, chúng ta còn có một lượng lớn khổng lồ những đối thủ cạnh tranh ngoài ngành. Công việc của chúng ta không chỉ dừng lại ở việc làm sao để khách hàng nghĩ đến chúng ta khi họ cần trà sữa mà phải là làm sao cho khách hàng nghĩ tới chúng ta khi họ cần giải khát, cần một nơi tụ hợp, nghĩa là chúng ta phải kéo họ về từ những đối thủ ngoài ngành. Điều đó là một thách thức dành cho chúng ta nhưng cũng là một cơ hội cho việc kinh doanh.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn. Vì thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng cùng với những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giúp cho những nhà marketing nhận biết và dự đoán xu hướng tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng cụ thể. Từ đó đưa ra những kế hoạch marketing kịp thời và hiệu quả.

Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số người tham gia mua sắm tăng theo mức độ phức tạp của tình huống mua sắm. Người làm Marketing phải có những kế hoạch khác nhau cho bốn kiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Hành vi mua sắm phức tạp, hành vi mua sắm đảm bảo ưng ý, hành vi mua sắm thông thường và hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng. Bốn kiểu hành vi này đều dựa trên cơ sở mức độ tham gia cao hay thấp của người tiêu dùng vào chuyện mua sắm và có nhiều hay ít những điểm khác biệt lớn giữa các nhãn hiệu.

Những người làm Marketing phải nghiên cứu những mong muốn, nhận thức, sở thích và các hành vi lựa chọn và mua sắm của những khách hàng mục tiêu. Việc nghiên cứu như vậy sẽ cho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, tính năng của sản phẩm, xác định giá cả, các kênh, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong công tác marketing của doanh nghiệp.

2.1.2. Nhóm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

2.1.2.1. Các yếu tố văn hóa

Nền văn hóa: Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác.
Nhánh văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó. Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng, và những người làm Marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình Marketing theo các nhu cầu của chúng. Hành vi mua sắm của một cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm nhánh văn hóa của cá nhân đó.
Tầng lớp xã hội: Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi.

2.1.2.2. Những yếu tố xã hội

Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người gọi là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn.

Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua. Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Do từ bố mẹ mà một người có được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham vọng cá nhân, lòng tự trọng và tình yêu. Ngay cả khi người mua không còn quan hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của người mua vẫn có thể rất lớn.

Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm. Những người làm Marketing quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vấn đề này sẽ thay đổi rất nhiều đối với các nước và các tầng lớp xã hội khác nhau.

Vai trò và địa vị: Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị. Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội. Những người làm Marketing đều biết rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của sản phẩm và nhãn hiệu. Tuy nhiên, biểu tượng của địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã hội và theo cả vùng địa lý nữa.

2.1.2.3. Những yếu tố cá nhân

Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người ta mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Thị hiếu của người ta về các loại hàng hóa, dịch vụ cũng tuỳ theo tuổi tác tiêu dùng cũng được định hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình.

Nghềnghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu tiêu dùng khác nhau ngay từ những hàng hóa chính yếu như quần áo, giày dép, thức ăn…đến những loại hàng hóa khác như: Mĩ phẩm, máy tính, điện thoại…

Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.

Phong cách sống: Phong cách sống là cách thức sống, cách sinh hoạt, cách làm việc. cách xử sự của một người được thể hiện ra trong hành động, sự quan tâm, quan niệm và ý kiến của người đó đối với môi trường xung quanh. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình.

Phong cách sống của một người ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người đó. Phong cách sống của khách hàng đôi khi được nhà tiếp thị sử dụng như một chiêu thức phân khúc thị trường.

Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó. Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu.

2.1.2.4. Những yếu tố tâm lý

Nhu cầu và động cơ: Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại và phát triển. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý.

Tại những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi người ta đã thoả mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo.

Nhận thức: Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó.

Nhận thức được định nghĩa là “một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh”. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó.

Tri thức: Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.

Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người.

Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự. Người ta không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo một cách mới. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Vì thế mà rất khó thay đổi được thái độ. Thái độ của một người được hình thành theo một khuôn mẫu nhất quán, nên muốn thay đổi luôn cả những thái độ khác nữa.

2.1.3. Thực tế đề tài

Về đối tượng: Đây là các đối tượng là học sinh, sinh viên tuổi từ 14 đến 24, trẻ trung, năng động, thích mới lạ, phong cách, cá tính, đậm chất văn hóa sinh viên.

Về văn hóa: Đến trà sữa với nhu cầu về hẹn hò, trao đổi  thông tin, thảo luận, họp nhóm.

Về  tâm lý:

+ Trà sữa phải ngon, bổ, rẻ.

+ Dịch vụ tốt, phục vụ ân cần chu đáo.

+ Trang trí đẹp, phù hợp với tuổi teen.

+ Tiện nghi, thoải mái, có Wifi.

+ Vị trí thuận lợi, có sự lựa chọn đa dạng về đồ uống, và thức ăn nhẹ kèm theo, có một số trò chơi, truyện, tiểu thuyết, tạp chí phục vụ thư giãn…

+ Thẻ khuyến mãi đối với khách hàng thân thiết.

Về giá cả: Từ  15.000 đến  22.000 đồng.

Về sự khác biệt: có đồ uống đặc biệt theo thời tiết, có những dịch vụ kèm theo hấp dẫn, lôi cuốn, tạo điểm nhấn riêng cho quán.

2.2. HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN TẠI.

Theo kết quả nghiên cứu thị trường, xung quanh địa điểm thực hiện dự án số lượng quán trà sữa tương đối nhiều, song với mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp nhiều dịch vụ đi kèm, thức ăn và đồ uống mới lạ cũng như có những event ngộ nghĩnh. Vì thế, đó là một lợi thế lớn trong việc kinh doanh của quán.

Qua tìm hiểu cụ thể, đối thủ của chúng tôi có những ưu, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

+ Sự mới lạ, và sản phẩm có chất lượng tốt chính là ưu điểm đầu tiên của quán.

+ Nội thất đẹp, đồ uống và đồ ăn đặc sắc, phong phú.

+ Góc nhìn đẹp, không gian thú vị và lãng mạn.

+ Có mặt bằng kinh doanh, chủ yếu gần mặt đường lớn thuận tiện cho việc đi lại.

+ Có nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, sản phẩm mới lạ, những sản phẩm lần đầu có mặt ở khu vực.

+ Có nhiều dịch vụ đi kèm như dịch vụ hẹn hò, lãng mạn, tỏ tình cho giới trẻ. Trong quán sẽ sử dụng nhạc hòa tấu nhẹ nhàng kèn sacxo, đàn dương cầm, violon, ghita, piano…và các  các thể lọai nhạc khác khi có khách yêu cầu.

* Nhược điểm:

+ Vì sản phẩm đều có chất lượng tốt nên giá cả khá cao.

+ Đối tượng khách hàng nhắm tới còn hạn chế.

+ Những event chưa thật sự thu hút, chưa thật riêng biệt cho một loại khách hàng

+ Chưa có hoặc không thể hiện rõ sự kết hợp giữa các nền văn hóa, nên phát huy bản sắc văn hóa Việt.

Nắm được những ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh chúng ta có thể xây dựng chiến lược của mình có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh ngoài ngành như các quán cà phê, các quán sinh tố trái cây, … cũng thường xuyên tung ra các chiêu trò khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu mở rộng thị trường nhằm lôi kéo khách hàng. Họ cũng rất quan tâm đến các cung cách phục vụ cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Điều đó cũng là một thách thức đáng lo ngại cho chúng ta trong một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt.

2.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA SẢN PHẨM.

2.3.1. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động, hội nhập mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới, những luồng văn hóa mới, nhu cầu giải trí – thư giãn của con người ngày càng tăng cao, song song với nó là nhiều dịch vụ giải trí khác nhau cũng phát triển mạnh mẽ. Đó như một miếng bánh ngon được chia cho rất nhiều của hàng, hãng kinh doanh khác nhau. Quán trà sữa không chỉ đơn thuần là phục vụ nhu cầu giải khát của con người mà còn đi kèm đó là những dịch vụ giải trí, thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng hoặc sau những giờ học mệt mỏi, những lúc chia sẻ cảm xúc vui, buồn cùng bạn bè…  Cửa hàng trà sữa sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu đó của các bạn trẻ. Vì vậy, mục tiêu quán hướng đến đó là:

– Sản phẩm phong phú, đa dạng, đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp, luôn luôn nở nụ cười với thực khách, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thật gần gũi và ấm cúng…

– Cửa hàng sẽ là nơi thư giãn của mọi khách hàng, là nơi gặp gỡ giao lưu bạn bè thú vị sau những khoảng thời gian mệt mỏi.

– Tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng.

+  Luôn mang lại sự hài lòng về trà sữa.

+  Phong cách phục vụ của nhân viên năng đông, thân thiên… tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.

+  Chất lượng âm thanh ánh sáng tốt với những giai điệu du dương tạo một cảm giác thư thái cho khách hàng.

+  Không gian trang trí xinh xắn bắt mắt tạo một cảm giác thư thái cho khách hàng.

Về mục tiêu lợi nhuận, cửa hàng phấn đấu: Đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động, thậm chí là vào khoảng 6 tháng đầu hoạt động.

2.3.2. Môi trường chính trị – pháp luật

Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh,v.v.. thời gian qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng,và mang lại sự an tâm cho các nhà kinh doanh. Trà sữa một không gian thư giãn sẽ mang lại cho chúng ta một cảm giác thoải mái sau một ngày làm viêc mệt nhọc. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Song vẫn còn nhiều ý kiến phàn nàn (vừa thừa, vừa thiếu, thiếu đồng bộ, chồng chéo).
Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, do vậy việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với các luật lệ quốc tế là điều vô cùng cấp thiết. Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị trường đã được ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật đã bao quát một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn. Chất lượng các văn bản được nâng cao hơn. Những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua không chỉ đáp ứng những thông lệ quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO mà còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Vì thế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nứơc ngoài đầu tư đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, chính sách tôn giáo của ta là tự do tín ngưỡng. Điều đó đã giúp cho việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không bị ràng buộc như ở một số nứơc khác trên thế giới. Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng hệ thống thể chế pháp luật nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập,vướng mắc. Các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay có thể nói đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, thiếu hệ thống, thiếu sự tập trung thống nhất, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm, … Vì thế kinh doanh một loại nước uống như trà sữa sẽ giúp doanh nghiệp tốn ít chi phí vào việc thuế.

2.3.3. Môi trường tự nhiên công nghệ

Việt Nam đặc biệt phong phú về nguồn dược liêu, nguyên liệu cho việc sản xuất hàng tiêu dùng và mọi mặt.

– Trong điều kiện nền công nghệ nước ta còn nhiều yếu kém, những công nghệ không tiên tiến.

– Việc thay đổi công nghệ trong sản xuất tại các nhà máy là ít, ngay cả khi viêc đó đã được thực hiện ở các chi nhánh các thị trường khác. Thường chỉ có sự thay đổi khi đòi hỏi của việc cạnh tranh.

2.3.4. Văn hóa – xã hội

– Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc.

– Văn hóa vùng miền, tỉnh thành phố, quận huyện, làng xã.

– Có sự tiếp thu văn hóa từ các quốc gia khác, ngày càng rõ, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởng thụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc… Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại cuộc sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến,lễ giáo như Việt Nam.

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH

Chọn đúng loại sản phẩm phù hợp với nguồn lực hiện có của bản thân (nguồn vốn, nguồn nhân lực, …) mà vẫn đảm bảo đáp ứng thõa mãn của khách hàng. Vì thế, người lập kinh doanh phải xác định cho được nhu cầu của thị trường mục tiêu, và thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tối đa, hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh.

Cụ thể hóa mục tiêu chung trên, chủ kinh doanh phải làm sản phẩm mình là một sản phẩm độc đáo có ấn tượng riêng biệt trong tâm trí khách hàng, đó phải là sự lựa chọn đầu tiên khi khách hàng có nhu cầu.

Sau khi đã chọn được sản phẩm và đối tượng khách hàng của mình chủ kinh doanh phải tiến hành xây dựng thương hiệu trên thị trường, tạo nên uy tín cho cửa hàng của mình.

Suy cho cùng, mục tiêu sâu xa  và cụ thể nhất của việc kinh doanh là lợi nhuận, có lợi nhuận để duy trì và phát triển sự tồn tại của kinh doanh.

3.2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG

Người tiêu dùng: cá nhân, sinh viên từ 14 tuổi đến 25 tuổi, có thu nhập từ 2 – 3.5 triệu đồng/ tháng.

+ Xét về khả năng đo lường: Đây là thị trường hoàn có khả năng đo lường được, quận Thủ Đức có khoảng hơn 500 ngàn sinh viên, một thị trường hấp dẫn cho việc kinh doanh trong phân khúc này.

+ Xét về tầm quan trọng: Phân khúc có khả năng đem lại một khoản lợi nhuận đủ lớn. Theo khảo sát trong 300 sinh viên, có 251 sinh viên (khoảng 85%) cho rằng có thói quen học nhóm hoặc làm tiểu luận cũng như các cuộc gặp gỡ bạn bè tại các quán trà sữa.

+ Xét về khả năng tiếp cận: Đây là phân khúc chúng ta có khả năng tiếp cận được nhờ vào số lượng đông đảo và tâm lí khách hàng thích khám phá, ưa thích phiêu lưu vì khi sử dụng sản phẩm họ có phiêu lưu đôi chút, vì họ có độ nhạy cảm cao.

+ Xét về tính khác biệt: Phân khúc có đặc tính khác biệt về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ giáo dục khá rõ ràng.

+ Xét về khả năng hành động: Phía chủ kinh doanh hoàn toàn có thể thực hiện những chương trình tiếp thị hiệu quả để thu hút và thỏa mãn nhu cầu của phân khúc mà không tốn nhiều kinh phí.

Tóm lại, đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhiều người bán và nhiều người mua, việc tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường khá dễ dàng.

3.3. ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM

Tình hình thực tế, chủ kinh doanh có thể phối hợp 2 chiến lược sau để tạo chỗ đứng cho sản phẩm cũng như ý tưởng của sản phẩm trong tâm trí khách hàng:

* Định vị sản phẩm có liên hệ với đối thủ cạnh tranh: Trên địa bàn quận Thủ Đức đa phần các quán trà sữa thường là lạnh với mục đích gần như giải khát, và thường cố định chủng loại không thay đổi làm đa dạng sản phẩm hoặc ở dạng khác là có thật nhiều loại sản phẩm hầu như không có chủng loại sản phẩm chiến lược. Vì thế, ngay lúc này chúng ta ra một cửa hàng với những đắc tính khác biệt với đối thủ cạnh tranh là hoàn toàn hợp lí, có thể khẳng định được nhãn hiệu chất lượng của mình.

* Định vị theo sản phẩm có liên hệ với thuộc tính của sản phẩm: Do thuộc tính của trà sữa làm cho chúng ta đẹp da, giữ tinh thần sản khoái trong công việc nên chúng ta phải tận dụng đắc tính này để gây ấn tượng trà sữa trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, điều đó không thể gây khác biệt được giữa của hàng của mình với đối thủ cạnh tranh. Chúng ta cần khẳng định mạnh về thuộc tính hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, theo công thức chế biến đặc trưng riêng biệt. Bên cạnh đó, chúng ta phải nêu bậc được những sản phẩm chiến lược được tạo ra theo thời tiết, theo mùa (nóng và lạnh).

3.4.           PHÂN TÍCH CÁC TÍNH NĂNG VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM

3.4.1. Sản phẩm (Product)

3.4.1.1. Đặc điểm sản phẩm

Đây là cửa hàng có những sản phẩm đặc trưng theo thời tiết:

+ Vào những khi thời tiết nóng bức, cửa hàng sẽ tung ra sản phẩm có vị chua chua ngọt ngọt đặc biệt. Đó là sản phẩm có sự kết tinh từ hai loại nguyên liệu thanh nhiệt bỗ dưỡng đặc biệt: vị chua chua của sữa chua do chính của hàng tự làm theo đúng quy trình kĩ thuật và vị mật ong tự nhiên tạo vị ngọt thanh dễ chịu.

+ Vào những khi thời tiết trở lạnh, cửa hàng sẽ phục vụ loại trà sữa ấm cay đặc trưng. Đó là trà sữa gừng nóng. Sản phẩm này sẽ tạo cảm giác ấm áp cho khách hàng, và sẽ đi sâu vào tâm trí khách hàng. Mỗi khi thời tiết se lạnh khách hàng sẽ nghĩ ngay đén cửa hàng chúng ta với món trà sữa gừng nóng thật sự sảng khoái.

Đồng thời, cửa hàng vẫn không bỏ qua các loại trà sữa thông thường đang có trên thị trường đặc biệt là của đối thủ cạnh tranh như: trà sữa trân châu, trà sữa thạch nho, trà sữa táo, trà sữa hương các loại trái cây, trà sữa socola, … và cả kem, kem tình nhân, nước ép sinh tố trái cây,  cà phê sữa đá, … như thế sẽ làm cho sản phẩm thêm phong phú và đa dạng, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng đặc biệt là khách hàng ở lứa tuổi có độ nhạy cảm cao, thích sự đa dạng. Tuy nhiên, đây vẫn là sản phẩm phụ, cửa hàng phải luôn đặt trọng tâm vào những sản phẩm chiến lược của mình.

Bên cạnh đó, cửa hàng còn kèm thêm cho các khách hàng các món ăn kem như: bánh tráng, khoai tây chiên, nui xào, mì xào, bò viên, gỏi cuốn, v.v… cùng nhiều dịch vụ hấp dẫn khác.

3.4.1.2. Nguyên vật liệu và nhà cung cấp

Các nguyên liệu trà sữa gồm có:

+ Bột (bột sủi, bột plan dưa gang, bột plan khoai môn…)

+ Bột sữa, sữa tươi…

+ Trà (lục trà, hồng trà…)

+ Hạt (hạt trái cây, thạch thủy tinh xoài, trân châu caramel…)

+ Siro (các loại siro trái cây)

+ Gừng củ (dành cho sản phẩm khi vào mùa lạnh)

Cửa hàng kinh doanh lâu dài, nên uy tín của cửa hàng trong lòng khách hàng là hết sức quan trọng. Song song với điều đó, thì nhà cung cấp có uy tín có chất lượng có thể cung ứng lâu dài là điều không thể bỏ qua. Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ và lựa chọn khéo léo nhà cung ứng của mình sao cho phù hợp, chất lượng và uy tín. Điều đó không những có lợi cho bản thân cửa hàng mà còn có lợi cho sức khỏe của khách hàng.

Những nguyên liệu trên được mua từ công ty TNHH – TM Xuân Thịnh; địa chỉ 24 Hoa Phượng, phường 2, quận Phú Nhuận. Công ty này chuyên cung cấp sỉ và lẻ nguyên liệu trà sữa, siro, bột bánh plan, bột sữa, hương liệu, các loại hạt dùng cho trà sữa từ Đài Loan. Với bảng giá như sau cùng với giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

3.4.1.3. Quyết định tạo nhãn hiệu

Với những thuộc tính trên của sản phẩm, chúng ta đặt cửa hàng với tên: Trà sữa Smile – Điểm hẹn cho sinh viên.

Logo dự thảo như sau:

Nhãn hiệu này mang nhiều ý nghĩa như:

+ Thuộc tính: Trước hết, đây là nhãn hiệu mang lại trong tâm trí khách hàng với một thuộc tính quan trọng là giá cả bình dân phải chăng dành cho sinh viên. Sau đó, chủ kinh doanh sẽ xây dựng thương hiệu này với những thuộc tính khác ưu việt hơn: ngon, bổ, rẻ, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ chu đáo, có nhiều dịch vụ khác thú vị.

+ Lợi ích: Suy cho cùng khách hàng không mua những thuộc tính mà họ mua lợi ích. Đến với thương hiệu này, khách hàng sẽ thấy được lợi ích chức năng “Tôi có thể tiết kiệm được tiền mà vẫn được thưởng thức trà sữa thơm ngon”(thuộc tính giá phải chăng và ngon), “Tôi hoàn toàn có thể an tâm về sức khỏe cũng như sự an toàn khi dung sản phẩm này”(thuộc tính an toàn vệ sinh) hoặc “Tôi hoàn toàn thoải mái và tiện lợi khi bước vào quán này” (thuộc tính dịch vụ thú vị), …

+ Tính cách: Sản phẩm thể hiện sự hồn nhiên, năng động của lứa tuổi sinh viên. Thay vì thường xuyên lui tới những tụ điểm như vũ trường, karaoke, … thì những khách hàng của chúng ta hẹn gặp nhau tại quán trà sữa sẽ làm cho họ cảm thấy mình thanh lịch, trang trọng hơn.

Khi tạo nhãn hiệu như vậy, chúng ta sẽ có cơ hội thu hút được khách hàng trung thành, khiến cho ta có nhiều thế hơn đối thủ cạnh tranh, nhãn hiệu tốt sẽ tạo lập được ấn tượng tốt cho cửa hàng.

3.4.2. Giá (Price)

Theo kết quả khảo sát tại địa bàn dự định xâm nhập thì giá của sản phẩm này dao động từ 11.000 – 15.000 đồng/ly.

Cùng kết quả khảo sát, với câu hỏi: “Bạn sẳn lòng bỏ ra bao nhiêu tiền cho một ly trà sữa mà bạn hài lòng?”, câu trả lời được tổng hợp dưới biểu đồ sau:

Chúng ta cần phải xem xét các yếu tố sau trước khi đưa ra quyết định định giá:

* Yếu tố bên trong:

+ Mục tiêu kinh doanh lâu dài, tối đa hóa lợi nhuận, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường cũng như hạn chế cạnh tranh, bảo vệ uy tín sản phẩm.

+ Đây là mặt hàng đặt thù rất khó tăng giá trong tương lai, vì thế cần phải phải cân nhắc thật cẩn thận khi ra quyết định sao cho tối đa hóa lợi nhuận và giữ vững uy tín với khách hàng.

+ Chi phí cố định: Đây là loại chi phí bỏ ra không thay đổi theo sản xuất hoặc doanh thu như: tiền thuê mướn mặt bằng, tiền bàn ghế, tiền thuê mướn nhân viên, tiền Wifi cho dịch vụ, tiền điện chiếu sáng và máy điều hòa …

+ Chi phí biến đổi: Đây là loại chi phí thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất như nguyên vật liệu (trà, sữa, các loại hạt, …), các phụ tùng kèm theo (ly nhựa cho khách hàng mua về, …), v.v…

Tóm lại, chi phí ước tính dao động khoảng 9.500 – 11.500 đồng/ ly trà sữa (chưa tính các thuế, và chi phí cố định trong kinh doanh).

* Yếu tố bên ngoài:

+ Đây vẫn là một thị trường hấp dẫn, có số lượng khách hàng đông đảo.

+ Giá cả của đối thủ cạnh tranh ở khoảng từ 12.000 đến 15.000 đồng/ ly. Tuy nhiên, nhận định chung cho thấy các đối thủ cạnh tranh chưa có những chuyên biệt về sản phẩm, không đề cao yếu tố chất lượng. Thật ra, vẫn có một số địa điểm đảm bảo yếu tố trên nhưng phân khúc của họ không nằm trong đối tượng khách hàng của chúng ta. Vì thế, với sản phẩm có chất lượng ngon, bổ, rẻ, an toàn vệ sinh của chúng ta sẽ có nhiều ưu thế hơn, chủ động hơn về việc định giá.

Sau khi xem xét những yếu tố trên cho thấy, chúng ta chọn mức giá  15.000 đồng/ ly trà sữa Gừng nóng và Trà sữa chua ngọt. Ở mức giá này vẫn chúng ta có thể đảm bảo được doanh thu. Nếu chúng ta vượt lên đến 16.000 đồng thì sẽ mất rất nhiều doanh thu (khoảng 39.2 – 42.7%). Nếu như chọn mức giá 10.000 – 12.000 đồng thì chúng ta có nhiều khách hàng nhưng chưa hẳn đã tối đa được lợi nhuận. Mặc dù mức giá này có mức cao hơn so với một số đối thủ nhưng điều đó làm cho tâm lí khách hàng an tâm hơn, vì đây là sản phẩm có chất lượng cao với mức giá như thế là hoàn toàn hợp lí.

Bên cạnh đó, các mức giá cho các sản phẩm phụ kèm khác có thể ngang bằng bám sát với giá của thị trường hiện tại. Các mức giá đó như sau:

CÁC LOẠI THỨC UỐNG

1. Trà sữa Gừng nóng

2. Trà sữa Chua ngọt

3. Trà sữa trân châu

4. Trà sữa thạch nho

5. Trà sữa thạch táo

6. Trà sữa hương các loại trái cây

7. Trà sữa socola

8. Lipton

9. Cà phê đá

10. Cà phê sữa đá

11. Yaua

12. Nước ép sinh tố

13. Kem

14. Kem tình nhân15.000đ

15.000đ

16.000đ

16.000đ

16.000đ

16.000đ

20.000đ

20.000đ

14.000đ

20.000đ

14.000đ

20.000đ

14.000đ

25.000đ

CÁC MÓN ĂN NHẸ

1. Bánh tráng

2. Khoai tây chiên

3. Nui xào/ Mì xào

4. Bò viên

5. Gỏi cuốn10.000đ

15.000đ

20.000đ

15.000đ

5.000đ

CÁC LOẠI TRÒ CHƠI MIỄN PHÍ

1. Cá ngựa

3. Cờ vua 2. Cờ tướng

4. Cờ tỉ phú

3.4.3. Phân phối (Place)

Địa điểm của cửa hàng chúng ta dự kiến sẽ đặt tại Làng đại học, quận Thủ Đức. Đó là nơi có mặt bằng rộng, trung đường qua trung tâm thành phố, là trung tâm tập trung một lượng lớn đông đảo sinh viên, gần những khu vui chơi giải trí. Mặt đường rộng, giao thông thuận tiện, thông thoáng. Cố gắng trồng hoặc trang trí nhiều cây xanh, giữ không khí yên tĩnh. Bài trí không gian chung trang nhã, thân thiện, ấm cúng. Trong bài trí chọn những tong màu sang cùng những họa tiết vui nhộn, hóm hỉnh nhưng văn hóa, dễ thương. Thiết kế không gian có những cột nước tạo cảm giác mát mẻ, thoáng và đặc biệt lãng mạn.

3.4.4. Chiêu thị (Promotion)

Phát tờ rơi quảng cáo tại các trường Đại học và trung học, các công ty, văn phòng (1000 tờ rơi phát trong tháng đầu, sau đó có thể cân nhắc phát thêm hay không). Mỗi tờ rơi giảm 10% cho 1 ly trà sữa hoặc 1 món ăn, nhưng không cộng gộp với nhau hoặc với thẻ Khách hàng thân thiết.

Tặng thẻ Khách hàng thân thiết (KHTT): nếu uống trên 10 lần ở quán trong 1 tháng sẽ được giảm giá 10% cho bất cứ đồ uống hay món ăn nào do chủ thẻ (lưu ý chỉ có tác dụng cho chủ thẻ). Thẻ chỉ có tác dụng trong tháng. Thẻ được đánh dấu bằng chữ ký của nhân viên, ngày tháng, …

Tặng thẻ Khách hàng VIP, khách hàng có thẻ KHTT 6 tháng bất kỳ sẽ nhận được thẻ VIP và được giảm 20% cho bất cứ đồ uống hay món ăn nào do chủ thẻ (lưu ý chỉ có tác dụng cho chủ thẻ). Thẻ có tác dụng cả năm.

Quảng cáo trên Internet, đầu tiên sẽ lập 1 trang web tên là trasuasmile.com.vn, sau đó sẽ đăng quảng cáo trên các trang web như 24h.com.vn, zing.vn…..bằng các banner hoặc đường dẫn đến trang web.

– Cửa hàng sẽ thường xuyên có những chương trình khuyến mại thức uống và những sự kiện như Giáng sinh, lễ Tình nhân, lễ Tạ ơn, ngày của Cha và ngày của Mẹ.

– Chiến lược quảng cáo của cửa hàng là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một sản phẩm trà sữa ngon, bổ, rẻ và an toàn vệ sinh. Cửa hàng sẽ đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí như trên báo Hoa học trò, sinh viên, Mực tím nhằm quảng bá thương hiệu, đem thương hiệu đến nhiều đối tượng khách hàng.

– Cửa hàng sẽ chủ động trang trí cửa hàng theo lễ hội cũng như thực hiện chiến lược khuyến mại vào các ngày này. Vào ngày lễ tình nhân, trang trí quá theo phong cách của tình yêu, thay màu đèn trang trí, làm mới chỉnh chu hơn cho bảng tên của quán. Khuyến mại thức ăn kèm theo cho những đối tượng cặp đôi khi đến quán, … Vào ngày lễ Giáng sinh, trang trí thêm vài cây thông trong quán cạnh các bàn sẽ tạo cảm giác ấm cúng, lung linh cho khách hàng khi vào quán … và chúng ta cũng tặng thêm các vật dụng kỉ niệm hoặc các món ăn kèm theo nhằm kích thích khách hàng.

– Ngày khai trương quán chúng ta có thể mời một vài nhân vật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ tham dự có thể thu hút một lượng lớn khách hàng. Nếu ngày khai trương được tổ chức trong thời gian này, chúng tôi sẽ mời nhóm thực hiện chương trình DamTV đến tham dự. Đây là những nhân vật hài hước nhưng có được sự ưu ái rất lớn trong lòng các bạn sinh viên trẻ.

CHƯƠNG 4: NHẬN ĐỊNH RỦI RO

Khi ta muốn kinh doanh một mặt hàng nào đó thì đầu tiên ta phải xác định khách hàng. Việc này là bước đầu tiên quan trọng. Bởi vì phân khúc chính là nguồn doanh thu của mình, nếu không có phân khúc chính xác hay nói cách khác là không có khách hàng thì việc kinh doanh sẽ gặp rất nhiều những khó khăn. Nếu chúng ta không xác định được đối tượng mình nhắm đến thì sẽ gây khó khăn trong việc lập bảng giá. Kinh doanh quán trà sữa thì yếu tố khách hàng là rất quan trọng. Khi xác định không đúng đối tượng khách thì ta sẽ gặp khó khăn trong việc trang trí quán, bài trí và menu của quán. Ví dụ: chúng ta mở quán trà sữa nhắm đến đối tượng sinh viên, mà sinh viên có rất nhiều tầng đối tượng như sinh viên nghèo, sinh viên có mức sống khá giả và sinh viên giàu, sinh viên ở nhà trọ, sinh viên sống ở thành phố… Nếu ta chọn lựa khách hàng là sinh viên giàu, mà trong khi vốn của ta chỉ có tầm 50 triệu thì việc này là sai lầm. Vì những sinh viên này chỉ thích đi những quán cà phê có phong cách riêng, độc đáo trong cách trang trí trong khi ta với số vốn ấy thì không đủ cho việc trang trí chưa tính đến việc nhập hàng và pha chế.

4.1.2. Xác định phong cách quán không phù hợp với thời đại

“Cà phê Báo” – một quán cà phê rất nhiều báo, dành riêng cho dân báo chí gặp gỡ, đọc, tìm tư liệu và bình luận. Nghe mọi thứ đều rất hấp dẫn, mới, nhưng quán vắng đến… quặn lòng. Vì ông chủ không hiểu một điều đơn giản, đó là: Thời đại Internet, muốn tìm thông tin chỉ lên mạng tìm kiếm mất vài giây là xong. Không ai mò tư liệu như thời các cụ. Phóng viên ngồi quán là để chuyện phiếm, hóng hớt được gì là sục đi làm ngay chứ đâu phải để… đọc báo cũ. Thế là quán mở ra, đối tượng tiềm năng của quán thấy không có gì “nóng” ở đó, còn đối tượng khác cũng chẳng tìm được gì hay ho trong cái quán không dành cho mình. Đây là ví dụ điển hình cho việc xác định phong cách quán không phù hợp với thời đại.

4.1.3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh không phù hợp

Mỗi một khu vực, địa điểm có một thế mạnh và điểm yếu riêng. Kinh doanh quán trà sữa dành cho sinh viên thì ta phải mở quán gần các trường học (đại học, trung học phổ thông) và ta phải tìm hiểu xung quanh khu vực đó, sở thích của sinh viên trường đó. Ví dụ như ta mở gần trường đại học Khoa học xã hội nhân văn thì ta nên trang trí quán sao cho trang nhã mà độc đáo, và ta phải xác định giá cả chung của khu vực đó sao cho giá của quán chúng ta cạnh tranh được với quán khác.

4.1.4. Chưa có kế hoạch marketing hiệu quả

Khi mở quán, ta không phải cứ mở quán là có khách. Ta phải lên kế hoạch marketing một cách chi tiết để thu hút khách hàng mới cũng như giữ khách hàng cũ. Ta phải xây dựng được thương hiệu của quán. Đây là việc quan trọng, quán không có thương hiệu riêng thì rất dễ bị quên lãng và kinh doanh không hiệu quả.

4.1.5. Khó khăn trong việc quản lý nhân viên khi mình không có mặt ở quán

Không quản lý được đội ngũ nhân viên là một trong những rủi ro rất lớn trong việc thu hút khách hàng. Khi ta đến một quán trà sữa thì phong cách phục vụ của nhân viên là một điều đáng chú ý sau phong cách quán. Nhân viên của quán luôn luôn phải niềm nở tiếp đón khách và không được tỏ thái độ khinh khi, bất cần với khách hàng. Nếu chỉ cần một nhân viên tỏ thái độ như vậy thì danh tiếng cũng như uy tín của quán đã giảm xuống. Việc có được một quản lý giỏi cũng như một đội ngũ nhân viên tốt là một việc khó khăn khi ta vắng mặt ở quán.

4.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Xuất phát từ những rủi ro có thể xảy ra như trên chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh cụ thể để việc kinh doanh có hiệu quả cao.

+ Xác định rõ ràng và chính xác phân khúc thị trường của mình: Như đã xác định thị trường của mình là đối tượng sinh viên ở độ tuổi 14 – 25 có mức thu nhập từ 2 – 3.5 triệu đồng/ tháng. Vì thế, những sản phẩm của mình đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ của phân khúc đó. Nghĩa là chúng ta phải đảm bảo về cả chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ. Sản phẩm chúng ta phải có màu sắc đẹp, ngon, dinh dưỡng và vệ sinh. Điều đó sẽ hoàn toàn khác với đối tượng 6 – 10 tuổi thường thích sản phẩm có màu sắc lòe loẹt mà không quan tâm nhiều đến các yếu tố khác như vệ sinh, dinh dưỡng, … hoặc khác với lứa tuổi 45 – 50 thường ưu tiên cho chất lượng mà không để tâm nhiều đến màu sắc của sản phẩm.

+ Xác định được phong cách của quán sao cho phù hợp với thời đại: Đối với yếu tố này, thị trường của chúng ta phải theo tong hiện đại, có thể cung cấp các dịch vụ trí tuệ như chơi cờ tướng, cờ vua, … hoặc vẽ tranh tự do lên tường theo ý thích của mình. Cung cấp các dịch vụ cốt yếu mà khách hàng thật sự cần như wifi để hỗ trợ việc học tập của khách hang.

+ Lựa chọn địa điểm thích hợp: Với số lượng sinh viên đông đảo thì Làng đại học tại quận Thủ Đức là một địa điểm thật sự hấp dẫn cho chúng ta kinh doanh. Tuy nhiên không thể nói chung chung như vậy được, địa điểm chúng ta lựa chọn phải có sự thông thoáng trong lưu thông, gần đường xá, không gian yên tĩnh, mát mẻ, có nhiều cây xanh, …

+ Chuẩn bị khâu marketing một cách khoa học và cẩn thận từ những khâu nhỏ nhất như: khi khảo phải bao trùm các các đối tượng từ những khu vực thư viện, căn tin đến các khu thể thao gần đó, v.v…, hoặc nghiên cứu kĩ lưỡng, khách quan những nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tránh bóp méo, áp đặt nhận thức chủ quan trong quá trình đánh giá, giúp chúng hạn chế những sai lầm đáng tiếc.

+ Nâng cao công tác quản lí nhân viên: Ngay khi nhận nhân viên vào làm việc phải đặt cao tiêu chí ân cần khi phục vụ, những nhân viên đảm bảo được điều đó sẽ giúp cho chúng ta xây dựng được uy tín của quán, cũng như lôi kéo được những khách hàng mới và khách hàng cũ. Ngược lại, nếu nhân viên chúng ta có thái độ thiếu lễ độ, khinh miệt thậm chí là thờ ơ với khách hàng cũng ảnh hưởng xấu đến quán. Vì thế, khi đã có đội ngũ nhân viên giỏi chúng ta phải luôn thường xuyên nhắc nhở, chỉnh đốn lại nhân viên của mình về thái độ với khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Marketing căn bản, trường ĐH Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.

2. http://vietbao.vn

3. http://www.tinmoi.vn

4. http://hcm.24h.com.vn

5. http://www.baomoi.com

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.. 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Hiện trạng kinh doanh của ngành. 2

1.3. Nhu cầu sử dụng của khách hàng. 2

1.4. Các đối thủ hiện tại 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN.. 5

2.1. HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM… 5

2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. 5

2.1.2. Nhóm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. 5

2.1.2.1. Các yếu tố văn hóa. 5

2.1.2.2. Những yếu tố xã hội 6

2.1.2.3. Những yếu tố cá nhân. 7

2.1.2.4. Những yếu tố tâm lý. 8

2.1.3. Thực tế đề tài 9

2.2. HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN TẠI. 10

2.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA SẢN PHẨM. 11

2.3.1. Môi trường kinh tế. 11

2.3.2. Môi trường chính trị – pháp luật 12

2.3.3. Môi trường tự nhiên công nghệ. 13

2.3.4. Văn hóa – xã hội 13

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH.. 14

3.1. MỤC TIÊU.. 14

3.2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG.. 14

3.3. ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM… 15

3.4.    PHÂN TÍCH CÁC TÍNH NĂNG VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM… 16

3.4.1. Sản phẩm (Product). 16

3.4.1.1. Đặc điểm sản phẩm.. 16

3.4.1.2. Nguyên vật liệu và nhà cung cấp. 16

3.4.1.3. Quyết định tạo nhãn hiệu. 20

3.4.2. Giá (Price). 21

3.4.3. Phân phối (Place). 24

3.4.4. Chiêu thị (Promotion). 24

CHƯƠNG 4: NHẬN ĐỊNH RỦI RO.. 26

4.1. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA VỚI SẢN PHẨM KINH DOANH.. 26

4.1.1. Xác định sai phân khúc thị trường. 26

4.1.2. Xác định phong cách quán không phù hợp với thời đại 26

4.1.3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh không phù hợp. 27

4.1.4. Chưa có kế hoạch marketing hiệu quả. 27

4.1.5. Khó khăn trong việc quản lý nhân viên khi mình không có mặt ở quán. 27

4.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH.. 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 29